Giáo án Tin học 6 tiết 23 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính

- Các em cũng thường nghe nói đến tệp danh sách học sinh, tệp trò chơi, tệp chương trình Người ta còn thường gọi một tên khác nữa là File, có tài liệu còn gọi là tập tin.

- Vậy tệp tin là gì?

- Học sinh: là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

- Giáo viên mở rộng ra thêm về tệp tin: Tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa vài kí tự hoặc có thể là rất lớn chứa nội dung của cả quyển sách này.

- Tệp tin có thể tồn tại ở những dạng nào?

- Học sinh:có thể tồn tại ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, các chương trình ứng dụng,

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 23 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23
Ngày dạy: 2/11/2009
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
I. Mục tiêu
Kiến thức
Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trong máy tính như tệp, thư mục, đường dẫn, ổ đĩa.
Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tao ra, lưu trữ và quản lí thông tin trong máy tính.
Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ – con của thư mục.
Liệt kê các thao tác chính đối với tệp và thư mục.
Kỹ năng
Thao tác trên tệp và thư mục.
Thái độ
Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị
Thầy giáo
Phòng máy
Học sinh
Xem trước bài học ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề
Diễn giải
Đàm thoại, thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Không 
Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung ghi của trò
* Nội dung 1: Giới thiệu bài mới
Máy tính là nơi chứa rất nhiều các thông tin cá nhân, tập thể, và tùy theo nhu cầu mà trong máy có thể có nhiều thông tin tương tượng nhau. Nếu thông tin không được sắp xếp theo trình tư thì việc truy cập thông tin trong máy tính gây nhiều ảnh hưởng khó khăn cho người dùng. 
Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em có khả năng tổ chức lại thông tin trong máy tính một cách có hệ thống.
* Nội dung 2: Tệp tin.
Giáo viên cho các em quan sát hình cây thư mục trong máy tính ví dụ như: 
Em có thể thấy trênhình biểu tượng tương ứng của các thiết bị nhớ (ổ đĩa) cùng các thư mục và tệp khác nhau.
Các em cũng thường nghe nói đến tệp danh sách học sinh, tệp trò chơi, tệp chương trình Người ta còn thường gọi một tên khác nữa là File, có tài liệu còn gọi là tập tin.
Vậy tệp tin là gì?
Học sinh: là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
Giáo viên mở rộng ra thêm về tệp tin: Tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa vài kí tự hoặc có thể là rất lớn chứa nội dung của cả quyển sách này.
Tệp tin có thể tồn tại ở những dạng nào?
Học sinh:có thể tồn tại ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, các chương trình ứng dụng,
Các tệp tin được phân biệt với nhau như thế nào?
Học sinh: Các tệp tin được phân biệt với nhau nhờ tên tệp.
Tên tệp = phần tên.phần mở rộng
Ví dụ: Baitap.doc
Bangtinh.xls
Phần mở rộng không nhất thiết phải có trong tệp. Người ta căn cứ vào phần đuôi để biết được thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, chương trình.
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
1. Tệp tin
Thông tin trên đĩa được tổ chức theo hình cây gồm các tệp và thư mục.
Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
Củng cố và luyện tập
Tệp tin là gì?
Cách phân biệt các tệp tin với nhau?
Tên tệp tin được đặt theo quy tắc nào? Cho ví dụ.
Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ
Chuẩn bị bài mới (phần còn lại).
V. Rút kinh nghiệm:
Ä- Kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Kĩ năng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Tồn tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Hướng khắc phục: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

File đính kèm:

  • docTIET 23.doc