Giáo án Tin học 6 kì 2
Bài thực hành 7
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ văn bản chữ Việt và lưu trữ văn bản
- Thực hiện các thao tác định dạng kí tự, đình dạng đoạn văn bản
- Thực hiện được các thao tác thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
- Thực hiện được các thao tác căn lề hai bên, căn lề trái, căn lề phải, căn giữa.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự, đình dạng đoạn văn bản
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Gi¸o tr×nh, phßng m¸y.
dung định dạng kí tự. Cho học sinh quan sát thanh công cụ . GV:Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách. GV:Giới thiệu cách định dạng kí tự. GV:Nêu các tính chất định dạng kí tự. GV:Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh và cho HS xem các nút lệnh GV:Giới thiệu cách mở hộp thoại Font GV:Đưa hộp thoại Font lên cho HS quan sát GV:Giới thiệu các nơi định dạng GV:Chú ý nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. GV:Cho HS ghi phần ghi nhớ HS nhận xét sự khác biệt giữa hai văn bản HS phát biểu HS phát biểu HS:Quan sát và trả lời các câu hỏi 1. Định dạng văn bản Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu). Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cụa đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết. - Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. 2.Định dạng kí tự -Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhiều nhóm kí tự. -Các tính chất phổ biến gồm: +Phông chữ +Cỡ chữ +Kiểu chữ +Màu chữ a)Sử dụng các nút lệnh: +Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font và chọn Font thích hợp. +Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết. +Kiểu chữ: Nháy nút Bold là chữ đậm Nháy nút Italic là chữ nghiêng Nháy nút Underline là chữ gạch chân. +Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color và chọn màu chữ thích hợp. b)Sử dụng hộp thoại Font -Chọn Format à Font => Xuất hiện hộp thoại Font: +Font: Chọn font chữ thích hợp +Font Style: Chọn kiểu chữ thích hợp +Size: Chọn cỡ chữ mong muốn +Font color: Chọn màu chữ - Nháy OK để xác nhận lựa chọn 4. Củng cố, dặn dò: - Củng cố: Nhắc lại một số thao tác định dạng kí tự - Dặn dò: về nhà học bài, xem trước bài 17 Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 47, 48 Bài 17 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản 2. Kĩ năng: - Thực hiện được một số thao tác định dạng đoạn văn cơ bản. 3. Thái độ: - Hứng thú học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Gi¸o tr×nh, phßng m¸y. - HS: Vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Định dạng văn bản là gì? Nêu các tính chất của định dạng kí tự, trình bày thao tác định dạng kí tự bằng cách sử dụng hộp thoại Font 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS so sánh hai văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng Hãy đưa ra nhận xét về định dạng GV:Giới thiệu định dạng đoạn văn. GV:Giới thiệu các nút lệnh định dạng đoạn văn GV:Cho HS quan sát tờ giấy in các nút lệnh và trả lời các câu hỏi GV:Giới thiệu hộp thoại Paragraph GV:Đưa tờ giấy có in hình hộp thoại Paragraph lên cho HS quan sát và giới thiệu HS:Quan sát và nghe giải thích sau đó ghi vào tập HS nhận xét sự khác biệt giữa hai văn bản HS phát biểu HS:quan sát và trả lời HS: Để định dạng đoạn văn, em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: HS: Nút dùng để căn lề trái Nút dùng để căn đều hai bên Nút dùng để căn giữa Tiết 1 1.Định dạng đoạn văn -Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: + Kiểu căn lề + Vị trí lề của cả đoạn văn + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. 2.Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn -Để định dạng đoạn văn, em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: +Căn lề: Nút lệnh (Left) căn lề trái Nút lệnh (Center) căn giữa Nút lệnh (Right) căn lề phải Nút lệnh (Justify) căn đều hai bên +Thay đổi lề cả đoạn văn: Nút lệnh (Increase) tăng lề trái Nút lệnh (Decrease) giảm lề trái +Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nút lệnh (Line Spacing) chọn số. 3.Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph -Chọn Format àParagraph è Xuất hiện hộp thoại Paragraph +Alignment: Căn lề +Indentation: Khoảng lề của cả đoạn +Spacing: khoảng cách đoạn văn trên và dưới +Line Spacing: Khoảng cách giữa các dòng - Chọn Ok để xác nhận định dạng 4. Củng cố, dặn dò: - Củng cố: Nhắc lại một số thao tác định dạng cơ bản - Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài thực hành 7 Tuần 26 Ngày soạn: Tiết 49, 50 Bài thực hành 7 EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ văn bản chữ Việt và lưu trữ văn bản - Thực hiện các thao tác định dạng kí tự, đình dạng đoạn văn bản - Thực hiện được các thao tác thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ. - Thực hiện được các thao tác căn lề hai bên, căn lề trái, căn lề phải, căn giữa. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự, đình dạng đoạn văn bản 3. Thái độ: - Hứng thú học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Gi¸o tr×nh, phßng m¸y. - HS: Vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. - HS: Ghi chép nội dung các yêu cầu thực hành trên máy tính. - GV: Hướng dẫn học sinh các bước thực hành và yêu cầu học sinh thực hành theo sự chỉ dẫn của giáo viên. B1: Khởi động Word và mở tệp củ đã lưu trong bài thực hành trước. B2: Hãy áp dụng các định dạng em biết để trình bày giống mẫu sau đây : B3: Lưu văn bản bằng tên cũ. HS: Thực hành trên máy tính - GV: Yêu cầu học sinh nhập nội dung sau: Bài thơ “ Trăng ơi “ - Thực hành cách định dạng văn bản. - HS: Thực hành trên máy tính - GV: Hướng dẫn học sinh các bước thực hành và yêu cầu học sinh thực hành theo sự chỉ dẫn của giáo viên. B1: Khởi động Word và mở tệp mới. B2: Hãy áp dụng các định dạng em biết để trình bày giống mẫu sau đây : B3: Lưu văn bản bằng tên Tre xanh. - HS: Thực hành trên máy tính - GV: Yêu cầu học sinh nhập nội dung sau : Bài thơ “ Tre xanh” - Thực hành cách định dạng văn bản. - HS: Thực hành trên máy tính - GV: Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành. Tiết 1 1. Mục đích yêu cầu: - Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản. 2. Nội dung: a) Định dạng văn bản: B1: Khởi động Word và mở tệp cũ đã lưu trong bài thực hành trước. B2: Hãy áp dụng các định dạng em biết để trình bày giống mẫu sau đây: + Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ Formatting + Sử dụng các hộp hội thoại Font, Paragraph. * Yêu cầu: - Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản. Đoạn cuối cùng ( Theo Trần Đăng Khoa) có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung. - Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng hai lề. Đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải. - Các khổ thơ được cách nhau một dòng. - Từ “trăng ơi” có kiểu chữ nghiêng. B3: Lưu văn bản bằng tên cũ. Trăng ơi Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ trên trước nhà Trăng ơi từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao gì chớp mi Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đã lên trời. (Theo Trần Đăng Khoa) Tiết 2 b) Thực hành: B1 : Khởi động Word và mở tệp mới. B2 : Hãy áp dụng các định dạng em biết để trình bày giống mẫu sau đây : * Yêu cầu: - Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản. Đoạn cuối cùng (Theo Nguyễn Du) có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung. - Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng hai lề. Đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải. - Các khổ thơ được canh giữa trang. B3 : Lưu văn bản bằng tên Tre xanh. Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Theo Nguyễn Duy) 4. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại một số thao tác cơ bản - Về nhà học bài, tiết sau làm bài tập Tuần 27 Ngày soạn: Tiết 51 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức đã học của chương IV từ bài 13 đến bài 17 ( Soạn thảo văn bản), làm các bài tập trong yêu cầu của chương. 2. Kỹ năng: - Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản. Luyện các kĩ năng địndạng kí tự, định dạng đoạn văn bản. - Nhận thức được ưu điểm của soạn thao văn bản trên máy tính. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: - Sgk, Sgv, giáo án, máy tính, máy chiếu, - Vở ghi, bút, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ sửa bài 3. bài tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Nêu các yêu cầu phần câu hỏi và bài tập 1 ( SGK – Tr67,68) - Gợi ý học sinh trả lời - Giải đáp một số câu hỏi và bài tập khó. - HS: Ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học. - GV: Nêu các yêu cầu phần câu hỏi và bài tập 2 ( SGK – Tr74,75) - Gợi ý học sinh trả lời - Giải đáp một số câu hỏi và bài tập khó. - HS: Ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học. - GV: Nêu các yêu cầu phần câu hỏi và bài tập 3 ( SGK – Tr81,82) - Gợi ý học sinh trả lời - Giải đáp một số câu hỏi và bài tập khó. - HS: Ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học. - GV: Nêu các yêu cầu phần câu hỏi và bài tập 4 ( SGK – Tr88,91) - Gợi ý học sinh trả lời - Giải đáp một số câu hỏi và bài tập khó. - HS: Ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học. * Bài tập 1 (SGK -Tr 67 - 68): a) Hãy liệt kê một số hoạt động hàng ngày của em có liên quan đến soạn thảo văn bản. b) Nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo. c) Liệt kê một số thành phần cơ bản trên cửa sỗ Word. d) Em đang soạn thảo một văn bản đã được lưu trước đó. Em gõ thêm được một số nội dung bất ngờ điện bị mất khi có điện mở lại văn bản đó, nội dung em vừa thêm có trong văn bản có bị mất không ? Vì sao? * Bài tập 2 (SGK -Tr 74 - 75): a) Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản. b) Em hãy cho biết máy tính sẽ xác định câu dưới đây gồm những từ nào? c) Theo em, tại sao không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu. d) Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột. Khi ta di chuyển con trỏ chuột con trỏ soạn thảo có di chuyển theo hay không? e) Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ hỗ trợ gì? * Bài tập 3 (SGK -Tr 74 - 75): a) Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản. b) Hãy nêu tác dụng của các lệnh Copy, Cut, Paste. c) Thực hiện các thao tác sau đây và cho nhận xét về kết quả: * Nháy đúp chuột trên một từ. * Nhấn phím Ctrl và nháy chuột trên một câu. * Đưa con trỏ chuột sang lề trái văn bản đến khi con trỏ chuột có hình mũi tên màu trắng và nháy chuột, nháy đúp chuột và nháy chuột liên tiếp ba lần. * Bài tập 4 (SGK -Tr 88 - 91): a) Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? b) Có cách nào để phân biệt một bộ phông chữ đã cài trong Windows có hỗ trợ Tiếng Việt không? c) Khi thực hiện lệnh định dạng cho một văn bản chúng ta có cần chọn cả đoạn văn bản hay không? 4. Củng cố, dặn dò - Củng cố: Nhắc học sinh cần thường xuyên thực hành các thao tác soạn thảo văn bản trên máy tính từ đó tích luỹ thêm được các kĩ năng soạn thảo văn bản. - Dặn dò: Đọc thêm tài liệu về soạn thảo văn bản và thực hành phần mềm Word trên máy tính, thực hành soạn thảo văn bản trên máy tính. Về nhà học bài tiết sau kiểm tra một tiết Tuần 27 Ngày soạn: Tiết 52 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh làm quen được với phần mềm soạn thảo văn bản Word. - Giao diện của phần mềm soạn thảo văn bản Word. - Các khái niệm, các thành phần cơ bản trong Word. 2. Kỹ năng: - HS khởi động được phần mềm Word. - Biết cách nhập và chỉnh sửa một văn bản đơn giản. - Các thao tác định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra trên giấy - Trắc nghiệm kết quả, điền vào ô trống, tự luận III. ĐỀ BÀI: PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3đ) (Khoanh tròn vào chữ cái đâu đúng nhất của mỗi câu) Muốn khởi động Microsoft Word một cách nhanh nhất ta thực hiện như sau: A. Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền. B. Chọn Start All Programs Microsoft Word. C. Nháy chuột vào biểu tượng màn hình nền. D. Cả 3 đều đúng. Các thành phần cơ bản của một văn bản bao gồm Kí tự, từ, dòng, đoạn C. Kí tự, từ, dòng, câu Kí tự, từ,câu, dòng đoạn. D. Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang. Để lưu văn bản em sử dụng nút lệnh nào sau đây: Open B. Save C. New D. Print Preview Khi soạn thảo văn bản trên Word, để kết thúc một đoạn văn bản em nhấn phím: Backspace B. Delete C. Enter D. Tab Theo qui tắc gõ văn bản bằng tiếng việt theo kiểu TELEX để gõ dấu Sắc ta dùng phím? Phím F B. Phím J C.Phím R D. Phím S Để xoá kí tự đứng sau con trỏ soạn thảo em nhấn phím: Backspace B. Delete C. Enter D. Capslock Để định dạng kiểu chữ gạch chân em nhấn tổ hợp phím Ctrl + B B.Ctrl + I C. Ctrl + O D. Ctrl + U Để mở hộp thoại paragraph em dùng lệnh nào sau đây? Format Font C. Format paragraph File Open D. File Save Khi soạn thảo văn bản, trên dòng có kí tự sai, muốn di chuyển con trỏ sạn thảo đến vị trí cần sửa ta dùng phím Các phím mũi tên C. Nhấn phím Insert nhấn phím page Down D. Nhấn phím Page up Để sao di chuyển một phần văn bản đã chọn đến vị trí khác em sử dụng nút lệnh: Copy B. Cut C. Print D. Format Painter Định dạng đoạn văn bản: Là thay đổi tính chất của toàn đoạn văn bản Là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự Là thay đổi phông chữ, cỡ chữ Là chèn các đối tượng khác vào văn bản Để Căn thẳng hai lề cho văn bản, em thực hiện Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl +J Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl +R Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl +L Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl +E PHẦN II: ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG VÀ GHÉP CÂU (3đ) A C E D B H G F Quan sát hình (2đ) Điền vào chỗ trống () chức năng tương ứng đã được ghi trên hình Ghép một câu của cột A và một câu của cột B để được một câu có ý nghĩa đúng (1đ) CỘT A CỘT B KẾT QUẢ 1. Để mở văn bản đã lưu trên máy tính em sử dụng nút lệnh Undo (A) 1 2. Để sao chép phần văn bản đã chọn em sử dụng nút lệnh Open (B) 2 3. Để gián văn bản vào một vị trí khác em sử dụng nút lệnh Copy (C) 3 4. Để phục hồi lại thao tác vừa thực hiện trước đó em chọn nút lệnh Paste (D) 4 PHẦN II: TỰ LUẬN (4đ) Nêu qui tắc gõ văn bản trong Word? (1,5đ) Định dạng văn bản là gì? Nêu các tính chất của định dạng đoạn văn bản? (1,5đ) Trình bày các bước để thực hiện lệnh sao chép văn bản (1đ) Tuần 28 Ngày soạn: Tiết 53, 54 Bài 18 TRÌNH BÀY VĂN BẢN VÀ IN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được một số khả năng trình bày văn bản của hệ soạn thảo văn bản. - Biết cách đặt lề trang văn bản. - Biết cách thực hiện việc chọn hướng trang in, xem trước khi in và in văn bản. 2. Kỹ năng - Biết trình bày định dạng trang in, chọn hướng trang và in văn bản 3. Thái độ: - Hứng thú học tập và yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: - SGK Tin Học Quyển 1, Hình ảnh minh họa về MS Word, máy chiếu, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung GV:Giới thiệu trình bày trang văn bản gồm có: +)Chọn hướng trang nghĩa là chọn hướng trang đứng hoặc trang nằm ngang. GV:Cho HS xem hình trong SGK +)Đặt lề trang gồm có lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới. GV:Chú ý: Đừng nhầm lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể thò ra ngoài lề trang. GV:Giới thiệu cách chọn hướng trang và đặt lề trang GV:Đưa hộp thoại Page Setup cho học sinh xem GV:Giới thiệu phần in văn bản gồm có 2 cách chọn lựa là in toàn bộ hoặc in theo từng trang mà mình muốn GV:Để có thể in được máy tính của em phải nối với máy in và máy in phải được bật. GV:Trước khi in người ta có thể xem trước khi in bằng cách nháy nút lệnh Print Preview. Sau khi xem xong nháy nút Close để đóng lại. HS:Xem hình trang đứng và trang nằm ngang. HS:Quan sát hộp thoại và nghe giáo viên giới thiệu HS:Ghi vào tập 1.Trình bày trang văn bản -Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm: +Chọn hướng trang:Trang đứng hoặc trang nằm ngang. +Đặt lề trang:Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới. 2.Chọn hướng trang và đặt lề trang -Chọn File à Page Setup... -Chọn thẻ Margins và thực hiện: +Portrait:Trang đứng +Landscape:Trang ngang +Top:Lề trên +Bottom:Lề dưới +Left:Lề trái +Right:Lề phải. 3.In văn bản *In toàn bộ văn bản: -Nháy nút lệnh Print ( ) trên thanh công cụ. *In theo từng trang hoặc tất cả: -Chọn File àprint .... +All: in tất cả +Pages: đáng số thứ tự của trang cần in -Chọn OK *Xem trước khi in: -Nháy nút lệng Print Preview 4. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại một số thao tác cơ bản - Về nhà học bài, chuẩn bị bài số 19Tuần 29 Ngày soạn: Tiết 55 Bài 19 TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm và thay thế. - Biết cách thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay thế đơn giản trong văn bản. 2. Kỹ năng Thực hiện được các thao tác tìm kiếm, thay thế đơn giản 3. Thái độ: - Hứng thú học tập và yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: - SGK Tin Học Quyển 1, Hình ảnh minh họa về MS Word, máy chiếu, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày thao tác định dạng trang in, cách in văn bản? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung GV:Hơn hẳn khi viết giấy, khi soạn thảo trên máy tính, phần mềm sẽ cung cấp cho em nhiều công cụ sửa lỗi rất nhanh chóng. Trong bài này em sẽ học cách sử dụng công cụ tìm và thay thế trong văn bản. GV:Công cụ tìm kiếm giúp tìm nhanh một từ (hoặc dãy kí tư trong văn bản. Để thực hiện em sử dụng hộp thoại Find (tìm kiếm). GV:Cho HS xem hộp thoại và GV giài thích GV:Cho HS xem hộp thoại . GV:Giải thích là ô Find Wath là gõ từ cần tìm khi gõ chú ý chính xác có khi trong ô sẽ lên mã khác. Còn ô Replace With là gõ từ cần thay thế. GV:Công cụ tìm và thay thế có ích khi văn bản có nhiều trang. Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ HS:Xem hộp thoại 1.Tìm phần văn bản -Chọn Edit à Find => Xuất hiện hộp thoại Find and Replace +Gõ từ cần tìm vào ô Find what +Nháy Find Next để tiếp tục tìm +Nháy Close để kết thúc *Từ hoặc dãy kí tự tìm được nếu có sẽ được hiển thị trên màn hình dưới dạng bôi đen. 2.Thay thế -Chọn Edit à Replace => xuất hiện hộp thoại Find and Replace. +Find what: Gõ từ cần tìm kiếm +Replace With: Gõ từ thay thế *Chú ý: có 2 cách chọn lựa: -Nháy nút Replace là thay thế từng từ -Nháy nút Replace All là thay thế tất cả Tuần 29, 30 Ngày soạn: Tiết 56, 57 Bài 20 THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết hình ảnh giúp cho văn bản trở nên trực quan, sinh động, dễ hiểu hơn. - Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản và thay đổi vị trí của hình ảnh trên văn bản. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng lệnh trong bảng chọn hoặc nút lệnh trên thanh công cụ Biết bố trí hình ảnh trên văn bản 3. Thái độ: - Hứng thú học tập và yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: - SGK Tin Học Quyển 1, Hình ảnh minh họa về MS Word, máy chiếu, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày thao tác tìm kiếm, thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung GV:Giới thiệu tác dụng của việc chèn hình ảnh vào trong văn bản. GV:Hình ảnh minh họa thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn. Không những thế, trong rất nhiều thường hợp nội dung của văn bản sẽ khó hiểu nếu thiếu hình minh họa. GV:Hình ảnh thường được vẽ hay tạo ra từ trước bằng
File đính kèm:
- GA_TIN_6_HK2_20150727_103841.doc