Giáo án Tin học 6 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Văn Ái

*HĐ1: Xoá và chèn thêm văn bản

-GV: YCHS thu thập thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

 + Để xoá một vài kí tự em dùng phím nào?

 + Phím Delete và phím Backspace khác nhau như thế nào?

-HS: hai em cùng máy thu thập thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi

-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai

-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng

-HS: thực hành thao tác xoá bằng 2 phím Delete và phím Backspace

-GV: theo dõi, giúp đỡ HS

-GV: Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí em làm như thế nào?

-HS: thảo luận theo cặp trả lời

-HS: thực hành

-GV: lưu ý HS nên suy nghĩ cẩn thận trước khi xoá.

-GV: chuyển ý

*HĐ2: Chọn phần văn bản

-GV: Giới thiệu cho HS nguyên tắc khi thực hiện một thao tác đối với một phần văn bản.

-GV: YCHS nêu thao tác chọn phần văn bản?

-HS: thảo luận theo cặp trả lời

-HS: thực hành

-GV: theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn

-GV: Nếu thực hiện một thao tác mà kết quả không như ý muốn em làm sao?

-HS: thảo luận theo cặp trả lời

-GV: Giới thiệu thêm tổ hợp phím CTRL + Z dùng để khôi phục.

-HS: thực hành

*HĐ3: Sao chép phần văn bản

-GV: Thế nào là sao chép phần văn bản?

-HS: trả lời

-GV: Nêu thao tác sao chép phần văn bản?

-HS: thảo luận theo cặp trả lời

-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai

-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng

-GV: Giới thiệu thêm tổ hợp phím tắt

-HS: thực hành

*HĐ3: Di chuyển phần văn bản

-GV: Thế nào là di chuyển phần văn bản?

-HS: trả lời

-GV: Nêu thao tác di chuyển phần văn bản?

-HS: thảo luận theo cặp trả lời

-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai

-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng

-GV: Giới thiệu thêm tổ hợp phím tắt

-GV: thao tác sao chép và di chuyển khác nhau ở bước nào?

-HS: cá nhân trả lời

-HS: thực hành

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Văn Ái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm nội dung.
2./ Chọn phần văn bản:
 * Nguyên tắc: SGK/78
 * Để chọn phần văn bản em thực hiện như sau:
 1. Nháy chuột tại vị trí bắt đầu
 2. Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn.
 * Nếu thực hiện một thao tác mà kết quả không như ý muốn em có thể khôi phục trạng thái của văn bản trước đó bằng cách nháy nút lệnh Undo (hay CTRL+Z) 
3./ Sao chép:
* Để sao chép phần văn bản em thực hiện như sau:
 1. Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy (hay CTRL+C) 
 2. Đưa con trỏ tới vị trí cần sao chép nháy nút Paste (hay CTRL+V) 
*Lưu ý: Có thể nháy nút Copy một lần và nháy nút Paste nhiều lần.
4./ Di chuyển:
* Để di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác em thực hiện như sau:
 1. Chọn phần văn bản cần di chuyển và nháy nút Cut (hay CTRL+X) 
 2. Đưa con trỏ tới vị trí mới và nháy nút Paste (hay CTRL+V) 
4.4./ Câu hỏi và bài tập củng cố : 
	-GV: YCHS thực hành như sau:
	1. Nhập nội dung văn bản như sau:
	Bác Hồ ở chiến khu
	Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
 	Bốn bên suối chảy cá bơi vui
	Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
	Anh đèn khuya còn sáng trên đồi.
	2. Lưu văn bản với tên Bac Ho 
	3. Sao chép tên đoạn văn đặt ở cuối đoạn
	4. Xoá đoạn vừa chép xuống
	5. Di chuyển câu 1, 2 xuống dưới câu 3, 4
	6. Khôi phục lại trạng thái văn bản trước đó.
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài và trả lời câu hỏi 1 -> 3/81SGK
	Làm BT 4/81
	Đọc bài đọc thêm 7: Nhà xuất bản trên  bàn
- Bài mới : 	Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản.
	+ Tìm hiểu mục đích yêu cầu của tiết thực hành
	+ Tìm hiểu nội dung của tiết thực hành
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 24 - TIẾT 45+46: 	BÀI THỰC HÀNH 6: 
EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN 
1./ MỤC TIÊU:
1.1./ Kiến thức:
- Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.
- Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
1.2./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột, gõ văn bản tiếng Việt.
1.3./ Thái độ:
- Nhanh nhẹn, cẩn thận khi gõ văn bản.
2./ TRỌNG TÂM:
	Chỉnh sửa nội dung văn bản
3./CHUẨN BỊ:
3.1./ Giáo viên: phòng máy
3.2./ Học sinh: Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 43+44
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
-GV: nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS1: 	Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản? 	(5đ)
	Nêu thao tác sao chép một đoạn văn bản?	(5đ)	
HS2: 	Sửa bài tập 4/81SGK	(10đ)
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu tiết thực hành
-GV: YCHS thu thập thông tin SGK và nêu mục đích yêu cầu của tiết thực hành.
-HS: cá nhân trả lời 
*HĐ2: Nội dung thực hành
-GV: YCHS gõ nội dung văn bản như SGK
-HS: thực hành
-GV: theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
-GV: đảm bảo mỗi HS thực hành một đoạn
-GV: YCHS lưu văn bản ngay khi gõ xong một dòng văn bản và lưu thường xuyên trong khi gõ văn bản. 
-GV: Tương tự, hướng dẫn HS thực hành phần b
-HS: phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè 
-HS: thực hành
-GV: Nhắc nhở HS chú ý quy tắc gõ văn bản và gõ đúng chính tả.
-GV: YCHS thực hành theo phần c, d
-HS: thực hành
-GV: theo dõi, giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn
1./ Mục đích, yêu cầu:
2./ Nội dung:
a) Khởi động word và tạo văn bản mới: SGK/84
b) Phân biệt chế độ gõ chèn hoặc chế độ gõ đè: 
 - Đưa con trỏ soạn thảo vào trước đoạn văn bản thứ hai và nháy nút Insert một vài lần để thấynút OVR hiện rõ (chế độ gõ đè), hoặc nút OVR mờ (chế độ gõ chèn)
c) Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản: SGK/77
4.4./ Câu hỏi và bài tập củng cố : 
	-GV: YCHS lưu văn bản lần cuối khi gõ xong.
	-HS: thực hiện
	-GV: chấm bài 3 máy và nhận xét.
	-GV: YCHS đóng cửa sổ văn bản, thoát khỏi word và tắt máy
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại các thao tác của bài thực hành
	Học lại bài chỉnh sửa văn bản 
- Bài mới : 	Định dạng văn bản
	+ Tìm hiểu thao tác định dạng văn bản, định dạng kí tự.
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
TUAÀN 25 - TIẾT 47: 
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
1./ MỤC TIÊU:
1.1./ Kiến thức:
- Giúp HS biết hai loại định dạng cơ bản là: định dạng kí tự và định dạng đoạn.
- HS nắm được cách định dạng kí tự bằng cách sử dụng các nút lệnh và bằng hộp thoại Font.
1.2./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ bằng chuột.
1.3./ Thái độ:
- Giúp HS có tính thẩm mĩ và khoa học .
2./ TROÏNG TAÂM:
	Định dạng kí tự và định dạng đoạn
3/ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Phòng máy
b./ Học sinh: Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 45+46
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định toå chöùc - Kiểm diện
4.2./ Kieåm tra mieäng: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
-GV: Nêu thao tác mở văn bản đã lưu và lưu văn bản với tên cũ?
-HS: trả lời
-HS: khác nhận xét
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, cho điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
-GV: Giới thiệu bài -> vào bài mới
*HĐ2: Định dạng văn bản
-GV: YCHS thảo luận nhóm 2HS theo máy và trả lời câu hỏi: 
+ Định dạng văn bản là gì?
+ Có mấy loại định dạng văn bản?
-HS: trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng
*HĐ3: Định dạng kí tự
-GV: Định dạng kí tự là gì?
-HS: cá nhân trả lời
-GV: Giới thiệu các tính chất phổ biến : font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hai cách để thực hiện định dạng kí tự là sử dụng nút lệnh và sử dụng hộp thoại font.
-HS: xem thể hịện các tính chất phổ biến ở SGK
-GV: Để định dạng kí tự lên một từ hay một đoạn văn bản ta cần làm gì?
-HS: trả lời
-GV: giới thiệu các nút lệnh bằng thanh Formatting trên thanh công cụ 
-HS: quan sát và nhận biết các nút lệnh ở thanh công cụ của máy mình.
-GV: YCHS gõ câu “Học đi đôi với hành” sau đó copy thành 4 câu và sử dụng các nút lệnh thực hành lên 4 câu vừa gõ thể hiện đủ 4 tính chất.
-HS: thực hành
-GV: YC mỗi HS phải thực hành một lần tất cả các nút lệnh trên thanh công cụ 
-GV: Hướng dẫn HS sử dụng hộp thoại Font để định dạng kí tự.
-HS: mở hộp thoại Font và làm theo hướng dẫn của GV.
-GV: Lưu ý: Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ áp dụng cho các kí tự được gõ vào sau đó.
1./ Định dạng văn bản:
 - Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. 
 - Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
2./ Định dạng kí tự
 - Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
 - Các tính chất phổ biến gồm: font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc.
a./ Sử dụng các nút lệnh: SGK/86
b./ Sử dụng hộp thoại Font: SGK/87
- Mở hộp thoại Font bằng cách:
 Mở bảng chọn Format -> chọn lệnh Font
4.4./ Caâu hoûi, baøi taäp củng cố: 
	-GV: Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những điều gì?
	-HS: đọc ghi nhớ/87 SGK.
-GV: YCHS thực hiện bài tập 2/88 SGK
	-HS: Thực hiện
	-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
	-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm và yêu cầu HS thực hành các thao tác đó lên một đoạn văn bản tuỳ ý.
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài: vở ghi + ghi nhớ/87SGK
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/88
- Bài mới : 	Định dạng đoạn văn bản
	+ Định dạng đoạn văn là gì?
	+ Tìm hiểu các sử dụng nút lệnh và sử dụng hộp thoại Paragraph 
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần 25 - Tiết 48: 
ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Hướng dẫn HS cách định dạng đoạn văn bản bằng nút lệnh và bằng hộp thoại Paragraph.
b./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột.
c./ Thái độ:
- Giúp HS có tính thẩm mĩ và khoa học. 
2./ TRỌNG TÂM:
	Cách định dạng đoạn văn bản bằng nút lệnh và bằng hộp thoại
3/CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: phòng máy.
b./ Học sinh: Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 47.
4./ TIẾN TRÌNH:
 4.1./ Ổn định tổ chức - Kiểm diện
 4.2./ Kiểm tra miệng: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS1: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại ntn?
HS2: Hãy nêu thao tác để định dạng một phần văn bản với cỡ chữ 13pt?
-HS: trả lời
-HS: HS khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
 4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV: Giới thiệu bài -> vào bài mới.
*HĐ2: Định dạng đoạn văn
-GV: YCHS thảo luận nhóm 2 máy cạnh nhau (4HS) để trả lời câu hỏi:
 + Định dạng đoạn văn bản là gì?
 + Định dạng đoạn văn bản có gì khác so với định dạng kí tự?
-HS: thảo luận nhóm và trả lời
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng
-GV: YCHS xem hình vẽ minh hoạ ở SGK để trả lời câu hỏi:
 + Có mấy dạng căn lề, kể ra?
-HS: cá nhân trả lời
-GV: YCHS xem hình vẽ minh hoạ ở SGK để nhận biết khoảng cách giữa các đoạn văn và giữa các dòng trong một đoạn.
-HS: Xem SGK/89
*HĐ3: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn.
-GV: Khi định dạng đoạn văn chúng ta có cần phải chọn đoạn văn đó hay không?
-HS: cá nhân trả lời
-GV: YCHS quan sát hình vẽ SGK kết hợp mở văn bản word để nhận biết các nút lệnh định dạng đoạn văn trên thanh công cụ.
-HS: thực hiện
-GV: YCHS mở một văn bản đã có trên máy và thực hành sử dụng các nút lệnh định dạng đoạn văn đó.
-HS: thực hành
-GV: YC mỗi HS phải thực hiện một lần các thao tác 
-GV: theo dõi và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn
*HĐ4: Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại paragraph
-GV: YCHS hướng dẫn HS mở hộp thoại paragraph
-HS: thực hiện
-GV: YCHS quan sát hình vẽ SGK kết hợp hộp thoại trên máy mình để nhận biết các lệnh trong hộp thoại
-HS: thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
-GV: YCHS mở một văn bản đã có trên máy và thực hành sử dụng các nút lệnh định dạng đoạn văn đó.
-HS: thực hành
-GV: YC mỗi HS phải thực hiện một lần các thao tác 
-GV: theo dõi và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.
1./ Định dạng đoạn văn:
- Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
+ Kiểu căn lề.
+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
2./ Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn: SGK/89
 - Định dạng đoạn văn bản chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Fomatting
3./ Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại paragraph: SGK/90
- Mở hộp thoại Font bằng cách:
 Mở bảng chọn Format -> chọn lệnh Paragraph.
 4.4./ Câu hỏi, bài tập củng cố : 
	-GV: Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ được những điều gì?
	-HS: đọc ghi nhớ SGK/90
	-GV: Hãy liệt kê một số tham số định dạng đoạn văn?
	-HS: trả lời
	-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai.
	-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
 4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài: vở ghi + ghi nhớ SGK/90
Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập SGK/90
- Bài mới : 	Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản. 
	+ Mục đích, yêu cầu của bài thực hành là gì?
	+ Tìm hiểu nội dung bài thực hành.
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 26 - TIẾT 49,50: 
BÀI THỰC HÀNH 7: 
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
1./ MỤC TIÊU:
1.1./ Kiến thức:
- Giúp HS biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
1.2./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột, gõ văn bản bằng mười ngón
1.3./ Thái độ:
- Giúp HS có tính thẩm mĩ, khoa học và lòng yêu thích bộ môn.
2./ TRỌNG TÂM:
	Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
3/CHUẨN BỊ:
3.1./ Giáo viên: phòng máy
3.2./ Học sinh: Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 48
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định tổ chức - Kiểm diện
4.2./ Kiểm tra miệng: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS1: Định dạng đoạn văn bản là gì? Khi thực hiện lệnh định dạng cho một đoạn văn bản chúng ta có cần chọn cả đoạn văn bản này không?
HS2: Thực hiện bài tập 2/91 SBT
-HS: trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV: Mục đích của tiết thực hành hôm nay là gỉ?
-HS: trả lời
-GV: từ câu trả lời của HS -> vào bài mới.
*HĐ2: Định dạng văn bản
-GV: YCHS khởi động word và mở tệp Biendep.doc đã lưu trong bài thực hành trước và áp dụng các định dạng đã biết để trình bày giống mẫu và theo yêu cầu SGK/92
-HS: thực hiện
-GV: YCHS nếu tệp Biendep.doc không đầy đủ như mẫu thì nhập dữ liệu đầy đủ trước khi định dạng.
-GV: kiểm tra dữ liệu của HS và theo dõi HS thực hành
-GV: YC mỗi HS phải thực hiện một lần các thao tác định dạng và lưu văn bản với tên cũ.
-HS: báo cáo kết quả thực hiện
-GV: kiểm tra, ghi điểm một số HS
*HĐ3: Thực hành định dạng đoạn văn bản
-GV: YCHS gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu như SGK và lưu với tên Tre xanh
-HS: Thực hiện
-GV: theo dõi, giúp đỡ HS nếu gặp khó khăn
-GV: kiểm tra và chấm điểm một số HS
1./ Mục đích yêu cầu: SGK/91
2./ Nội dung:
a./ Định dạng văn bản: SGK/91
b./ Thực hành: SGK/92 
4.4./ Câu hỏi, bài tập củng cố : 
	-GV: YCHS lưu văn bản lần cuối, thoát khỏi word và tắt máy
	-HS: thực hiện
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại các thao tác định dạng văn bản và định dạng đoạn văn bản
Ôn lại toàn bộ chương IV
- Bài mới : 	Bài tập 
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
	TIẾT 51: 
BÀI TẬP
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Giúp HS biết cách chỉnh sửa văn bản và định dạng văn bản.
b./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột, gõ văn bản bằng mười ngón
c./ Thái độ:
- Giúp HS có tính thẩm mĩ, khoa học và lòng yêu thích bộ môn.
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Giáo án+SGK+phòng máy
b./ Học sinh: SGK+vở ghi bài+Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 48
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
	- Thực hành. 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS1: Nêu thao tác mở một văn bản mới và lưu văn bản?
HS2: Nêu thao tác sao chép, di chuyển một đoạn văn bản?
-HS: trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Bài tập 1
-GV: YCHS khởi động word
-GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài tập 1. YCHS đọc đề bài
-HS: thực hiện
-GV: Trả lời những thắc mắc của HS (nếu có)
-HS: thực hành 
-GV: theo dõi, giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn. 
-GV: YC 2 HS cùng làm bài tập 1
-GV: kiểm tra, nhận xét bài làm một số HS, ghi điểm. 
*HĐ2: Bài tập 2
-GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài tập 2. YCHS đọc đề bài
-HS: thực hiện
-GV: hướng dẫn và theo dõi HS thực hành tương tự bài tập 1
-GV: kiểm tra, nhận xét bài làm một số HS, ghi điểm. 
1./ Bài tập 1:
a) Gõ và định dạng văn bản theo mẫu sau:
 Có anh chàng nọ tính tình keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cuối xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:
Đưa tay cho tôi mau!
 Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
Cầm lấy tay tôi này!
 Tức thì anh ta cố ngoi lên, nắm chặt tay người nọ và được cứu thoát []
(Theo Ngữ văn 6, tập một ) 
b) Lưu văn bản với tên Bai tap 1.doc 
c) Khoảng cách giữa các đoạn là 6pt
d) Đoạn đầu có cỡ chữ 14 các đoạn còn lại cỡ chữ 12
e) Mỗi đoạn có màu chữ khác nhau
2./ Bài tập 2:
a) Gõ và định dạng văn bản theo mẫu sau:
Từng nghe:
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
- Như nước Đại Việt ta từ trước,
- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
- Núi sông bờ cõi đã chia,
- Phong tục Bắc Nam cũng khác.
- Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
- Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
- Song hào kiệt đời nào cũng có.
 (Trích Bình Ngô đại cáo )
b) Chép 4 câu đầu xuống cuối đoạn văn bản và chọn màu chữ khác, cỡ chữ lớn hơn đoạn chính
c) Lưu văn bản với tên Bai tap2.doc
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
	-GV: Lưu văn bản lần cuối rồi tắt máy
	-HS: thực hiện
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Ôn lại các kiến thức đã học ở chương IV
- Bài mới : 	Kiểm tra 
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
	Ngày dạy:
TIẾT 52: 
KIỂM TRA 1 TIẾT 
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS ở chương IV.
b./ Kỹ năng:
- Nêu được các thao tác đối với văn bản.
c./ Thái độ:
- Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra.
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Đề kiểm tra
b./ Học sinh: Dụng cụ học tập+Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 49
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
4.3./ Giảng bài mới:
Đề bài
Đáp án + biểu điểm
I./ TRẮC NGHIỆM: (5đ)
* Khoanh tròn câu trả lời mà em chọn: (1,5đ)
Câu 1: Để mở văn bản đã được lưu trên máy tính, em sử dụng nút lệnh:
A. Save 	B. New 
C. Open 	C. Copy 
Câu 2: Để lưu văn bản trên máy tính, em sử dụng nút lệnh:
A. Save 	B. New 
C. Open 	C. Copy 
Câu 3: Để mở văn bản mới, em sử dụng nút lệnh:
A. Save 	B. New 
C. Open 	C. Copy 
Câu 4: Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau: (1,5đ)
Nút dùng để định dạng kiểu chữ 
Nút dùng để định dạng kiểu chữ 
Nút dùng để định dạng kiểu chữ 
Câu 5: Đánh dấu các câu đúng: (2đ)
 1. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản.
 2. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống hàng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải.
 3. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ xong nội dung văn bản hoặc bất kì lúc nào em thấy cần thiết.
 4. Em chỉ có thể trình bày nội dung của văn bản bằng một vài font chữ nhất định.
II./ TỰ LUẬN : (5đ)
Câu 6: Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản? (1đ)
Câu 7: Thế nào là định dạng văn bản? Có mấy loại định dạng văn bản, kể ra? (2đ)
Câu 8: Hãy nêu thao tác sao chép một đoạn văn bản? (2đ)
I./ TRẮC NGHIỆM: (6đ)
* Khoanh tròn câu trả lời mà em chọn:đúng mỗi câu 0,5đ
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: đúng mỗi câu 0,5đ
 đậm
 nghiêng
 gạch chân
Câu 5: đúng mỗi câu 1đ
Câu đúng 2, 3
II./ TỰ LUẬN (5đ)
Câu 6: Các thành phần cơ bản của văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản. (1đ)
Câu 7: Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. (1đ)
Có hai loại định dạng văn bản là: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. (1đ)
Câu 8: (2đ)
* Để sao chép phần văn bản em thực hiện như sau:
 1. Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy (hay CTRL+C) 
 2. Đưa con trỏ tới vị trí cần sao chép nháy nút Paste (hay CTRL+V) 
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
	-GV: Thu bài kiểm tra và nhận xét lớp
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Làm lại bài kiểm tra ở nhà
- Bài mới : 	Trình bày trang văn bản và in. 
	+ Trình bày trang văn bản
	+ Chọn hướng trang và đặt lề trang
	+ In văn bản
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày dạy:
TIẾT 53,54: 
TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Giúp HS biết cách trình bày trang văn bản và in văn bản.
b./ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột
c./ Thái độ:
- Giúp HS có tính thẩm mĩ, khoa học và lòng yêu thích bộ môn.
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Giáo án+SGK+phòng máy
b./ Học sinh: SGK+vở ghi bài+Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 50
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
	- Vấn đáp, đàm thoại, trực quan, thực hành. 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV: Giới thiệu bài -> vào bài mới.
*HĐ2: Tìm hiểu cách trình bày trang văn bản
-GV: YCHS quan sát hình vẽ minh hoạ ở SGK để tìm hiểu các kiểu trình bày trang văn bản khác nhau
-HS: thực hiện
-GV: YCHS thảo luận nhóm để tìm hiểu các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
-HS: thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, t

File đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc 6 - HK 2 - 2010.doc