Giáo án Tin học 6 - Học kì 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Văn Ái

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh tạo Shortcut trên màn hình nền desktop:

+ Mở thư mục Mario trên ổ đĩa cứng đã cài đặt phần mềm (C:\Mario)

+ Nháy chọn tệp Mario. Exe và nháy nút phải chuột.

+ Nháy chọn Send to-> Destop( creat shortcut)

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh cách nhập tên người luyện tập: tại vị trí dòng trắng (trường hợp luyện tập lần đầu tiên) rồi nhấn Enter trên bàn phím, nháy chuột vào hình người để chọn người dẫn đường nháy DONE để kết thúc việc đăng ký  nháy vào mức luyện tập để bắt đầu gõ phím  nháy Next để tiếp tục.

- Học sinh: lắng nghe và thực hành nhập tên người dùng và vào bảng chọn Lesson/ Home Row Only.

Giáo viên: hướng dẫn học sinh cách nạp tên người luyện tập: Nháy Student/Loat.

Nháy chuột vào tên cần tiếp tục luyện gõ phím.

Nháy DONE để tiếp tục việc nạp tên  thay cho HS2 thực hành.

Chú ý: Nhấn phím ESC để trở lại màn hình làm việc chính.

- Học sinh: nạp tên người luyện tập mà tiết trước đã đăng ký.

- Giáo viên: hướng dẫn cho học sinh về chuẩn WPM.

- Học sinh: lắng nghe và ghi bài.

- Giáo viên: hướng dẫn chọn bài học và các mức của bài học.

- Học sinh: lắng nghe và ghi nhận

- Giáo viên: ở mức 2 và 3 của trò chơi có mức WPM lần lượt là 10 và 30. Em muốn luyện tập ở 2 mức này thì phải làm gì?

- Học sinh: Chọn Student/Edit và sửa giá trị của WPM là 10 hoặc 30

- Học sinh: thực hành luân phiên.

- Giáo viên: kiểm tra học sinh thực hành và góp ý kiến sữa chữa lỗi.

Giáo viên: hướng dẫn thực hành mỗi hàng 5-10 phút để rút kinh nghiệm và tổ chức trò chơi thi đấu.

 

doc63 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Văn Ái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
Giáo viên: hướng dẫn chọn bài học và các mức của bài học.
Học sinh: lắng nghe và ghi nhận
Giáo viên: ở mức 2 và 3 của trò chơi có mức WPM lần lượt là 10 và 30. Em muốn luyện tập ở 2 mức này thì phải làm gì?
Học sinh: Chọn Student/Edit và sửa giá trị của WPM là 10 hoặc 30
Học sinh: thực hành luân phiên.
Giáo viên: kiểm tra học sinh thực hành và góp ý kiến sữa chữa lỗi. 
Giáo viên: hướng dẫn thực hành mỗi hàng 5-10 phút để rút kinh nghiệm và tổ chức trò chơi thi đấu.
Rèn luyện với phần mềm Mario :
a. Nhập tên đăng ký: Nháy Student/New
b. Nạp tên người luyện tập: Nháy Sudent/Loat
c. Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập
Nháy Student/Edit:
Trong mục Goal WPM: nháy chuột vào số mặc định trước để thay đổi
Chọn người dẫn đường.
Nháy DONE để thiết đặt lựa chọn
Lựa chọn bài học và mức gõ phím:
Lựa chọn bài học trong bảng chọn LESSONS
Mỗi bài học có 4 mức:
Mức
Mô tả
Điều kiện
1
Đơn giản nhất
Không
2
Luyện tập trung bình
WPM = 10
3
Luyện tập nâng cao
WPM = 30
4
Luyện tập tự do
không
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
GV YCHS thoát khỏi phần mềm và tắt máy, đậy máy. 
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại trình tự luyện tập sử dụng phần mềm Mario
- Bài mới : 	Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời
	+ Các lệnh điều khiển quan sát
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Duyệt TT,ngày 9/10/2010
Phạm Lý Nghĩa
Ngày dạy: 22/10/2010
BÀI TẬP
TIẾT 15:	
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học ở chương I
b./ Kỹ năng:
- Biết làm bài tập trắc nghiệm và tự luận
c./ Thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận , chính xác, thẩm mỹ.
2./ CHUẨN BỊ:
	a./GV: SGK + bài tập
	b./HS: SGK + vở ghi bài + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 15+16
3./ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	- Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm,.
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định: Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ1: Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học
-GV: Lần lượt nêu các câu hỏi và gọi cá nhân HS trả lời
1. Thông tin là gì? Hãy nêu một số VD cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó
2. Hoạt động thông tin bao gồm những quá trình nào?
3. Hãy nêu các dạng thông tin cơ bản? Nêu một vài VD minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau?
4. Hãy nêu một số khả năng của máy tính? Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay? 
5. Hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình ba bước?
6. Hãy nêu cấu trúc chung của MTĐT?
7. Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính?
-HS: Cá nhân trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
*HĐ2: Bài tập
-GV: Chiếu lần lượt các bài tập trắc nghiệm và gọi HS trả lời
-HS: cá nhân trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
1.1: D
1.2: A
1.3: C
1.4: D
1.5: C
1.6: B
1. tiếp nhận được
2. văn bản, âm thanh và hình ảnh
3. bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào/ra
4. mã hoá và nhập thông tin, lưu trữ và xử lí thông tin, truyền và hiển thị (xuất) thông tin
I./ LÝ THUYẾT: 
Xem lại các kiến thức ở SGK từ bài 1 -> 4
II./ BÀI TẬP:
1./ Khoanh tròn câu trả lời mà em chọn
1.1./ Thông tin có thể ở dạng :
A. chữ viết	B. tấm bảng hiệu
C. quyển sách	D. tất cả các dạng a,b,c.
1.2./ Thông tin máy tính chưa xử lí được là:
A. Các loại mùi, vị.	B. Các con số
C. Các mẫu tự	D. Các hình ảnh
1.3./ Thông tin trong máy tính được mã hoá nhờ :
A. hệ thập phân	B. bộ mẫu tự
C. hệ nhị phân.	D. Tất cả đúng.
1.4./ Các đơn vị đo thông tin là:
A. byte, kilo byte, mega byte, giga byte
B. mega byte, giga byte
C. bit, kilo byte, mega byte
D. giga byte, mega byte, kilo byte, byte, bit.
1.5./ Khả năng to lớn của máy tính là gì?
A. Xử lí thông tin, tính toán, lưu trữ
B. Làm việc không mệt mỏi
C. Lưu trữ thông tin.
D. Tất cả đúng
1.6./ Quá trình máy tính giải quyết yêu cầu của người dùng là:
A. nhập	B. xử lí.
C. xuất	D. Tất cả sai
2./ Điền vào khoảng trống trong câu:
1. Người ta thường tìm cách thể hiện thông tin dưới dạng này hay dạng khác để cho nó trở thành..
2. Các dạng thông tin cơ bản là: .
3. MTĐT cần có các bộ phận: 
4. Có ba giai đoạn của quá trình xử lí thông tin là: .
4.4./ Củng cố và luyện tập:
-GV: YCHS nhắc lại những nội dung chính của các bài 
-HS: Trả lời
4.5./ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Bài cũ: 	Học lại các bài đã học
-Bài mới:	Tiết sau : Kiểm tra 1 tiết lý thuyết.
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày dạy: 22/10/2010
KIỂM TRA
Tiết 16:
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Kiểm tra lại các kiến thức đã học ở phần I
b./ Kỹ năng:
- Có kỹ năng trình bày bài tập trắc nghiệm và tự luận
c./ Thái độ: Cẩn thận, trung thực khi làm bài kiểm tra
2./ CHUẨN BỊ:
	a./GV: Đề bài kiểm tra
	b./HS: Dụng cụ học tập + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 17
3./ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC :
4.3./ Giảng bài mới : 
MA TRAÄN ÑEÀ:
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vận dụng
Thấp
Cao
1. Máy tính và phần mềm
1
1
1
1
2. Thông tin và tin học
1
2
1
3
2
5
3. Thông tin và biểu diễn thông tin
1
2
1
2
4. Làm quen với thiết bị máy tính
1
2
1
2
Toång coäng :
5
10
Bài kiểm tra:
ĐỀ BÀI 
ĐÁP ÁN + BIỀU ĐIỂM
I./ Trắc nghiệm : (3đ)
1./ Khoanh tròn câu trả lời đúng
1.1./ CPU có thể được coi như bộ não của máy tính vì :
A. Là nơi lưu trữ các chương trình
B. Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài
C. Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình
D. Đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng
1.2./ Cấu trúc chung của máy tính bao gồm các bộ phận nào? Chọn câu trả lời đúng. 
A. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ và các phần mềm
B. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
C. Bộ xử lí trung tâm, các chương trình, các phần mềm
D. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra 
2./ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau: 
2.1./ Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận,  lưu trữ và  thông tin.
2.2./ Văn bản, hình ảnh, âm thanh là  của thông tin.
2.3./ Dữ liệu là  thông tin được lưu giữ trong máy tính.
II./ Tự luận :(7đ)
1./ Thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin và cách thức con người thu nhận thông tin đó.? (3đ)
2./ Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu? (2đ)
3./ Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính? (2đ)
 I./ Trắc nghiệm :
1./ Khoanh tròn đúng mỗi câu (0,5đ)
 1./ C 
 2./ D 
2./ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau: 
2.1./ xử lí (0,5đ) - truyền (trao đổi) (0,5đ)
2.2./ ba dạng cơ bản (0,5đ)
2.3./ thông tin (0,5đ)
II./ Tự luận :
1./ Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. (1đ)
 Ví dụ : Hàng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: (2đ)
- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới 
- Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp 
 2./ - Khả năng tính toán nhanh (0,5đ)
 - Tính toán với độ chính xác cao (0,5đ)
 - Khả năng lưu trữ lớn (0,5đ)
 - Khả năng làm việc không mệt mỏi (0,5đ)
3./ Vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.(2đ)
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
	GV thu bài kiểm tra và nhận xét lớp.
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại các bài đã học và làm lại bài kiểm tra
- Bài mới : 	Vì sao cần có hệ điều hành.
	+ Các quan sát
	+ Cái gì điều khiển máy tính
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
	Duyệt TT , ngày 16/10/2010
Phạm Lý Nghĩa
Ngày dạy: 27/10/2010
Bài 8: 
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
TIẾT 17: 
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- HS biết dùng máy tính để học tập một bộ môn khác ngoài Tin Học.
- Biết làm việc theo nhóm và tập trình bày trước lớp.
- Biết dùng tài liệu Tin Học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan.
b./ Kỹ năng:
- Biết cách vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trời.
- Rèn kĩ năng sử dụng chuột.
c./ Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc khi quans sát.
2./ CHUẨN BỊ:
	a./GV: Giáo án + SGK + phòng máy 
	b./HS:	 SGK + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà 
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Diễn giảng, trực quan
- Thực hành.
4./ TIẾN TRÌNH:
1./ Ổn định : Kiểm diện
2./ KTBC: 
3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ1: Đặt vấn đề 
-GV: Giới thiệu hệ Mặt Trời và các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực thông qua các giả lập của chương trình.
-GV: Các em cho biết hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?
-HS: trả lời 
-GV: Các em hãy sử dụng Encarta và kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời bằng tiếng Anh và xem SGK để tìm ra tiếng Việt.
-HS: trả lời 
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
*HĐ2: Giới thiệu “Solar system 3D Simulator”
-GV: Giới thiệu Solar system 3D Simulator
-GV: Giới thiệu màn hình giao diện và cách sử dụng CT trên 1 máy và cho HS xem trên màn hình.
*HĐ3: Học sinh tìm hiểu
-GV: giới thiệu sơ lược về CT này, nêu những đặc điểm và nói yêu cầu.
-GV: Hướng dẫn HS cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm
-HS: Quan sát và thực hiện
-GV: lần lượt hướng dẫn HS theo các bước từ 1->7 như SGK
-HS: Quan sát và thực hiện
-GV: theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
1./ Các lệnh điều khiển quan sát: SGK/36
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
-GV: Chia 6 nhóm và giao mỗi nhóm 1 câu hỏi sau SGK cho các nhóm trả lời
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời trả lời
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: YCHS thoát khỏi phần mềm và tắt máy, đậy máy. 
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại các lệnh điều khiển quan sát và các bước thực hành
- Bài mới : 	Bài tập
	+ Xem lại các bài đã học.
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày dạy: 27/10/2010
Bài 8: 
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
TIẾT 18: 
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- HS biết dùng máy tính để học tập một bộ môn khác ngoài Tin Học.
- Biết làm việc theo nhóm và tập trình bày trước lớp.
- Biết dùng tài liệu Tin Học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan.
b./ Kỹ năng:
- Biết cách vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trời.
- Rèn kĩ năng sử dụng chuột.
c./ Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc khi quans sát.
2./ CHUẨN BỊ:
	a./GV: Giáo án + SGK + phòng máy 
	b./HS:	 SGK + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 17
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Diễn giảng, trực quan
- Thực hành.
4./ TIẾN TRÌNH:
1./ Ổn định : Kiểm diện
2./ KTBC: 
3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ4: Thực hành
-GV: Hướng dẫn HS thực hành theo các bước như SGK
-HS: Theo dõi và thực hành
-GV: theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Học sinh: thực hành tự giác, nghiêm túc.
Giáo viên: cho học sinh thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi trong SGK dựa trên phần mềm và chuẩn bị kết quả chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.
Học sinh: tiến hành thảo luận nghiêm túc.
Giáo viên: gọi học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác lắng nghe và chuẩn bị để đánh giá phần báo cáo của bạn.
Học sinh: nhận xét.
Giáo viên: chốt lại và hoàn thiện, bổ sung.
2./ Thực hành: SGK/37,38, 39
- Khởi động phần mềm: kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
- Điều chỉnh khung hình, quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
- Quan sát hiện tượng Nhật Thực.
- Quan sát hiện tượng Nguyệt Thực.
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
-GV: Chia 6 nhóm và giao mỗi nhóm 1 câu hỏi sau SGK cho các nhóm trả lời
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời trả lời
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: YCHS thoát khỏi phần mềm và tắt máy, đậy máy. 
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Xem lại các lệnh điều khiển quan sát và các bước thực hành
- Bài mới : 	Bài tập
	+ Xem lại các bài đã học.
5./ RÚT KINH NGHIỆM :	
Duyệt TT, ngày 23/10/2010
Phạm Lý Nghĩa
Ngày dạy: 29/10/2010	CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH
TIẾT 19 : 
Bài 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:- HS hiểu được sự cần thiết máy cần phải có hệ điều hành.
b./ Kỹ năng:- Nắm được những vấn đề cơ bản cách quản lí của HĐH đối với phần cứng, phần mềm trong máy tính. 
c./ Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , yêu thích môn học.
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Giáo án + SGK + Máy tính + máy chiếu.
b./ Học sinh: SGK + vở ghi bài + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 18
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
	- Vấn đáp, trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ1: Các quan sát
-GV: YCHS đọc quan sát 1 và trả lời: 
	+ Ở các ngã tư đường phố vào giờ cao điểm thường xảy ra hiện tượng gì?	
	+ Hệ thống tín hiệu đèn giao thông ở các ngã tư có vai trò gì? 
-HS: 	+ Ùn tắc giao thông
	+ Phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông 
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng 
-GV: YCHS thu thập thông tin mục quan sát 2 và trả lời câu hỏi: Nếu em bị mất TKB và không nhớ TKB thì sao?
-HS: không biết sẽ học những môn nào
-GV: TKB đóng vai trò gì?
-HS: Thu thập thông tin SGK và trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng 
-GV: Từ 2 quan sát trên, ta thấy được vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển là tín hiệu đèn giao thông và TKB của nhà trường. Vậy trong máy tính cái gì đóng vai trò điều khiển máy tính?
*HĐ2: Cái gì điều khiển máy tính
-GV: Khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Các đối tượng này có thể là phần cứng hoặc phần mềm. Hoạt động của các đối tượng này do HĐH đảm nhiệm.
-GV: HĐH thực hiện những công việc gì?
-HS: 	Điều khiển các thiết bị (phần cứng)
	Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm)
-GV: Cho HS quan sát một số thiết bị phần cứng và YCHS kể thêm một số thiết bị phần cứng
-HS: Màn hình, máy in, đĩa từ, loa  
1./ Các quan sát:
* Quan sát 1: 
* Quan sát 2: 
* Nhận xét: 
- Hệ thống tín hiệu đèn giao thông đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
- TKB đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường.
2./ Cái gì điều khiển máy tính
- HĐH có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá tình xử lí thông tin. 
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
+ Hãy quan sát các hiện tượng trong xã hội và trong cuộc sống xung quanh và đưa ra nhận xét?
	+ Hãy nêu vai trò quan trọng của HĐH trong maý tính?
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài và trả lời câu hỏi 1 -> 5/41SGK
- Bài mới : 	Hệ điều hành làm những việc gì?.
	+ HĐH là gì?	+ Nhiệm vụ chính của HĐH?
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày dạy:29/10/2010
TIẾT 20: Bài 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của HĐH trong máy tính trong việc điều khiển các hoạt động của phần cứng và phần mềm.Hiểu hệ điều hành là gì?
b./ Kỹ năng:
- Có kĩ năng phân biệt sự khác nhau giữa phần mềm với HĐH. 
c./ Thái độ:
- Giáo dục cho hs tính cẩn thận, yêu thích môn học.
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Giáo án + SGK + máy tính + máy chiếu.
b./ Học sinh: SGK + vở ghi bài + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 19
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
	- Vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng, trực quan. 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS1: Vì sao cần có hệ thống tín hiệu đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại? Vì sao trong nhà trường lại rất cần có một TKB?
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng, cho điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
-GV: Ta đã biết vai trò quan trọng của HĐH. Vậy HĐH làm những việc gì? -> vào bài mới
*HĐ2: Giúp HS tìm hiểu HĐH làm gì?
-GV:YCHS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
 + HĐH có phải là một thiết bị lắp đặt trong máy tính không? 
 + HĐH là gì?
-HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
-GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời
-HS: 	HĐH không phải là một thiết bị lắp đặt trong máy tính 
	HĐH là một chương trình máy tính
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng
-GV: Giới thiệu cho HS biết HĐH là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã có HĐH. 
-GV: Trên thế giới có nhiều HĐH khác nhau. YCHS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 
 + Hãy kể một số HĐH mà em biết?
 + HĐH được dùng phổ biến nhất hiện nay là gì? Của hãng nào?
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời
-HS: 	+ Một số HĐH: MS-DOS, Windows, LINUS, NOVELL, UNIX 
 	+ HĐH Windows của hãng Microsoft
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng
-GV: YCHS quan sát giao diện HĐH Windows
1./ Hệ điều hành là gì?
- HĐH là một chương trình máy tính. Không có HĐH, máy tính không thể sử dụng được. 
- Hiện nay, HĐH được dùng phổ biến nhất trong các máy tính cá nhân là HĐH Windows của hãng Microsoft.
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
-GV: nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
	1./ Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có HĐH thì điều gì sẽ xảy ra?
	2./ HĐH là phần mềm hay phần cứng?
	-GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài và trả lời câu hỏi 1 -> 2 /43 / SGK
- Bài mới : 	Hệ điều hành làm những việc gì ? ( tt )
Duyệt TT, ngày 23/10/2010
Phạm Lý Nghĩa
Ngày dạy:05/11/2010
TIẾT 21: Bài 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
1./ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của HĐH trong máy tính trong việc điều khiển các hoạt động của phần cứng và phần mềm.
- Nắm được những chức năng chính của HĐH
b./ Kỹ năng:
- Có kĩ năng phân biệt sự khác nhau giữa phần mềm với HĐH. 
c./ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học
2./ CHUẨN BỊ:
a./ Giáo viên: Giáo án + SGK + máy tính + máy chiếu.
b./ Học sinh: SGK + vở ghi bài + kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 19+20
3./ PHƯƠNG PHÁP: 
	- Vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng, trực quan. 
4./ TIẾN TRÌNH:
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC: 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
HS: Nêu vai trò quan trọng của HĐH máy tính ? Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón có phải là HĐH không? Vì sao?
HS khác nhận xét
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng, cho điểm
4.3./ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
*HĐ3:Tìm hiểu các nhiệm vụ chính của HĐH
-GV: HĐH máy tính có nhiệm vụ gì?
-HS: Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
-GV: YCHS quan sát sơ đồ tranh chấp tài nguyên máy tính, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy liệt kê các tài nguyên của máy tính có trong sơ đồ?
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời
-GV: Ngoài nhiệm vụ trên HĐH còn nhiệm vụ quan trọng gì nữa?
-HS: 	Cung cấp giao diện cho người dùng. 
	Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính.
2./ Nhiệm vụ chính của HĐH:
- Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
- Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.
- Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính.
4.4./ Củng cố và luyện tập : 
-GV: nêu câu hỏi và YCHS trả lời:
	1./ Hãy nêu sự khác nhau chính giữa HĐH với một phần mềm ứng dụng?
	2./ HĐH có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?
	-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài cũ : 	Học bài và trả lời câu hỏi 1 -> 6/43SGK
- Bài mới : 	Tổ chức thông tin trong máy tính
	+ Tệp tin là gì? Thư mục là gì? Đường dẫn là gì?
	+ Các thao tác chính đối với tệp và thư mục
5./ RÚT KINH NGHIỆM :
Ngà

File đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc 6 - HK 1 - 2010.doc
Giáo án liên quan