Giáo án Tin học 11 Bài 20: Lý thuyết Sử dụng hàm

I. Khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính:

1. Khái niệm về hàm:

 Hàm là công thức được xây dựng sẵn.

 Hàm giúp cho việc nhập công thức và tính toán trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

2. Söû duïng haøm:

A. Cú pháp:

 = Tên hàm( các biến )

- Tên hàm: không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

- Các biến: nằm trong dấu (). Giữa các biến phân biệt bởi dấu ,

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 Bài 20: Lý thuyết Sử dụng hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: Lý thuyết
SÖÛ DUÏNG HAØM
Tuần: 20	Số tiết: 1T 
Tiết thứ: 58	Ngày thực hiện: 20/01/2015
(Lớp 11Tin2, chiều thứ 3, tiết1- ca1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hieåu ñöôïc khaùi nieäm vaø lợi ích cuûa haøm trong Excel.
- Bieát sử dụng một số hàm đơn giản trên bảng tính 
2. Kỹ năng: Thực hiện một số thao tác với các hàm đơn giản trên bảng tính.
3. Thái độ: Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bài trình chiếu,phấn,...
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở, giấy, bút 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’):Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ (4’): Tính tổng vào ô A4?
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Đặt vấn đề để chuyển giảng vào bài mới.
- Tóm tắt mục tiêu bài học.
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
I. Khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính:
1. Khaùi nieäm veà haøm:
Hàm là công thức được xây dựng sẵn.
Hàm giúp cho việc nhập công thức và tính toán trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
2. Söû duïng haøm:
A. Cú pháp:
	= Tên hàm( các biến )
- Tên hàm: không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Các biến: nằm trong dấu (). Giữa các biến phân biệt bởi dấu ,
B. Cách nhập:
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Nhập hàm theo đúng cú pháp
- Nhấn Enter
II. Một số hàm thông dụng:
1. Haøm SUM:
- Công dụng: hàm Sum dùng để tính tổng giá trị các biến được liệt kê.
- Cú pháp: =Sum(so1, so2,,son)
- Trong đó: các biến so1, so2,,son là các số hay địa chỉ của các ô hoặc khối, các công thức hoặc hàm.
2. Haøm AVERAGE:
- Công dụng: hàm Average dùng để trung bình cộng của giá trị các biến được liệt kê.
- Cú pháp: =Average(so1,so2,..., son)
- Trong đó: các biến so1,so2,..., son là các số hay địa chỉ của các ô hoặc khối, các công thức hoặc hàm. 
3. Haøm MAX, MIN:
- Công dụng: MIN dùng để tính giá trị nhỏ nhất, 	 
 MAX dùng để tính giá trị lớn nhất.
- Cú pháp: =MIN(so1,so2,son)
 =MAX(so1,so2,son)
- Trong đó: các biến so1,so2,..., son là các số, địa chỉ của các ô hoặc khối, các công thức hoặc hàm. 
4. Haøm SQRT:
- Công dụng: hàm SQRT dùng để tính căn bậc hai không âm của giá trị biến số.
- Cú pháp: =SQRT( so)
- Trong đó: các biến so là các số, địa chỉ ô hay công thức, hàm có giá trị không âm. 
Haøm TODAY:
- Công dụng: hàm TODAY cho ngày tháng hiện thời được đặt của máy tính.
- Cú pháp: =TODAY()
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hieåu khaùi nieäm veà haøm
- PvhsTB: lập công thức để tính tổng sau?
- Cho ví dụ.
- Chuyển giảng vào khái niệm hàm.
- PvhsKhá:Vậy, hàm là gì?
- PvhsGiỏi: Nêu lợi ích của việc sử dụng hàm?
- Giáo viên cho ví dụ và giải thích để đưa ra lợi ích của việc sử dụng hàm.
- PvhsTB: Nêu cú pháp chung của hàm?
- Giáo viên nhận xét và giải thích cú pháp.
- Cho hs ghi bài.
- PvhsTB: Nêu cách để nhập công thức vào ô tính?
- PvhsKhá: Nêu cách để nhập hàm vào ô?
- Nhận xét và cho hs ghi bài.
- Giáo viên hướng dẫn 2 cách nhập hàm bằng nút lệnh và bằng lệnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số hàm thông dụng
- Chuyển giảng: - Giáo viên mở “ Bảng điểm lớp em” và thực hiện thao tác tính tổng điểm.
- PvhsKhá: Nêu công dụng và cú pháp hàm Sum?
- Giải thích và chốt nội dung để hs ghi bài.
- Bài tập áp dụng: Tính kết quả các hàm sau:
- Chuyển giảng:
- PvhsTB: Nêu công thức để tính Điểm trung bình của từng học sinh?
- Giáo viên mở trang tính và thực hiện nhập hàm để tính điểm trung bình.
- PvhsKhá: Hãy nêu công dụng và cú pháp hàm Average?
- Nhận xét và cho học sinh ghi bài.
- Bài tập áp dụng: cho kết quả các hàm sau:
- chuyển giảng:
- PvhsTB:Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của ĐTB?
- Giáo viên mở trang tính và thực hiện thao tác nhập hàm?
- PvhsKhá: Nêu công dụng và cú pháp hàm Max, Min?
- Nhận xét và cho học sinh ghi bài.
- Chuyển giảng:
- Vd: giải pt bậc 2 sau:
- PvhsTB: Nêu cách tính ?
- Giáo viên mở trang tính và thực hiện thao tác nhập hàm?
- PvhsKhá: Nêu công dụng và cú pháp hàm Sqrt?
- Nhận xét, chốt lại nội dung để học sinh ghi bài.
- Chuyển giảng:
- PvhsGiỏi: Làm thế nào để ngày tháng năm tự động cập nhật sau mỗi ngày mở bảng tính “ Bảng thu-chi hằng ngày?”
- Giáo viên mở trang tính và thực hiện thao tác nhập hàm?
- PvhsKhá: Nêu công dụng và cú pháp hàm Today?
- Nhận xét và cho hs ghi bài.
Hoạt động 1: Tìm hieåu khaùi nieäm veà haøm
- Traû lôøi.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát và lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Ghi bài.
- Quan sát và lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hàm thông dụng.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu của Gv.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trả lời
- Ghi bài.
- Thực hiện yêu cầu của Gv.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan saùt thao taùc ï cuûa GV.
- Traû lôøi
- Lắng nghe và ghi bài. 
- Quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát Gv làm mẫu.
- Trả lời.
- Ghi bài.
10’
23’
4. Tổng kết bài học (7’): Nhắc lại những nội dung đã học
BT1: Nêu tên các hàm sau:
Hàm tính giá trị lớn nhất: 
Hàm tính giá trị trung bình: 
Hàm tính tổng: 
Hàm tính căn bậc hai: 
Hàm lấy ngày tháng hiện thời: 
Hàm tính giá trị nhỏ nhất: 
BT2: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
=sum(A1,A2,3)	
= sum( A1,A2,3)
=SUM(A1, A2, A3 )	
=SUM (A1,A2,A3)
BT3: Cho kết quả các câu sau? Với A1:3 ; A2:10 ; A3: 2 ; A4: 1 ; A5:x
Câu 1:
Sum(A1:A4;0)
Câu 6:
AVERAGE(A1:A4,A5)
Câu 2:
AVERAGE(A1:A4,)
Câu 7:
AVERAGE(A1:A4,x)
Câu 3:
SUM(A1:B4)
Câu 8:
SQRT(SUM(A1:A4)+9)
Câu 4:
SUM(A1:A5)
Câu 9:
MAX(SUM(A1:A2),SUM(A3:A4))
Câu 5:
AVERAGE(A1,A2,A3,A4,A5)
Câu 10:
MIN(MAX(A3:A4),SUM(A1:A4))
5. Câu hỏi, bài tập, dặn dò: Xem lại bài chuẩn bị tiết thực hành sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	 An Nhơn, ngày 18 tháng 01 năm 2015
	Tổ trưởng	Người soạn
 Lê Quang Vinh	 Võ Thị Thuý Hào

File đính kèm:

  • docBài 20.doc
Giáo án liên quan