Giáo án Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu (Tiết 2) - Vũ Thị Huyền Trang

h.Hàm upcase

(ch) GV: Giới thiệu cấu trúc chung của hàm upcase(ch).

Nêu ý nghĩa của hàm upcase(ch)

 Cho chữ cái in hoa ứng với chữ cái trong ch.

chiếu chương trình con:

Var ch:char;

Begin

ch:= ‘h’;

Write(upcase(ch));

readln;

End.

Hỏi: kết quả của chương trình in ra màn hình?

 ‘H’

Hỏi: nếu gán ch:= ‘t’ cho kết quả in ra màn hình là gì?

 ‘T’

Hỏi:Vậy chức năng của hàm upcase là gì?

 Cho giá trị là kí tự hoa tương ứng với kí tự ch.

3.Một số ví dụ

a. Ví dụ 1 Ví dụ 1:

Hỏi:Các em xác định input và out put của bài toán:

Trả lời:

 Input: Xâu a,b là họ tên của hai người.

 OutPut: In ra màn hình xâu dài hơn.

Hỏi: để xác định chiều dài của xâu tà dùng thuật toán gì?

Trả lời: ta sử dụng hàm length(s).

Chương trình:

Begin.

If Length(a)>Length(b)

Then write(a) else write(b);

 End.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu (Tiết 2) - Vũ Thị Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tin học lớp 11
Kiểu xâu( tiết 2)
Mục tiêu
Kiến thức
Hiểu được lợi ích của các hàm và thủ tục liên quan đến xâu trong ngôn ngữ lập trình pascal.
Nắm được cấu trúc chính của một hàm liên quan đến xâu,
Kĩ năng
Bước đầu sử dụng được một số hàm, thủ tục thông dụng về xâu.
Có thể cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.
Phương pháp dạy học và công tác chuẩn bị
Phương pháp
Sử dụng phương pháp trao đổi
Đặt câu hỏi kết hợp thuyết trình giảng giải.
Chuẩn bị
Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phấn, máy chiếu..
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, bút,
Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy cho biết kiểu xâu là gì? Cách khai báo kiểu xâu?
Đáp án: 
xâu là dãy kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu, được đặt trong dấu nháy đơn ‘ ’. 
Cách khai báo xâu: var: string[độ dài lớn nhất của xâu].
Câu 2: Em hãy khai báo một biến mảng một chiều có tên là KT gồm 255 phần tử, mã mỗi phần tử của mảng thuộc kiểu kí tự.
	Đáp án: Var KT: array[1255] of char;
Câu 3: với biến mảng KT trên, thì câu lệnh gán nào sau đây là sai? Vì sao?
KT[1]:= ‘T’;
KT[5]:= ‘DAI HOC SU PHAM HA NOI’;
Gợi động cơ
Chúng ta vừa nhắc lại kiến thức về xâu, cách khai báo xâu, các thao tác với xâu để làm rõ hơn về vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ đi vào một số ví dụ về sử dụng xâu.
Nội dung bài mới
STT
Hoạt động của GV
Và HS 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp gợi động cơ
2. Các thao tác xử lí xâu
Giới thiệu cho các em.
Hôm nay chúng ta sẽ học bài kiểu xâu gồm: 
Nhập, xuất một xâu.
Thủ tục và hàm.
Hoạt động 1: Giới thiệu
2p
d.Thủ tục insert
(s1,s2,vt)
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của thủ tục Thủ tục insert(s1,s2,vt)
Chiếu chương trình ví dụ.
Var st1,st2:string;
begin
st2:= ‘hinh .2’;
st1:= ‘1’;
insert(st1, st2,6);
Write(st1,st2);
readln;
End.
HS: quan sát cấu trúc chung của thủ tục Insert.
GV Hỏi: kết quả của chương trình in ra màn hình.
HS Trả lời: ‘hinh 1.2’
GV hỏi: chức năng của thủ tục Insert.
Chèn xâu s1 vào vị trí xâu s2 tại vị trí vt.
GV hỏi: nếu gán st2:= ‘432’; hỏi kết quả in ra màn hình.
Insert (s1,s2,4)
Insert (s1,s2,2)
Hs trả lời:
‘4321’.
‘4123’.
Thủ tục insert
(s1,s2,vt )Chèn xâu s1 vào xâu s2, bắt đầu ở vị trí vt.
7p
e.Hàm copy
(S,vt,N)
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của hàm copy(S,vt,N)
Nêu ý nghĩa của hàm copy
 Chiếu chương trình.
Var st:string;
Begin
st:=copy(‘bai tap’, 4, 3);
Write(st);
readln;
End.
Hỏi: kết quả in ra màn hình là gì?
Trả lời: kết quả ‘ tap’.
Hỏi: vậy chức năng của hàm copy là gì?
Cho giá trị là một xâu kí tự được lấy trong xâu st, lấy n kí tự từ vị trí .
VD: gán st:= copy(‘thuc hanh nghe’,9,4);
Trả lời: kết quả là ‘nghe’
Hàm copy
(S,vt,N),Tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
5p
f.Hàm length(s)
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của hàm length(s)
Nêu ý nghĩa của hàm length(s)
Chiếu chương trình:
Var st:string;
Begin
st:= ‘HaNoi’;
Write(length(st));
readln;
End.
GV hỏi: kết quả của chương trình in ra màn hình.
Kq: 5
GV hỏi: chức năng của hàm length là gì?
Cho biết kí tự là độ dài của xâu
Vd: gán st:= ‘CNTT’ cho kết quả in ra màn hình là bao nhiêu?
Kq: 4 
Hàm length(s),Cho giá trị là độ dài của xâu S.
5p
g. Hàm pos
(s1, s2)
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của hàm pos(s1,s2).
Nêu ý nghĩa của hàm pos
Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.
Chiếu chương trình:
Var vt:byte;
Begin
vt:=Pos(‘cd’, ‘abcdefcd’);
Write(vt);
readln;
End.
Hỏi: kết quả in ra màn hình là gì?
Kq : 3
Vd: gán s1:= ‘ĐHSPHN’
 S2:= ‘SP’
 Vậy pos(s1,s2)=?
Kq: pos(s1,s2) = 3
Hỏi: Vậy chức năng của hàm pos là gì?
Chức năng: cho giá trị là vị trí xuất hiện của s1 trong xâu.
Hàm pos
(s1, s2),Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.
5p
h.Hàm upcase
(ch)
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của hàm upcase(ch).
Nêu ý nghĩa của hàm upcase(ch)
Cho chữ cái in hoa ứng với chữ cái trong ch.
chiếu chương trình con:
Var ch:char;
Begin
ch:= ‘h’;
Write(upcase(ch));
readln;
End.
Hỏi: kết quả của chương trình in ra màn hình?
‘H’
Hỏi: nếu gán ch:= ‘t’ cho kết quả in ra màn hình là gì?
‘T’
Hỏi:Vậy chức năng của hàm upcase là gì?
Cho giá trị là kí tự hoa tương ứng với kí tự ch.
Hàm upcase
(ch),Cho chữ cái in hoa ứng với chữ cái trong ch.
5p
3.Một số ví dụ
a. Ví dụ 1
Ví dụ 1: 
Hỏi:Các em xác định input và out put của bài toán:
Trả lời:
 Input: Xâu a,b là họ tên của hai người.
 OutPut: In ra màn hình xâu dài hơn.
Hỏi: để xác định chiều dài của xâu tà dùng thuật toán gì?
Trả lời: ta sử dụng hàm length(s).
Chương trình:
Begin...
If Length(a)>Length(b) 
Then write(a) else write(b);
 End.
Input: Xâu a,b là họ tên của hai người.
- Out put: In ra màn hình xâu dài hơn.
- đọc lại hàm length(s).
b.Ví dụ 2
Ví dụ 2:
Hỏi:Các em xác định input và out put của bài toán:
Trả lời:
 Input: 2 Xâu a,b.
 OutPut: In ra màn hình thông báo 2 xâu trùng nhau hay không.
Chương trình:
 Begin...
If a[1]=b[x] Then
write(‘Dai Hoc) else 
write(‘Su pham’);
 End.
Input: 2 Xâu a,b.
- OutPut: In ra màn hình thông báo 2 xâu trùng nhau hay không.
- Hàm Length(S)
Củng cố
Câu 1: Khai báo nào sau đây là đúng?
Var x:string[25]; C. Var x= string[40];
Var x:string[256]; D. Var x: string40; 
Đáp án : A 
Câu 2: Hãy cho biết độ dài của xâu S;
 Với S:=‘Viet Nam’?
 8 B. 10 C. 13 D.7
Đáp án : A
Câu 3: Với giá trị của xâu S ở trên, khi tham chiếu đến phần tử thứ 4thì ta được kí tự nào?
A. ‘u’ 	 	B. ‘a’ 
C. ‘ t’ 	D. ‘n’
Đáp án : C
Cho s1:=‘tin’; s2:=‘hoc’
Câu 4: Để có được kết quả là: ‘tin hoc lop 11’ thì ta làm như sau:
S1+S2+ lop 11;	B. S1+S2+lop+11;
C. S1+S2+’lop’+’11’;	D. S1+S2+‘lop 11’;
Đáp án : D
Câu 5: Để có kết quả là: ‘ c ’ thì ta làm:
delete(s2,1,2);	B. delete(s2,2,1);
C. delete(s1,s2,1);	D.delete(s2,3); 	
Đáp án : A
Câu 6: Để có kết quả là: ‘htinoc’ thì ta làm:
 insert(s2,s1,3);	B. insert(s2,s1,2);
C. insert(s1,s2,2);	D.insert(s1,s2,3); 	
Đáp án : C
Tổng kết
Củng cố đánh giá:
Các hàm trong xâu và chức năng.
Các thủ tục trong xâu và chức năng.
Dặn dò
Về nhà học bài, xem các ví dụ cuối bài và làm hết bài tập trong SGK.

File đính kèm:

  • docxBai_12_Kieu_xau.docx