Giáo án Tin học 10 - Tiết 25 đến 31, Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 – Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

 – Kiểm tra bài cũ: (3’) Gọi 2 HS lên bảng trả lời.

 Hỏi. Nêu các cách nạp HĐH?

 Đáp:

 C1: Bật nguồn (nếu máy đang ở trạng thái tắt)

 – Nếu máy đang ở trạng thái hoạt động, có thể thực hiện một trong các thao tác sau:

 C2: Nhấn nút Reset

 C3: Nhấn đồng thời 3 phím Ctrl + Alt + Delete

 Hỏi: Nêu cách làm việc với hệ điều hành?

 Đáp:

Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:

 – Sử dụng các lệnh.

 – Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), hộp thoại (Dialog box), cửa sổ (Window),

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 25 đến 31, Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm hiểu, rồi giải thích thêm.
+ Thông thường đĩa khởi động là đĩa cứng C, nhưng cũng có thể là đĩa mềm A, đĩa CD, .
+ Các đĩa trên có thể có sẵn, nếu không chúng ta hoàn toàn có thể tạo được.
· GV giải thích thêm về các cách nạp HĐH.
* Phương pháp nạp HĐH bằng cách bật nút nguồn
Áp dụng trong 2 trường hợp:
 – Lúc bắt đầu làm việc, khi máy còn chưa bật.
 – Máy bị treo, hệ thống không chấp nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset.
F Chỉ trong trường hợp thật cần thiết mới nạp HĐH bằng cách này.
* Phương pháp nạp HĐH bằng nhấn nút Reset
Áp dụng trong trường hợp máy bị treo và máy có nút Reset.
F Việc nạp lại HĐH bằng 1 trong 2 cách trên có thể gây ra lỗi đĩa từ.
* Phương pháp nạp hệ thống bằng cách nhấn đồng thời 3 phím Ctrl + Alt + Del.
Áp dụng khi đang thực hiện một chương trình nào đó mà bị lỗi song bàn phím chưa bị phong toả.
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học
2
· Nhấn mạnh:
– Các cách nạp HĐH và lưu ý không nên thực hành nhiều lần trên máy.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Đọc tiếp bài “Giao tiếp với hệ điều hành”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 Tiết dạy:	26	
Bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.
	Kĩ năng: 
	– Biết thực hiện một số thao tác cơ bản xử lí tệp.
	Thái độ: 
	– Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án + tranh ảnh minh hoạ.
	– Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: (3’)
	H. Nêu các cách nạp hệ điều hành?
	– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu các cách làm việc với hệ điều hành
5
2. Cách làm việc với hệ điều hành:
 Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:
 – Sử dụng các lệnh.
 – Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), hộp thoại (Dialog box), cửa sổ (Window), 
Đặt vấn đề: Sau khi đã nạp được hệ điều hành chúng ta sẽ trực tiếp làm việc với hệ điều hành đó. Vậy người sử dụng sẽ giao tiếp với nó như thế nào?
Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng câu lệnh
15
· Sử dụng các lệnh:
 – Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
 – Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.
· GV đưa ra VD minh hoạ
Vào menu Start ® Run ® gõ câu lệnh vào hộp Open
VD: C:\WINDOWS\explorer.exe
Hoạt động 3: Giới thiệu cách sử dụng bảng chọn
20
* Sử dụng bảng chọn:
 – Khi sử dụng bảng chọn hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.
 – Bảng chọn có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng.
· Công cụ phổ biến để người dùng làm việc với hệ thống là chuột vì chuột có ưu điểm:
– Dễ dàng di chuyển nhanh con trỏ tới mục hoặc biểu tượng cần chọn.
– Thao tác đơn giản là nháy chuột – nút trái hoặc nút phải.
· GV đưa ra VD minh hoạ
Hộp thoại Print
Dòng lệnh
Nút chọn in all
In cả
Hộp nhập số
Trang cần in 
Nút quản lý danh sách chọn
Nút lệnh
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
2
· Nhấn mạnh:
 – Cách sử dụng bảng chọn
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Tập thao tác trên máy tính
	– Đọc tiếp bài “Giao tiếp với hệ điều hành”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy:	27	
Bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành
	Kĩ năng: 
	– Biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống. 
	Thái độ: 
	– Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án + tranh ảnh minh hoạ.
	– Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: (3’) Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
	Hỏi. Nêu các cách nạp HĐH?
	Đáp:
 C1: Bật nguồn (nếu máy đang ở trạng thái tắt)
 – Nếu máy đang ở trạng thái hoạt động, có thể thực hiện một trong các thao tác sau:
 C2: Nhấn nút Reset	
 C3: Nhấn đồng thời 3 phím Ctrl + Alt + Delete
	Hỏi: Nêu cách làm việc với hệ điều hành?
	Đáp:
Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:
 – Sử dụng các lệnh.
 – Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), hộp thoại (Dialog box), cửa sổ (Window), 
	– Giảng bài mới
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu các cách ra khỏi hệ thống
40
3. Ra khỏi hệ thống:
 Một số HĐH hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:
· Tắt máy ( Shut Down hoặc Turn off)
· Tạm ngừng (Stand By)
· Ngủ đông ( Hibernate) 
+ Shut Down: Ta thường chọn chế độ này trong trường hợp kết thúc phiên làm việc. Khi đó HĐH sẽ dọn dẹp hệ thống và tắt nguồn. Mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
– Stand By: Ta chọn chế độ này trong trường hợp cần tạm nghỉ một thời gian ngắn, hệ thống sẽ lưu các trạng thái cần thiết, tắt các thiết bị tốn năng lượng. Khi cần trở lại ta chỉ cần di chuyển chuột hoặc nhấn một phím bất kì trên bàn phím.
– Hibernate: Khi chọn chế độ này máy sẽ lưu toàn bộ tạng thái đang hoạt động vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó.
Đặt vấn đề: Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc, ta muốn tắt máy để nghỉ. Vậy ta nên làm như thế nào để bảo vệ được máy và dữ liệu?
· Cho các nhóm thảo luận về các cách ra khỏi hệ thống.
· GV sử dụng tranh minh hoạ để hướng dẫn các cách ra khỏi hệ thống.
F Chọn nút start ở góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn một trong các chế độ 
· Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến
Stand by
Restart
Turn Off
Nhấn phím Shift và chọn chế độ Hibernate
Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học
2
· Nhắc lại các cách ra khỏi hệ thống 
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Tập thực hành trên máy các cách ra khỏi hệ thống.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy:	28	 BÀI TẬP VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Biết đặt tên tệp và biết quản lí tệp, thư mục.
	– Biết nạp hệ điều hành , biết cách làm việc với hệ điều hành, biết ra khỏi hệ thống.
	Kĩ năng: 
	– Biết quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Biết lưu tệp, sao chép tệp.
	Thái độ: 
	– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án + tranh ảnh minh hoạ
	– Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: Sách GK, vở ghi. Làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: (3’) Gọi HS lên bảng trả lời
	Hỏi: Nêu các cách làm việc với hệ điều hành?
Đáp:
Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:
 – Sử dụng các lệnh.
– Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), hộp thoại (Dialog box), cửa sổ (Window), 
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài tập về tệp và quản lý tệp
5
5
5
Bài 1: Em hãy cho biết quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows.
Bài 2: Trong hệ điều hành Windows, tên tệp nào sau đây là hợp lệ?
a) X.Pas.P ; 
b) U/I.DOC ; 
c) HUT.TXT – BMP; 
d) A.A–C.D ; 
e) HY*O.D
f) HTH.DOC
Bài 3: Có thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt ; BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Giải thích?
· Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
· Gọi HS lên bảng
· Gọi HS trả lời
· HS trả lời
– tên tệp không quá 255 kí tự. 
Cấu tạo: tên.phần mở rộng.
– không được sử dụng các kí tự: \ / * ? " .
– tên tệp đúng: thu vien; truong; lop10a4.
– tên tệp sai: hoc?sinh;
 baitap*.doc ; cong\van ;
· Tên các tệp hợp lệ là:
 a); c) ; d); f).
· Không. Vì tên tệp không phân biệt chữ hoa chữ thường nên hai tên tệp trên sẽ giống nhau.
25
Bài 4: Cho cây thư mục như hình bên, hãy chỉ ra đường dẫn, đường dẫn đầy đủ đến tệp:
+ happybirthday.mp3
+ EmHocToan.Zip
+ HanoiMap2.jpg
+ setupvni.zip
· Cho các nhóm thảo luận, rồi gọi mỗi nhóm 1 HS lên bảng viết.
C:\Downloads\luu\happybirth.mp3; C:\Downloads\EmHocToan.zip.
Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học
2
· Nhắc lại cách đặt tên tệp trong Windows, cách định vị tệp và thư mục.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Chuẩn bị các bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy:	29
BTTH3 LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống một cách an toàn.
	– Làm quen với các thiết bị như bàn phím, chuột, dây nối, nút khởi động, 
	Kĩ năng: 
	– Biết thực hiện các thao tác với chuột một cách chính xác và dứt khoát. 
	Thái độ: 
	– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án , máy tính.
	– Tổ chức thực hành theo nhóm.
	Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc lại bài sử dụng bàn phím.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình thực hành.
	Hỏi: Nêu các cách vào/ra hệ thống?
Đáp: Một số HĐH hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:
· Tắt máy ( Shut Down hoặc Turn off)
· Tạm ngừng (Stand By)
· Ngủ đông ( Hibernate) 
	– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Làm quen với máy tính và hệ điều hành
5
1. Vào/ra hệ thống
 a. Đăng nhập hệ thống
Nhấn nút khởi động trên máy.
Màn hình hiện ra nhập:
 – User name
 – Password
Nhập tên và mật khẩu vào ô tương ứng rồi nhấn phím Enter hoặc nháy chuột lên nút OK để đăng nhập hệ thống.
b. Ra khỏi hệ thống
 + Nháy chuột lên nút Start ở góc trái, bên dưới của màn hình nền.
 + Chọn Turn off 
(hoặc Shut Down)
 + Chọn tiếp một trong các mục sau:
 – Stand By
 – Turn off
 – Restart
 – Hibernate
· GV hướng dẫn lần lượt các thao tác, sau đó cho HS thực hành theo nhóm.
H. Để có thể làm việc được thì đầu tiên ta phải làm gì?
· GV thao tác trên máy chủ.
Chú ý: Không nên đặt
 Password, vì dễ bị quên
· GV thử thực hiện một vài chương trình để minh hoạ cho việc máy đã sẵn sàng làm việc.
H. Nhắc lại các cách ra khỏi hệ thống?
· GV nhắc lại các đặc điểm của từng kiểu tắt máy.
F Chú ý: không thực hiện việc ra khỏi hệ thống nhiều lần.
Đ. Đăng nhập hệ thống.
· HS thao tác trên máy của mình.
Đ. 
 – Stand By
 – Turn off ( hoặc Shut Down) 
 – Hibernate 
· HS thao tác trên máy
Hoạt động 2: Hướng dẫn Thao tác với chuột
15
2. Thao tác với chuột
Các thao tác cơ bản với chuột gồm:
+ Di chuyển chuột.
+ Nháy chuột.
+ Nháy nút phải chuột.
+ Nháy đúp chuột.
+ Kéo thả chuột.
Các ứng dụng với chuột:
+ Chọn biểu tượng.
+ Kích hoạt biểu tượng. 
· Hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác với chuột: Nháy trái, phải chuột, nháy đúp, kéo, thả chuột 
Trên màn hình khi khởi động xong có một số mục như: 
My Computer, My Document, Recycle Bin  GV mở các thư mục trên bằng cách nháy đúp, nháy chuột phải ( chọn Open trên menu).
Dùng chuột kéo thư mục Recycle Bin từ góc phải màn hình sang góc trái màn hình 
· HS chú ý theo dõi, sau đó thực hành trên máy.
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng bàn phím.
20
3. Bàn phím:
Phím kí tự: Các chữ cái
Phím số: Các chữ số
Phím chức năng: Phía trên như F1, F2,  Mỗi phím có một chức năng khác nhau.
Phím điều khiển: Enter,
 	Ctrl, Alt, Shift, 
Phím xoá: Delete,
 	BackSpace.
Phím di chuyển: Các phím mũi tên, Home, End, 
· Cho các nhóm nêu chức năng các phím.
GV sử dụng một bàn phím để nhắc lại.
· Mở chương trình Word để thao tác cho HS quan sát. 
 Kết hợp dùng bàn phím với chuột một cách thích hợp sẽ nâng cao hiệu suất làm việc.
· Các nhóm ôn lại bài và trả lời
· HS nghe và theo dõi trên bàn phím của mình.
· HS thực hành gõ phím trong Word.
2
4. Ổ đĩa và cổng USB
· Tác dụng của thiết bị: Lưu trữ dữ liệu, chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác.
· Tắt thiết bị trước khi tháo thiết bị ra khỏi máy.
· Thao tác với từng nhóm HS, chỉ cho học sinh nơi cắm thiết bị trên.
· Hướng dẫn HS cách tháo thiết bị ra khỏi máy một cách an toàn.
· HS thực hành trên máy
Hoạt động 4: Củng cố
3
· Hệ thống lại các thao tác cơ bản, chỉnh sửa các sai sót trong quá trình thực hành.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Tích cực thực hành thêm trên máy.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 Tiết dạy:	30	 
BTTH 4 GIAO TIẾP VỚI HĐH WINDOWS
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Nắm được ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền.
	Kĩ năng: 
	– Làm quen với các thao tác cơ bản tác động lên cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn trong 	Windows 2000/XP
	– Biết cách kích hoạt chương trình thông qua nút Start.
	Thái độ: 
	– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Máy tính + Giáo án
	– Tổ chức thực hành theo nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình thực hành
	Hỏi: Nêu các tháo tác với chuột?
Đáp: Các thao tác cơ bản với chuột gồm:
+ Di chuyển chuột.
+ Nháy chuột.
+ Nháy nút phải chuột.
+ Nháy đúp chuột.
+ Kéo thả chuột.
	– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu màn hình nền (Desktop) và nút Start
10
1. Màn hình nền:
 Các đối tượng trên màn hình nền:
– Các biểu tượng: Giúp truy cập nhanh nhất.
· Cho HS quan sát màn hình nền, GV giới thiệu các thành phần của màn hình nền.
· HS quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
– Bảng chọn Start: Chứa danh mục các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác.
– Thanh công việc Task Bar: Chứa nút Start, hiển thị các chương trình đang hoạt động.
Chn chương trình thực hiện
Đưa vào dòng lệnh
Bảng chọn các công việc thường được kích hoạt ho¹t
Chọn cách ra khỏi hệ thống
Thanh công cụ nhiệm vụ ( Task Bar)
2. Nút Start:
 Nháy chuột lên nút Start để mở bảng chọn Start. Bảng chọn này cho phép:
– Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống.
– Kích hoạt các biểu tượng như My Computer, My Documents, 
– Xem thiết đặt máy in, bảng cấu hình hệ thống Control Panel
– Trợ giúp hay tìm kiếm tệp/thư mục
– Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống.
· Tất cả các chương trình đã cài đặt được hiển thị trong danh mục Start và những công việc đang làm sẽ hiển thị ở thanh Taskbar ở phía dưới màn hình nền.
· GV kích hoạt và cho thực hiện một vài chương trình để minh hoạ.
Hoạt động 2: Cách thay đổi kích thước cửa sổ
10
3. Cửa sổ:
· Các thành phần chính của một cửa sổ: Thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh trạng thái, thanh cuộn, nút điều khiển  
· Cho HS quan sát màn hình nền, GV giới thiệu các thành phần của một cửa sổ.
· HS quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
 · Các thao tác đối với cửa sổ: 
+ Thay đổi kích thước cửa sổ:
 C1: Dùng các nút điều khiển ở góc trên bên phải cửa sổ
 C2: Di chuyển chuột tới các biên và thay đổi kích thước.
 + Di chuyển cửa sổ: Đưa con trỏ về thanh tiêu đề. Kéo thả đến vị trí mong muốn.
Kéo thả chuột để di chuyển cửa sổ đi nơi khác 
Điều chỉnh
Đóng
Thu
Hoạt động 3: Thao tác với biểu tượng và bảng chọn
4. Biểu tượng
 Một số thao tác với biểu tượng:
· GV giới thiệu một số biểu tượng chính trên màn hình nền:
· HS quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
10
– Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
– Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
– Thay đổi tên (nếu được)
– Di chuyển: Kéo thả chuột để di chuyển biểu tượng tới vị trí mới.
– Xoá: Chọn biểu tượng rồi nhấn phím Delete
– Xem thuộc tính của biểu tượng: Nháy nút phải chuột lên biểu tượng mở bảng chọn tắt, rồi chọn Properties
My Documents (Tµi liƯu cđa t«i): Chứa tài liệu
My Computer (Máy tính của tôi): Chứa biểu tượng các đĩa
Recycle Bin (Thùng rác): Chứa các tệp và thư mục đã xoá
· Khi mở các biểu tượng bao giờ cũng thấy các bảng chọn để chúng ta có thể thao tác trên cửa sổ biểu tượng đó.
5. Bảng chọn.
· Một số bảng chọn:
– File: Chứa các lệnh như tạo mới (thư mục), mở, đổi tên, tìm kiếm tệp, thư mục.
– Edit: Chứa các lệnh soạn thảo như sao chép, cắt, dán, 
– View: Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong cửa sổ
· Thực hiện lệnh trong bảng chọn bằng cách nháy chuột lên tên bảng chọn rồi nháy chuột lên mục tương ứng với lệnh cần thực hiện.
· GV giới thiệu một số bảng chọn như File, Edit, View, 
· GV thực hiện một vài lệnh trong bảng chọn File để minh hoạ.
Hoạt động 4: Thực hành tổng hợp
12
6. Tổng hợp:
· Xem ngày giờ của hệ thống:
Chọn Start –> Control Panel rồi nháy đúp vào biểu tượng Date and Time để xem ngày giờ hệ thống.
· Thực hiện máy tính bỏ túi
Chọn Start ® All Programs ® Accessories 
® Calculator 
Tính giá trị biểu thức:
128*4 + 15*9 – 61*35.5
· GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm
· Các nhóm thảo luận và thực hiện.
Hoạt động 5: Củng cố
3
· Hệ thống lại các nội dung cơ bản trong bài thực hành.
· Chỉnh sửa các sai sót trong quá trình thực hành.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Luyện tập thêm trên máy.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy:	31	 
BTTH 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Làm quen với hệ thống quản lí tệp trong Windows 2000, Windows XP
	Kĩ năng: 
	– Thực hiện được một số thao tác với tệp và thư mục.
	– Khởi động một số chương trình đã cài đặt trong hệ thống.
	Thái độ: 
	– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực, dứt khoát.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án, máy tính.
	– Tổ chức thực hành theo nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình thực hành
	Hỏi: Nêu khái niệm tệp tin, thư mục? Cách tổ chức các thư mục trên đĩa?
	– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Cách xem nội dung của một ổ đĩa, thư mục
7
1. Xem nội dung đĩa, thư mục:
· Kích hoạt vào biểu tượng My Computer trên màn hình nền để xem các biểu tượng đĩa.
· Xem nội dung đĩa.
· Xem nội dung thư mục.
· GV hướng dẫn lần lượt các thao tác.
· Cho các nhóm thực hiện việc xem nội dung ổ đĩa của máy mình (gồm những thư mục nào, trong thư mục có những thư mục con và tệp tin nào)
· Quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
· Các nhóm xem nội dung ổ đĩa C, D trong máy tính của mình và báo kết quả.
Hoạt động 2: Các thao tác tạo thư mục mới, đổi tên thư mục
15
2. Tạo thư mục mới, đổi tên thư mục:
 a. Tạo thư mục mới:
 – Mở thư mục chứa thư mục muốn tạo mới
– Nháy nút chuột phải tại vùng trống trên cửa sổ.
– Chọn New ® Forder ® Gõ tên ® Enter
 b. Đổi tên tệp, thư mục:
– Nháy chuột vào tên của tệp, thư mục
– Nháy chuột vào tên một lần nữa
– Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào biểu tượng.
· GV hướng dẫn lần lượt các thao tác.
· Yêu cầu các nhóm thực hiện việc tạo thư mục mới và đổi tên thư mục.
F Chú ý: Chỉ nên đổi tên những thư mục mới vừa tạo.
· Quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
· Các nhóm thực hiện và báo kết quả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục.
20
3. Sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục:
a) Sao chép:
 – Chọn đối tượng cần sao chép.
 – Chọn Edit / Copy.
 – Chọn thư mục sẽ chứa đối tượng cần sao chép
 – Chọn Edit / Paste.
b) Xoá: 
 – Chọn đối tượng cần xoá
 – Chọn Delete hoặc nhấn tổ hợp Shift + Delete.
c) Di chuyển tệp/thư mục:
 – Chọn đối tượng cần di chuyển.
 – Chọn Edit / Cut.
 – Nháy chuột chọn thư mục sẽ chứa đối tượng di chuyển đến.
 – Chọn Edit / Paste.
· GV hướng dẫn lần lượt các thao tác.
· Yêu cầu các nhóm thực hiện việc sao chép, xoá, di chuyển thư mục, tệp tin.
F Chú ý: Chỉ nên thực hiện trên những thư mục mới vừa tạo.
· Quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
· Các nhóm thực hiện và báo kết quả.
Hoạt động 4: Củng cố
3
· Nhấn mạnh ý nghĩa các công việc và cẩn thận khi thực hiện các thao tác
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Tiếp tục thực hành thêm ở nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy:	32	 
BTTH 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Làm quen với hệ thống quản lí tệp trong Windows 2000, Windows XP
	Kĩ năng: 
	– Thực hiện được một số thao tác vớ

File đính kèm:

  • docBài 12Giao tiep voi he dieu hanh.doc
Giáo án liên quan