Giáo án Tin học 10 - Bài 9: Tin học và xã hội

- Trong XH tin học hóa, các họat động của XH đựa trên dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống tin học có quy mô tòan thế giới. Như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm pháp.

- Tin học phát triển với một nhiệp điệu vũ bảo, muốn thích ứng được với nhịp điệu này, mọi người cần phải học tập thường xuyên để nâng cao sự hiểu biết và tri thức.

- Để bảo vệ lợi ích chung, XH phải có những qui định, những điều luật để bảo vệ thông tin và xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Bài 9: Tin học và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: TIN HỌC & XÃ HỘI
A. Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức :
- Biết ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của XH.
- Biết được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong XH tin học hóa.
+ Kĩ năng :
- Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
B. Phương pháp : Diễn giải, vấn đáp .
C. Phương tiện : 
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
I. Ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của XH :
- Các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của XH và đem lại các hiệu quả to lớn.
- Sự phát triển của tin học làm cho XH có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động
- Nhiều quốc gia đã có những đầu tư to lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực. Riêng đối với VN gặp không ít thách thức nhưng cũng có nhiều thuận lợi.
- Để phát triển cần có 2 đ.kiện quan trọng : Một XH có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặc chẽ và một đội ngũ lao động có trí tuệ.
- Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và kho tàng tri thức chung của thế giới.
- Diễn giải, vấn đáp .
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
II. Xã hội Tin học hóa :
- Bằng các phương tiện giao lưu thông tin hiện đại, các giao dịch “Mặt đối mặt” sẽ ít dần nhưng con người vẫn có thể phối hợp các họat động với nhau một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian để dàng cho các họat động sáng tạo và nghỉ ngơi.
- Lao động chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để không ngừng nâng cao hiệu quả lao động.
- Các thế hệ robot với nhiều loại khác nhau dành cho những ngành nghề khác nhau sẽ được dùng phổ biến. Đặc biệt, chúng có thể thay thế con người trong những môi trường làm việc nguy hiểm.
- Rất nhiều thiết bị gia dụng hoạt động theo các chương trình điều khiển đã và đang nâng cao chât lượng cuộc sống.
- Diễn giải, vấn đáp .
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
III. Văn hóa và pháp luật trong XH Tin học hóa :
- Trong XH tin học hóa, các họat động của XH đựa trên dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống tin học có quy mô tòan thế giới. Như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm pháp.
- Tin học phát triển với một nhiệp điệu vũ bảo, muốn thích ứng được với nhịp điệu này, mọi người cần phải học tập thường xuyên để nâng cao sự hiểu biết và tri thức.
- Để bảo vệ lợi ích chung, XH phải có những qui định, những điều luật để bảo vệ thông tin và xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau.
- Diễn giải, vấn đáp .
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
D. TỔNG KẾT BÀI MỚI :
1/ Nếu có điều kiện, em muốn ứng dụng Tin học vào cuộc sống gia đình em như thề nào?
2/ Em thích học qua mạng hay học trên lớp học có thầy, có bạn?
3/ Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ các em đối với sự phát triển Tin học của nước ta?
E. DẶN DÒ : Xem trước bài “KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ò & Ï

File đính kèm:

  • docBai09_TinHocVaXH.doc
Giáo án liên quan