Giáo án Tin học 10 - Bài 1: Tin học là một ngành khoa học

- Ngày nay, máy vi tính đã có mặt ở khắp mọi nơi và đang ngày càng trở thành một công cụ phổ biến, tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Máy tính có thể hổ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người (Vệ tinh )

- Là công cụ lao động không thể thiếu của nhiều người.

- Sự phát triển của đất nước bây giờ được xem xét qua 1 tham số nữa là số máy tính trên một nghìn dân.

- Nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và Tin học nói chung thì khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11873 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Bài 1: Tin học là một ngành khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
A. Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức :
- Biết tin học là ngành KH : có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
- Biết sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của XH.
- Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
B. Phương pháp : Diễn giải, vấn đáp .
C. Phương tiện :
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
I. Sự hình thánh và phát triển của tin học :
- Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người diễn ra tương đối nhanh. Trong khoảng thời gian ngắn (1890-1920) đã có những phát minh to lớn (điện năng, điện thọai, radio …) trong đó có máy tính điện tử.
 - Ngày nay thông tin cũng được xem là một dạng tài nguyên quan trọng của nền kinh tế bên cạnh 3 tài nguyên (nhân tố) cơ bản là đất đai, nguồn lao động và vốn đầu tư.
- Cùng với việc tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
- Do đó ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập.
- Ngành Tin học có một số đặc thù riêng đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không thể tách rời việc sử dụng một loại công cụ mới đó là máy tính điện tử.
- Diễn giải
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
II. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử :
Vai trò :
- Ngày nay, máy vi tính đã có mặt ở khắp mọi nơi và đang ngày càng trở thành một công cụ phổ biến, tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Máy tính có thể hổ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người (Vệ tinh …)
- Là công cụ lao động không thể thiếu của nhiều người.
- Sự phát triển của đất nước bây giờ được xem xét qua 1 tham số nữa là số máy tính trên một nghìn dân.
- Nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và Tin học nói chung thì khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại..
Đặc tính :
- Máy tính làm việc không biết mệt mỏi.
- Tốc độ xử lý thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao.
- Đạt độ chính xác cao.
- Có thể lưu trữ rất nhiều thông tin
- Giá thành của máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ kĩ thuật.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
- Có thể liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống lớn.
Chú ý : Không thể coi việc học Tin học chỉ là việc học cách sử dụng máy tính.
- Đặt câu hỏi cho học sinh “Theo em thì máy tính điện tử có vai trò như thế nào trong cuộc sống”
- Đặt câu hỏi cho học sinh : “Hãy cho biết máy tính điện tử có những đặc tính gì?”
- Đưa ra nhận xét và kết luận.
- Học sinh thảo luận theo nhóm và cho biết ý kiến.
- Học sinh thảo luận và đưa ra kết luận.
III. Thuật ngữ Tin học:
Tiếng PHÁP : Informatique
Tiếng ANH : Informatics
Người Mĩ dùng : Computer Science
Định nghĩa : Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
-Diễn giải
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
- HS theo dõi SGK và ghi chép.
D. TỔNG KẾT BÀI MỚI :
1/ Vai trò và đặc tính của Tin học.
2/ Hãy nêu một vài ví dụ mà máy tính chưa thể thay thế con người trong việc xử lí thông tin.
E. DẶN DÒ : Xem trước bài “THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ò & Ï

File đính kèm:

  • docBai01_THLaMotNganhKH.doc
Giáo án liên quan