Giáo án Tiết đọc thư viện Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
Sáng thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2021
Mĩ thuật lớp 1
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC
BÀI 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các đức tính: chăm chỉ, trách nhiệm,tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS.
2. Năng lực
2.1. Năng lực mĩ thuật
Nhận ra chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2.2. Năng lực chung
- Nhận ra một số đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,.là những thứ có thể tạo nên sản phẩm mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo.
- Nêu được tên một số màu sắc, kiểu nét và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã được học trong học kì 1.
- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh.
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy/ bìa màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo,.
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạyhọc: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn.
2. Kĩ thuật dạy học:Tia chớp, đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
TUẦN 17 Chiều thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2021 Tiết đọc thư viện lớp 3 ĐỌC TRUYỆN KHOA HỌC ( Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH. - Giúp HS biết chọn sách theo chủ đề để đọc và cảm nhận được nội dung . - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích. - HS biết chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. II. CHUẨN BỊ: Sách truyện khoa học phù hợp với trình độ đọc của HS. Chổ ngồi phù hợp với HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức (1p). 2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (2p). Hoạt động 1: Đọc cá nhân (20p). - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại nội quy thư viện, mã màu cho cả lớp cùng cùng nhớ. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc - GV giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho những HS gặp khó khăn khi chọn sách. - HS đọc sách mình đã chọn. - GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình đọc. - Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. * Sau khi đọc: - Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. - Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: + Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Nội dung câu chuyện kể về điều gì? + Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? + Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao? + Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong GV hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng vị trí kệ sách đã lấy. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng (10p). - Chia nhóm học sinh: Viết, vẽ - GV giải thích hoạt động. - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. - GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. - Sau thời gian hoạt động GV hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự. - Mời 2-3 nhóm chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, khen ngợi các nhóm. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS mượn sách đọc thêm. Sáng thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2021 Mĩ thuật lớp 1 CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC BÀI 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các đức tính: chăm chỉ, trách nhiệm,tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. 2. Năng lực 2.1. Năng lực mĩ thuật Nhận ra chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2.2. Năng lực chung - Nhận ra một số đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,...là những thứ có thể tạo nên sản phẩm mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo. - Nêu được tên một số màu sắc, kiểu nét và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã được học trong học kì 1. - Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh. - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). 2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy/ bìa màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo,... III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạyhọc: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn. 2. Kĩ thuật dạy học:Tia chớp, đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy. 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động (2p) - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - Tổ chức học sinh hát và vận động theo bài hát. - GV liên hệ giới thiệu nội dung bài học Hoạt động 2: Tổ chức cho HS củng cố kiến thức đã học (7p) - Tổ chức học sinh thảo luận, yêu cầu: + Quan sát hình minh họa trang 42, 43 SGK và một số sản phẩm của HS, hình ảnh do GV chuẩn bị. + Nêu yếu tố tạo hình thể hiện ở hình ảnh (trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật)? + Giới thiệu cách thực hành tạo nên một số sản phẩm cụ thể của bản thân hoặc của nhóm? - Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. - Tổng kết: Có nhiều loại nét, nhiều cách tạo chấm và tên gọi màu sắc khác nhau. Chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo nên các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Hoạt động 3:Tổ chức cho HS thực hành sáng tạo (18p) - Tổ chức HS làm việc nhóm với nhiệm vụ: + Mỗi nhóm tạo một sản phẩm mĩ thuật với khổ giấy cho trước, có sẵn màu nền. + Lựa chọn nội dung thể hiện: hình ảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật, đồ dùng,... + Vận dụng vật liệu, họa phẩm sẵn có để tự tạo chấm, nét bằng cách cắt, xé, dán,...tạo hình ảnh ở sản phẩm; hoặc vẽ, in chấm, nét tạo hình ảnh ở sản phẩm. - Lưu ý HS có thể lựa chọn cách thể hiện sau: + Thể hiện chấm và màu sắc ở sản phẩm. + Thể hiện một kiểu nét hoặc một số kiểu nét và màu sắc ở sản phẩm. + Sử dụng chấm, nét, màu sắc ở sản phẩm. Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm (8p) GV cho HS trưng bày sản phẩm lên bảng lớp. - Gợi mở HS chia sẻ: + Tên sản phẩm là gì? + Cách thực hành tạo nên sản phẩm? + Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao? - Hướng dẫn HS nhận xét, tự đánh giá kết quả làm việc và sản phẩm. Ví dụ: + Mức độ tham gia thảo luận, thực hành, hợp tác,...của cá nhân. + Nêu các yếu tố chấm, nét, màu sắc mà nhóm đã thể hiện ở sản phẩm,... * Tổng kết bài học: - GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nội dung các bài học tiếp theo ở học kì 2. Mĩ thuật lớp 4 CHỦ ĐỀ 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật tìm được theo ý thích cá nhân của mình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình + Vẽ cùng nhau; Xây dựng cốt truyện. + Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. + Tạo hình con rối nghệ thuật biểu diễn. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4, Tranh chủ đề Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Sản phẩm của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4. - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, đất nặn, ống, len, sợi, vải, kéo, hồ dán.. IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra đồ dùng học tập (1p): Nhóm trưởng kiểm tra đồ dùng, báo cáo trước lớp. 2. Khởi động (2,5p). - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Ghép tranh. - GV chia lớp thành ba tổ, mỗi tổ cử 4 bạn học sinh lên chơi trò chơi - GV nêu tên trò chơi và phát tranh cho ba nhóm trưởng. - Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì 4 bạn của mỗi tổ nối tiếp nhau lên ghép các mảnh tranh cắt rời thành bức tranh hoàn chỉnh trên phần bảng lớp quy định của tổ mình. - HS chơi trò chơi. - Hết thời gian chơi GV cùng HS nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc. - GV mời 1 HS nêu nội dung của ba bức tranh. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (0,5p). Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động cá nhân) (30p). - GV yêu cầu một vài học sinh nhắc lại các cách và các bước thực hiện chủ đề “Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” . - HS nhận xét – GV nhận xét. - GV cho học sinh xem một số tranh, ảnh về các hoạt động và một số sản phẩm tạo hình với các hình thức, chất liệu khác nhau về chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” . - GV tổ chức cho HS thực hành. - Học sinh thực hành cá nhân: Vẽ, xé/ cắt dán hoặc nặn, tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn. - GV quan sát hướng dẫn, gợi ý phù hợp từng cá nhân học sinh ( GV căn cứ trên vật liệu học sinh chuẩn bị được, GV hướng dẫn HS lựa chon tạo hình cho phù hợp) - Hết thời gian thực hành GV cùng HS nhận xét một số sản phẩm cá nhân của bạn. 4. Nhận xét, dặn dò (1p): - GV nhận xét chung tiết học. - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết 3( thực hành nhóm). Chiều thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2021 Kĩ năng sống lớp 2 BÀI 7: ĐÔI CHÂN NĂNG ĐỘNG (Tiết 1) I.Mục tiêu : Qua bài học giúp học sinh biết được tác dụng của đôi chân năng động. II.Đồ dùng : Vở THKNS III.Hoạt động dạy học : 1.Ỏn định tổ chức (1p). 2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động : Đôi chân năng động (32p). Bước 1: Hướng dẫn làm BT a.Yêu cầu học sinh nhìn vào ngón tay trỏ ở hình dưới trong vòng 3 phút: b.Em cảm thấy mắt mình thế nào? Mắt mỏi Cay mắt Bình thường c.Nếu em đứng yên một chỗ trong vòng một giờ đồng hồ thì em cảm thấy thế nào? Thoải mái Mỏi chân Người cứng lại - Học sinh quan sát ngón tay. - Học sinh nêu miệng kết quả của mình. - Học sinh cùng GV nhận xét. Bước 2: Thảo luận Khi thuyết trình, di chuyển giúp ích gì cho em và người nghe? Học sinh đưa ra ý kiến – Nhận xét. Học sinh thảo luận nhóm đôi và làm BT - Khi em di chuyển thì mắt của bạn có di chuyển theo em không? Có Không - Khi em di chuyển em có thấy người mình linh hoạt, năng động hơn không? Có Không -Việc em di chuyển giúp em và người nghe đều được tập thể dục. Đúng Sai - Học sinh trả lời miệng . - GV nhận xét. Bước 3: Rút ra bài học: - Cả lớp đọc thầm - 1-2 HS đọc lại bài học trước lớp. - GV kết luận. 3.Cũng cố - dặn dò (1p): - GV nhắc lại nội dung tiết học. - Dặn HS học thuộc bài học. Sáng thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2021 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nhận ra và nêu được hình dáng đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật thân thuộc - Biết cách thực hiện vẽ, xé dán hoặc nặn được một số con vật quen thuộc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Phương pháp: Vận dụng quy trình Xây dựng cốt truyện và Vẽ cùng nhau. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị - Sách học Mĩ thuật lớp 2. - Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề: - Hình hướng dẫn cách vẽ. HS chuẩn bị - Sách học Mĩ thuật lớp 2. - Màu vẽ, giấy vẽ.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Khởi động (3p): Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi thi vẽ nhanh con vật, giáo viên vẽ sắn những hình tròn, bầu dục lên bảng, học sinh tham gia trò chơi bằng cách vẽ thêm bộ phận, đặc điểm để hoàn thiện con vật. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (8p) - Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm. - GV cho HS thi kể tên con vật mà em biết. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 và 7. 2 hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, màu sắc các con vật quen thuộc. + Kể tên các con vật trong hình 7.1. Em thích con vật nào trong hình? + Mô tả lại hoạt động của con vật, nêu đặc điểm của các con vật về hình dáng, màu sắc và các chi tiến nổi bật. - Một số đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - HS cùng GV nhận xét. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 7.2, thảo luận nhóm để tìm hiểu các sản phẩm tạo hình + Các con vật được tạo hình từ chất liệu gì? + Màu sắc như thế nào? - Một số đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - HS cùng GV nhận xét. - GV tóm tắt: + Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật quen thuộc như trâu, bò, lợn, gà, mèo chó, thỏ chim, cáMỗi con vật đều có hình dáng và màu sắc khác nhau + Để tạo hình con vật cần nắm được đặc điểm, hình dáng và hoạt động của con vật. Có thể tạo hình bằng nhiều cách như vẽ, xé, cắt dán, nặnbằng các chất liệu khác nhau như giấy màu, lá cây, dất nặn Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (8p). Yêu cầu học sinh quan sát hình 7.3 và 7.4 , thảo luận nhóm để nêu cách tạo hình con vật. - GV nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS hiểu rõ cách tạo hình con vật. + Em nêu cách tạo hình của nhóm em. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ như thế nào? + Em chọn chất liệu gì để thể hiện. - Học sinh thảo luận nhóm và nêu cách thể hiện. - GV nhận xét, tóm tắt cách thực hiện. - GV làm mẫu cho cả lớp xem. - GV yêu cầu HS quan sát hình 7.6 để có thêm ý tưởng tạo hình con vật. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (13p). * Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu HS thực hành tạo hình con vật theo ý thích. Giáo viên lưu ý học sinh : + Thảo luận nhóm để thống nhất nội dung và chất liệu sẽ thể hiện và nhiệm vụ của từng thành viên. + Lựa chọn vật liệu và hình thức thể hiện phù hợp. -HS thực hành cá nhân theo sự phân công của nhóm. - Hết thời gian thực hành GV có thể cho một vài học sinh giới thiệu về sản phẩm cá nhân của mình cho bạn nghe. - GV nhận xét. Khen ngợi 4. Nhận xét, dặn dò (1p). - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học thực hành theo nhóm. Mĩ thuật lớp 4 CHỦ ĐỀ 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật tìm được theo ý thích cá nhân của mình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình + Vẽ cùng nhau; Xây dựng cốt truyện. + Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. + Tạo hình con rối nghệ thuật biểu diễn. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4, Tranh chủ đề Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Sản phẩm của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4. - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, đất nặn, ống, len, sợi, vải, kéo, hồ dán.. IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra đồ dùng học tập (1p): Nhóm trưởng kiểm tra đồ dùng, báo cáo trước lớp. 2. Khởi động (2,5p). - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Ghép tranh. - GV chia lớp thành ba tổ, mỗi tổ cử 4 bạn học sinh lên chơi trò chơi - GV nêu tên trò chơi và phát tranh cho ba nhóm trưởng. - Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì 4 bạn của mỗi tổ nối tiếp nhau lên ghép các mảnh tranh cắt rời thành bức tranh hoàn chỉnh trên phần bảng lớp quy định của tổ mình. - HS chơi trò chơi. - Hết thời gian chơi GV cùng HS nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc. - GV mời 1 HS nêu nội dung của ba bức tranh. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (0,5p). Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động cá nhân) (30p). - GV yêu cầu một vài học sinh nhắc lại các cách và các bước thực hiện chủ đề “Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” . - HS nhận xét – GV nhận xét. - GV cho học sinh xem một số tranh, ảnh về các hoạt động và một số sản phẩm tạo hình với các hình thức, chất liệu khác nhau về chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” . - GV tổ chức cho HS thực hành. - Học sinh thực hành cá nhân: Vẽ, xé/ cắt dán hoặc nặn, tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn. - GV quan sát hướng dẫn, gợi ý phù hợp từng cá nhân học sinh ( GV căn cứ trên vật liệu học sinh chuẩn bị được, GV hướng dẫn HS lựa chon tạo hình cho phù hợp) - Hết thời gian thực hành GV cùng HS nhận xét một số sản phẩm cá nhân của bạn. 4. Nhận xét, dặn dò (1p): - GV nhận xét chung tiết học. - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết 3( thực hành nhóm). Chiều thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021 Luyện mĩ thuật lớp 1 CLB MĨ THUẬT: THI VẼ NHANH, VẼ ĐẸP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vẽ được bức tranh theo ý thích. - HS biết hợp tác với bạn để thực hiện sản phẩm trong thời gian nhanh nhất. - Biết trưng bày, giới thiệu, chia sẽ, cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , Một số sản phẩm của học sinh. * HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, vật liệu tìm được, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định lớp và khởi động (3p). GV cho HS chơi trò chơi ghép tranh. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học (1p) Hoạt động: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (30p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm từ hình thức, chất liệu khác nhau. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì, thực hiện sản phẩm bằng cách nào? - Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình. - GV cho HS hoạt động nhóm bốn thực hiện vẽ bức tranh theo ý thích. - HS các nhóm thi vẽ nhanh, vẽ đẹp. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS các nhóm. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh nào đẹp mắt trưng bày ở phòng Mĩ thuật. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - GV nhận xét một số sản phẩm của học sinh. - GV nhận xét ý thức học tập của học sinh, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. Chiều thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2021 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết làm việc theo nhóm để vẽ, xé dán hoặc nặn được một số con vật quen thuộc và sắp xếp thành một nội dung chủ đề về con vật thân thuộc theo ý thích. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Phương pháp: Vận dụng quy trình Xây dựng cốt truyện và Vẽ cùng nhau. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị - Sách học Mĩ thuật lớp 2. Hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề: HS chuẩn bị - Sách học Mĩ thuật lớp 2. - Màu vẽ, giấy vẽ, đất nặn, sản phẩm cá nhân ở tiết 1.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Kiểm tra đồ dùng, khởi động (3p). GV cho HS chơi trò chơi : Bắt chước tiếng kêu của con vật. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động nhóm) (30p). - GV nêu câu hỏi gợi mỡ để dẫn dắt HS thảo luận tìm ra cách sắp xếp bức tranh tập thể cho phù hợp. + Nhóm em tạo hình những con vật gì? + Em sẽ sắp xếp các con vật vào vị trí nào của tờ giấy? + Em sẽ tạo thêm những hình ảnh gì để bức tranh thêm sinh động? - GV hướng dẫn HS dùng các cách khác nhau để tạo bức tranh tập thể: Vẽ lại, can lại, cắt rời hình ảnh từ sản phẩm cá nhân để ghép lại. - GV cho HS xem một số sản phẩm của HS và hình 7.8 để các em học hỏi. - HS tạo sản phẩm theo nhóm 4 trên khổ giấy A3. - GV bao quát lớp, hướng dẫn, gợi ý thêm cho nhóm HS còn lúng túng. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi nhóm HS tích cực thực hành. - Dặn HS chuẩn bị tốt sản phẩm cho tiết học sau: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
File đính kèm:
giao_an_tiet_doc_thu_vien_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc