Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

I- MỤC TIÊU

1.– Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm tha thiết.

2. – Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi những người làm nên hạt gạo thời chống Mĩ – hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, từ nước có hương sen thơm, từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến.

* Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Băng ghi lời bài hát Hạt gạo làng ta (nếu có).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần14 tiết28.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Hạt gạo làng ta 
I- Mục tiêu
1.– Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm tha thiết.
2. – Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi những người làm nên hạt gạo thời chống Mĩ – hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, từ nước có hương sen thơm, từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến. 
* Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích.
II- Đồ dùng dạy học 
Băng ghi lời bài hát Hạt gạo làng ta (nếu có).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
7’
12’
A.Kiểm tra bài cũ-
Đọc bài Giây phút thiêng liêng và trả lời các câu hỏi về bài đọc.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
- Trần Đăng Khoa là một tài năng thơ ca sớm bộc lộ. Anh đã bắt đầu sáng tác từ rất sớm – khi mới 7, 8 tuổi, và ngay lập tức đã có những bài thơ được mọi người yêu thích. Hạt gạo làng ta là một trong số những bài thơ hay nhất của anh Khoa, đã được phổ nhạc. Hôm nay các em sẽ học bài thơ để hiểu rõ hơn giá trị của hạt gạo thời cả dân tộc chống Mĩ. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc
b.Tìm hiểu bài
Câu 1: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? (Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa), của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ (Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
 (Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước nhu ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy.
Hai dòng cuối khổ thơ vẽ hai hình ảnh trái ngược nhau: cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát; mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy) 
Câu hỏi 3: Em hiểu câu thơ “bát cơm mùa gặt, Thơm hào giao thông” như thế nào? (Bữa cơm thời chiến, thời chống Mĩ nên mới có cảnh “thơm hào giao thông”. ý của câu thơ: Nỗi vất vả làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh; đóng góp của hạt gạo vào chiến thắng chung của dân tộc: hạt gạo nuôi chiến sĩ, nuôi những người trực chiến trong hào giao thông)
Câu hỏi 4: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?(Các bạn thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Những hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quanh trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của các bạn, ý thức trách nhiệm và tấm lòng của các bạn với tiền tuyến ) 
Đại ý: Ca ngợi những người làm nên hạt gạo thời chống Mĩ
c+Đọc diễn cảm
GV đọc diễn cảm bài văn.
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết; chú ý đọc ngắt nhịp các dòng thơ linh hoạt, phù hợp với từng ý thơ. VD: Từ dòng thơ 1 (Hạt gạo làng ta) chuyển sang dòng 2 (Có vị phù sa) có ngắt nhịp bằng 1 dấu phẩy. Nhưng từ dòng 2 (Có vị phù sa) sang dòng 3 (Của sông Kinh Thầy) hai dòng thơ đọc gần như liền mạch  Những dòng thơ sau : Những trưa tháng sáu, Nước như ai nấu, Chết cả cá cờ cũng đọc khá liền mạch. Song hai dòng tiếp có ý đối lập Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy  cần đọc ngắt giọng, ngưng lại rõ rệt gây ấn tượng về sự chăm chỉ, vất vả của mẹ để làm ra hạt gạo.
Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích; chuẩn bị bài Tập đọc mở đầu tuần 15 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo
.
PP kiểm tra đánh giá
GV kiểm tra 2 HS
-Gv nhận xét cho điểm.
-GV có thể mở băng cho HS nghe bài hát Hạt gạo làng ta (nếu có).
1 HS đọc bài thơ
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ khó. HS nêu thêm những từ ngữ các em chưa hiểu. GV giúp các em giải nghĩa từ.
GV đọc diễn cảm bài thơ.
*PP thảo luận nhóm, vấn đáp
HS đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng khổ, cả bài thơ; trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài dưới sự hướng dẫn của GV.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng khổ, cả bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm những khổ thơ yêu thích.
Cả lớp hát bài hát Hạt gạo làng ta.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Từ và câu 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Tổng kết về từ loại(t1)
I- Mục đích, yêu cầu
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
2. Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi nội dung bảng phân loại (BT3).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 7'
A. Kiểm tra bài cũ
-Mỗi em đặt 1 câu có sử dụng 1 trong các cặp QHT sau: vì nên, nếu... thì, tuy nhưng, chẳng những mà còn
B. Bài mới
1-Giới thiệu bài:
Tiết học này giúp các em hệ thống hoá những điều đã học về danh từ, đại từ; tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại từ ấy. Chúng ta sẽ đạt được MĐ, YC của tiết học thông qua việc giải một số bài tập. 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+Bài 1, 2
lời giải: 
* DT chung: giọng, hàng, nước mắt, vệt, má, cậu, con trai, tay mặt, phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm.
* DT riêng: Nguyên
* Quy tắc viết hoa DT riêng.
Với các DT riêng (các cụm từ chỉ tên riêng) nói chung: viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành DT riêng (tên riêng) đó
Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. VD: Nơ Trang Lơng, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Chợ Rộy, Cửu Long
Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài thì phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận nào gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. VD: Pa-ri, An-Pơ, Đa-nuýp, Vích-to Huy-gô
Riêng những tên người, tên địa lý nươ3cs ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt thì viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. VD: Bắc Kinh, Tây Ban Nha, Quách Mạt Nhược
Khi viết tên các đơn vị, tổ chức,các danh hiệu, giải thưởng, ta cũng viết hao chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
-Bài tập 3:Lời giải:
ĐTXH trong đoạn văn:chị, tôi, ba ,cậu, chúng tôi.
Đại từ chuyên dùng
Đại từ gốc danh từ
Đại từ ngôi thứ nhất
tôi, chúng tôi
ĐT ngôi thứ hai
ĐT ngôi thứ ba
chị , cậu
ba
+Bài 4:
Lời giải
.Danh từ làm chủ ngữ trong kiểu câu ai – làm gì?
-Nguyên(danh từ)
-Tôi (đại từ)
-Nguyên (danh từ) quay sang tôi giọng nghẹn ngào.
-Tôi(đại từ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt dài trên má.
.DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai – thế nào?
-Một mùa xuân mới (cụm danh từ) bắt đầu.
.DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai –là gì?
Chị(đại từ- danh từ được dùng như đại từ) là chị gái của em nhé!
.Dt làm vị ngữ( phải đi kèm từ là) từ chị trong các câu Chị là chị của em nhé! Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 4.
.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV kiểm tra 2, 3 HS.
_Gv nhận xét ,cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan.
.> GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
>GV ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại..
- 1 Hs đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2. GV nhắc các em chú ý: bài có nhiều danh từ chung, em tìm được 3 là đạt yêu cầu, nếu tìm được nhiều hơn càng tốt.
- HS làm việc cá nhân. Các em đọc thầm đoạn văn đã cho: gạch dưới (bằng bút chì mờ trong SGK) các DT chung và DT riêng tìm được.
- HS nói các danh từ tìm được, nhắc lại quy tắc viết hoa DT riêng học ở lớp 4). GV viết nhanh các DT lên bảng lớp. (Có thể tổ chức thi theo kiểu tiếp sức giữa các nhóm. Mỗi HS trong nhóm lên bảng viết các DT tìm được theo đúng trình tự đoạn văn-rồi trao phấn cho bạn khác viết tiếp).
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét.
-1 hs đọc yêu cầu .
-Hs làm việc cá nhân hoặc theo nhóm đôi.
-Gv dán lên bảng 2,3 tờ phiếu ,mời 2,3 hs lên bảng làm.
-Cả lớp và gv nhận xét, chốt laị.
- 
.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần14 tiết 14.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : PA-XTƠ Và EM Bé
I- Mục đích, yêu cầu
1. Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình.
2. HS hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sỹ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
II- Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5ph 
32p
3ph
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra1, 2 HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) để bảo vệ môi trường.
B. Bài mới:
1-Giới thiệu câu chuyện:
Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, loài người luôn phải đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo. Nhờ sự sáng tạo và lao động bền bỉ của nhiều thế hệ, con người đã phát minh ra nhiều loại thuốc đẩy lùi bệnh tật. Câu chuyện Pa-Xtơ và em bé thầy (cô) kể hôm nay sẽ giúp các em biết về một tấm gương lao động quên mình, vì hạnh phúc con người của nhà khoa học vĩ đại người Pháp Lu-i Pa-xtơ (1822-1895). Ông đã có công tìm ra vắc-xin cứu loài người thoát khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà đã từ rất lâu con người bất lực không tìm được cách chữa trị - đó là bệnh dại.
2.Hướng dẫn hs kể chuyện:
+Gv kể lần 1
+Gv kể lần 2
3. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) HS kể lại từng đoạn câu chuyện (dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ)
b) HS kể lại toàn bộ câu chuyện
c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
. (Để cứu em bé bị cho dại cắn, Pa-Xtơ đã đi đến một quyết định vô cùng táo bạo: dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo có tính toán, cân nhắc. Ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị. Cuối cùng Pa-Xtơ đã chiến thắng, khoa học đã chiến thắng. Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới. Một loại bệnh bị đẩy lùi. Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống).
5. Củng cố, dặn dò
- GV biểu dương những HShọc tốt trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau- Kể chuyện đã nghe đã đọcvề những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-1 hs kể
-Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình
- Gv thuyết trình, ghi đề bài.
- GV kể lần 1, HS nghe. GV kể xong, viết lên bảng các tên riêng, từ mựon nước ngoài, ngày, tháng đáng nhớ: bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giôn- dép, thuốc vắc-xin, 6-7-1885, (Giô-dép được đưa đến gặp bác sỹ Pa-Xtơ), ngày 7-77-1885 (ngày những giọt vắc-xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người).
- GV kể lần 2 (hoặc 3), kết hợp với giới thiệu 6 hình ảnh minh hoạ tương ứng với 6 đoạn trong SGK. HS vừa nghe kể vừa nhìn các hình ảnh minh hoạ.
- HS tập kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
- Đại diễn mỗi nhóm thi kể từng đoạn chuyện trước lớp. Có thể kể tiếp nối nhau: nhóm 1 kể tranh, nhóm 2 kể tiếp tranh 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm.
- 2,3 HS đại diện mỗi nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. Có thể chọn đại diện theo cách bốc thăm.
- Cả lớp và GV nhân xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp hiểu nội dung câu chuyện
- HS trao đổi thảo luận, rút ra ý nghĩa câu chuyện. (Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sỹ Pa-xtơ đã khiến ông công hiến được cho loài người một phts minh khoa học lớn lao.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
I- Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn
2. Dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có, HS được một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết yêu cầu của BT1.
- Dàn bài cho bài văn tả ngoại hình nhân vật của mỗi HS; các kết quả quan sát và ghi chép.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
Ghi chú
 7'
A. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra HS cả lớp đã về nhà hoàn chỉnh và ghi lại vào vở biên bản một cuộc họp; chấm điểm bài viết của 2, 3 HS.
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài:
Trong các tiết học trớc, các em đã tập quan sát ngoại hình của mộtngời mà em thờng gặp; đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ xem ai là người viết được đoạn văn hay nhất trong tiết học hâm nay. 
2- Hớng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài tập 1
Từ dàn ý đã lập (ở bài tập làm văn tuần trước), hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
* Bài tập 2 (BT về nhà):
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà để có thể học tốt tiết Tập làm văn đầu tuần 15- Luyện tập tả người (tả hoạt động)
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- 
GV kiểm tra HS cả lớp.
*PP thuyết trình, trực quan.
.> GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
>GV ghi tên bài bảng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và Gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS suy nghĩ, chọn mộtphần trong dàn ý (phần thân bài) để chuyển thành đoạn văn.
- HS chuẩn bị tư liệu để làm bài (xem lại các kết quả quan sát, dàn bài đã lập ở tiết trớc).
- Từng HS viết đoạn văn vào vở; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).
- 1 số HS đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những bài viết có ý riêng, ý mới.
- GV thu bài về nhà chấm
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: yêu cầu quan sát hoạt động của nhân vật (xem lại bài văn mẫu Người thợ rèn); Xác định rõ: người em định tả là ai, em định tả hoạt động gì của họ, hoạt động đó diễn ra như thế nào? Nêu cảm tưởng hoặc cảm nghĩ của em khi quan sát hoạt động đó. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Làm biên bản bàn giao
I- Mục đích, yêu cầu
1.Hs nắm được tác dụng, nội dung, thể thức viết một biên bản bàn giao; sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản bàn giao và biên bản cuộc họp.
2.Biết thực hành làm biên bản bàn giao (nhiệm vụ trọng tâm).
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn bảng so sánh để gv điền nhanh kết quả so sánh vào 2 loại biên bản (biên bản bàn giao và biên bản cuộc họp)-BT 2 phần nhận xét. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học 
Phương pháp, hình thức dạy học tương ứng
A.Kiểm tra bài cũ
Đoạn văn hs đã viết tuần trước.
B Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
Trong cuộc sống , con người phảI tiếp xúc với nhiều loại biên bản(biên cuộc họp, bản biên bản bàn giao, biên bảnvụ việc)do đó cũng cần biết làm nhiều loại biên bản.Các biên bản về thể thức cơ bản giống nhau,chỉ khác nhau ở nội dung.Trong tiết tập làm văn tuần trước các con đã học làm biên bản một cuộc họp.Tiết học hôm nay sẽ giúp các con làm quên với một loại biên bản khác – biên bản bàn giao.
2.Phần nhận xét
Bài tập 1, bài tập 2: Đọc và so sánh biên bản bàn giao có gì giống và khác .
Lời giải
3.Phần ghi nhớ
4.Phần luyện tập
-Biên bản bàn giao hai hàng cây
5.Củng cố ,dặn dò
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu hs về nhà hoàn thiện , viết lại vào vở biên bản vừa hoàn thiện ở lớp;chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn đầu tuần sau Luyện tập tả người trong hoạt động.
PP kiểm tra đánh giá
+GV trả bài, nhận xét đoạn văn hs đã viết tuần trước.
PP thuyết trình
-Gv giới thiệu bài.
-1hs đọc thành tiếng yêu cầu bài 1(Phần lệnh và biên bản mẫu).
-1hs đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2.
-Hs làm việc cá nhân.Các em đọc lướt biên bản bàn giao phòng tự quản, suy nghĩ , tìm sự giống nhau và khác nhau giữa hai biên bản.
-Hs phát biểu ý kiến theo trong yêu cầu.Gv treo bảng phụ, viết nhanh , tóm tắt lên bảng những ý kiến đúng.
-1 hs đọc lại bảng kết quả.
-2,3 hs đọc nội dung ghi nhớ,cả lớp đọc thầm theo.
-1 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn sgk.
-1 his đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-Gv nhắc hs đặt tên đúng cho biên bản.
-Hs làm việc cá nhân.Mỗi em viết nháp vhoặc làm bài vào vở.
-Nhiều hs đọc biên bản đã viết.
-Cả lớp và gv nhận xét; bình chọn người làm biên bản hay nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
Giống nhau
Khác nhau
Những người lập biên bản
Có ít nhất 2 người lập biên bản
Biên bản cuộc họp: người lập lầ chủ tịch và thư kí.
-Biên bản bàn giao: người lập là đại diện 2 tổ chức hoặc 2 cá nhân bàn giao.
Thể thức trình bày
Đều gồm 3 phần:
-Phần mở đầu: tiêu ngữ, qquốc hiệu, địa điểm , thời gian.
-Phần chính: thành phần,nội dung, cuộc họp, cuộc bàn giao.
-Phần kết: chữ kí của những người lập biên bản.
Tên biên bản khác nhau( biên bản cuộc họp , biên bản bàn giao)
3.Nội dung
Phần chính của 2 loại biên bản đều ghi tên các thành viên tham gia cuộc họp hay cuộc bàn giao.
Biên bản cuộc họp: ghi diễn biến cuộc họp, tóm tắt các ý kiến phát biểu , kêtý luận của chủ tịch , kết quả bỏ phiếu
-Biên bản bàn giao:Ghi danh sánh,
Lời giải bài 1-TLV-tiết 2 tuần 14
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Giây phút thiêng liêng
 I.Mục đích, yêu cầu
1.Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Giây phút thiêng liêng.
2.Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn: tr / ch hoặc ao /au.
II.Đồ dùng dạy – học
-Bút dạ+ 4 tờ giấy khổ to cho hs các nhóm chơi trò thi tiếp sức(làm bt2).
-Từ điển hs hoặc vài trang từ điển phô tô nội dung bt 3 cho 2,3 hs làm bài trên bảng lớp(Những chỗ là ô trống trong bài sửa thành các dấu chấm).
III.Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
.2 hs viết bảng lớp , hs khác viết nháp theo lời đọc của cô: sương giá, xương xẩu, xương xương, sương mù(hoặc việc làm, Việt Bắc, lần lượt, cái lược)
B-Bạy bài mới
1.Giới thiệu bài:Gv nối mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn hs viết chính tả
-Gv đọc toàn bài chính tả một lượt .Yêu cầu 1 hs nói nội ding của đoạn.
-Gv đọc cho hs viết , mỗi câu hoặc ngữ đọc 2, 3lần.
-Hs viết xong , gv đọc thêm 1 lượt cho các em soát lỗi.
-Gv chấm chữa khoảng 7-110 bài. Từng cặp hs đổi vở cho nhau cùng soát lỗi. Hs ghi các chữ đã sửa lỗi ra ngoài lề.
3.Hướng dẫn hs làm các bài tập chính tả
-Bài tập 2:
-Gv cho hs lớp mình làm bài tập 2a.
-Gv nêu yêu cầu của bài tập: tìm những từ ngữ chứa các tiếng trong 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_14_truong_thdl_doan_thi_diem.doc
Giáo án liên quan