Giáo án Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Năm học 2015-2016 - Dương Thị Thanh Vân

) Giới thiệu bài:

- Bài cửa sông: Sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả mượn hình tượng cửa sông để nói về sự hội tụ, sự ra đi và sự trở về nguồn với tất cả tấm lòng thủy chung, tình nghĩa. Chúng ta cùng học bài cửa sông để hiểu rõ hơn về điều đó

- GV viết tên bài lên bảng

b) Luyện đọc:

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Trong bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cho HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ.

- GV sửa lỗi phát âm và ngắt giọng cho HS.

- GV cho HS tìm từ khó đọc

- GV hướng dẫn đọc từ khó phát âm.

- GV cho HS đọc phần chú giải trong SGK.

- GV kết hợp giải nghĩa thêm 1 số từ mà HS chưa hiểu.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho đại diện 1 số cặp thi đọc khổ thơ 1 và 2.

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, biểu dương nhóm HS đọc tốt hơn.

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

+ Ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ.

- GV gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá.

c) Tìm hiểu bài:

- GV cho 1 HS đọc lại khổ thơ 1.

- Trong khổ thơ đầu tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Năm học 2015-2016 - Dương Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: Tiếng Việt (Lớp 5)
Ngày soạn: 22/3/2016
 Giáo viên: Dương Thị Thanh Vân
 Đơn vị: Trường tiểu học Thanh Vân
Bài: CỬA SÔNG
 (Quang Huy)
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
	2. Kỹ năng:
	- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Học thuộc lòng bài thơ.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh, bảng phụ, sách giáo khoa.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức: (2’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Giờ trước các em học bài gì?
- GV gọi học sinh đọc lại bài 
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi tranh vẽ cảnh gì?
a) Giới thiệu bài:
- Bài cửa sông: Sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả mượn hình tượng cửa sông để nói về sự hội tụ, sự ra đi và sự trở về nguồn với tất cả tấm lòng thủy chung, tình nghĩa. Chúng ta cùng học bài cửa sông để hiểu rõ hơn về điều đó
- GV viết tên bài lên bảng
b) Luyện đọc:
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Trong bài thơ này có mấy khổ thơ?
- GV cho HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ.
- GV sửa lỗi phát âm và ngắt giọng cho HS.
- GV cho HS tìm từ khó đọc
- GV hướng dẫn đọc từ khó phát âm.
- GV cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- GV kết hợp giải nghĩa thêm 1 số từ mà HS chưa hiểu.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho đại diện 1 số cặp thi đọc khổ thơ 1 và 2.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, biểu dương nhóm HS đọc tốt hơn.
- GV đọc mẫu toàn bài:
+ Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
+ Ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ.
- GV gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV nhận xét, đánh giá.
c) Tìm hiểu bài:
- GV cho 1 HS đọc lại khổ thơ 1.
- Trong khổ thơ đầu tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
- Cách nói ấy có gì hay?
GV: Tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc. Biện pháp độc đáo ấy gọi là chơi chữ. Tác giả dựa vào cái tên cửa sông để chơi chữ
 - GV cho HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo
 - Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
 - GV: Cửa sông là một địa điểm thật đặc biệt, là nơi ra đi, nơi tiễn đưa đồng thời cũng là nơi trở về, là tình cảm lưu luyến trong cuộc đời của con người.
- GV cho HS đọc khổ thơ cuối.
- Em hãy tím những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ?
- Phép nhân hóa giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng cửa sông đối với cội nguồn?
- Cách sắp xếp ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
- GV: Cửa sông là một bài thơ hay sử dụng rất thành công một số hình ảnh nhân hóa, so sánh. Cuộc sống vốn có nhiều chuyển động, có sự ra đi và đợi chờ, có chuyện lên đường và thương nhớ, nhưng ai cũng cần biết sự thủy chung, ân nghĩa ở đời là đáng quý, nên tôn trọng và giữ gìn.
- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi điều gì?
- GV rút ra phần nội dung bài: 
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi hình ảnh thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
d) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- GV dán bảng phụ hai khổ thơ cuối. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
 - GV gọi HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét – biểu dương.
4. Củng cố: (1’)
- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi điều gì?
5. Dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học. Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
- HS trả lời: Phong cảnh đền Hùng.
- 1 HS đọc.
- Nhắc nhở khuyên răn mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên được ngày giỗ Tổ, không quên được cội nguồn.
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Tranh vẽ cảnh nơi cửa sông đổ ra biển, cảnh bến sông với những con thuyền, ngôi nhà và mọi người đang đi lại.
- HS nối tiếp nhau đọc đầu bài.
- HS đọc toàn bài.
- Bài thơ có 6 khổ thơ.
- 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ.
- HS tìm từ VD: Tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa...
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc phần chú giải.
- HS đọc theo cặp cả bài.
- Đại diện 4 cặp thi đọc khổ thơ 1 và 2.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc khổ thơ 1.
- Các từ ngữ nói về sông chảy ra biển: 
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ.
- Cách nói đó rất đặc biệt, cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường.
- HS lắng nghe
- HS đọc 4 khổ thơ tiếp.
- Đó là nơi mênh mông một vùng sóng nước, nơi dòng sông đem nước ngọt “ùa ra biển”, nơi có cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng, là nơi tiễn người đi biển, ...
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc khổ thơ cuối.
- Hình ảnh nhân hóa: Giáp mặt, chẳng dứt, bỗng... nhớ một vùng núi non.
- Giúp tác giả nói được tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn.
– Đó là một sự đan xen giữa câu thơ, khổ thơ tả cảnh cửa sông, nơi ra đi, nơi tiễn đưa và đồng thời cũng là nơi trở về.
- HS lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- HS đọc lại nội dung.
- HS lắng nghe.
- HS thi đọc cá nhân.
- HS nhận xét
- 1 HS nhắc lại.

File đính kèm:

  • docGiao_an_mon_Tieng_Viet_lop_3_Bai_Cua_Song_Quang_Huy.doc