Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3
LUYỆN TẬP
1. Lời dẩn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp của đoạn văn :
Lời dẫn trực tiếp :
_ Còn tớ , tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại .
_ Theo tớ , tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ .
Lời dẫn gián tiếp :
Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi .
2. Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp :
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm . ( ( lời dẫn gián tiếp : . = >
TIẾNG VIỆT LỚP 4 : TUẦN 3 TẬP ĐỌC THƯ THĂM BẠN Trả lời câu hỏi . 1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để buồn với Hồng vì ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . ( Bạn Lương không biết bạn Hồng . Bạn Lương chỉ biết bạn Hồng qua đọc báo Thiếu niên Tiền phong .) 2. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thong cảm với bạn Hông ? Những câu đó là : _ Hôm nay , đọc báo Thiếu niên Tiền phong mình rất xúc động được biết ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn . _ Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi . 3. Tìm những câu cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng . Những câu đó là : _ Chắc Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ . _ Mình tin rằng theo gương ba , Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này . _ Bên cạnh Hồng còn có má , có cô bác và có cả những người bạn mới như mình . 4. Nêu tác dụng dòng mở đầu và kết thúc bức thư . _ Dòng mở đầu ghi rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư . _ Dòng cuối thư gửi lời chúc , lời nhắn nhủ , lời cám ơn , lời hứa hẹn , kí tên và ghi rõ tên người viết thư . ------------------------------------------------------------------------------- TaiLieu.VN: Tiếng Việt lớp 4 - TẬP ĐỌC - THƯ THĂM BẠN - Thư Viện ... ----------------------------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ 1. Nghe- viết : Cháu nghe câu chuyện của bà . 2. a) Điền vào chỗ trống tr hay tr : Như tre mọc thẳng , con người không chịu khuất . Người xưa có câu : “ Trúc dẫu cháy , đốt ngay vẫn thẳng . Tre là thẳng thắn , bất khuất ! Ta kháng chiến , tre lại là đồng chí chiến đấu của ta , tre vốn cùng ta làm ăn , lại vì ta mà cùng ta đánh giặc . Theo Thép Mới b) Đặt dấu hỏi , dấu ngã : Bình minh hay hoàng hôn Trong phòng triển lãm tranh , hai người xem nói chuyện với nhau . Một người bảo : _ Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay hoàng hôn . _ Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn . _ Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy ? _ Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này . Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi . Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh . --------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I NHẬN XET 1. Chia các từ sau thành hai loại : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành / , nhiều / năm / Hanh / là / học sinh / tiên tiến / . _ Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn ) : nhờ , bạn , lại , có , chí , nhiều , năm , liền , Hanh , là . _ Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức ) : giúp đỡ , học hành , học sinh , tiên tiến . 2. Theo em _ Tiếng cấu tạo nên từ . Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn . Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức . _ Từ dung để tạo nên câu . Từ nào cũng có nghịa . GHI NHỚ 1. Tiếng cấu tạo nên từ . Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn . Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức . 2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu . III. LUYỆN TẬP 1. Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha / Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình / Rất / công bằng / rất / thông minh / Vừa / độ lượng / lại / đa tình / , đa mang / . 2. _ 3 từ đơn : cơm , bánh , đi . _ 3 từ phức : bác sĩ , chiến đấu , chầm chậm . 3. Tôi ăn bánh thay cơm . _ Ông bác sĩ bước đi chầm chậm . KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN TRẢ LỜI CÂU HỎI . 1. Hính ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? Ông lão giàgià lọm khọm , đôi mắt đỏ dọc , giàn giụa nước mắt , đôi môi tái nhợt , quấn áo tả tơi , dáng người xấu xí , bàn tay sưng húp , bẩn thỉu , giọng rên rỉ cầu xin . 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ? Hành động : Cậu bé lục tìm hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông . Cậu bé nắm chặt bàn tay run rẩy của ông lão . Lời nói : Xin ông đừng giận cháu . Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu là người tốt bụng , xót thương ông lão và muốn giúp đỡ ông lão . 3. Cậu bé không có gì cho ông lão , nhưng ông lão lại nói : “ Như vậy là cháu đã cho lão rổi . “ Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? Em hiểu cậu bé đã cho ông lão tình cảm , sự cảm thông và thái độ tôn trọng . 4. Theo em , cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn , sự đồng cảm . Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu . TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I NHẬN XÉT 1. Những lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin : Ý nghĩ của cậu bé : Chao ôi ! Cành nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào ! Cả tôi nữa , tôi vừa nhận được chút gì cùa ông lão . Lời nói của cậu bé : _ Ông đừng giận cháu , cháu không có gì cho ông cả . 2. Lời nói của cậu bé nói lên: Cậu ta là một người nhân hậu , giàu lòng thương người , day dứt gì mình không giúp gì được cho ông lão . 3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão trong hai cách kể khác nhau ở chỗ : 4. a) _ Cháu ơi , cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho ông lão rồi . – Ông lão nói bằng giọng khản đặc . Đây là lời nói trực tiếp của ông lão , người kể chuyện kể lại nguyên văn . Cách xưng hô là cháu – ông . b) Bằng giọng khản đặc , ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi . Đây là lời thuật lai gián tiếp lời của ông lão của người kể . Cách xưng hô nhân vật cũng khác là tôi – ông lão . ------------------------------------------------------------------------------------ GHI NHỚ 1. Trong bài văn kể chuyện , nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật . Lời nói vá ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện . 2. Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật : _ Kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp } . _ Kể bằng lời nói của người kể chuyện ) . LUYỆN TẬP 1. Lời dẩn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp của đoạn văn : Lời dẫn trực tiếp : _ Còn tớ , tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại . _ Theo tớ , tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ . Lời dẫn gián tiếp : Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi . 2. Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp : Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm . ( ( lời dẫn gián tiếp : . = > Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước : _ Xin bà lão cho biết ai têm miếng trầu này ? ( lời dẫn trực tiếp ) . Bà lão bảo chính tay bà têm ( lời dẫn gián tiếp ) . => Bà lão bảo : _ Tâu bệ hạ ,trầu này do chính tay già này têm . ( lời dẫn trực tiếp) Vua gặng hỏi mãi , bà lão đành nói thật là con gái bà têm . ( lời dẫn gián tiếp ) = > Vua gặng hỏi mãi , bà lão đành nói thật : _ Thưa bệ hạ , già này xin nói thật : do con cháu của già têm đó . ( lời dẫn trực tiếp ) . 3. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp : Bác thợ hỏi Hòe : _ Cháu có thích làm thợ xây không ? ( lời dẫn trực tiếp ) . => Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không ? ( lời dẫn gián tiếp ) . Hòe Đáp : _ Cháu thích lắm ! ( lời dẫn trực tiếp) = > Hòe đáp rằng Hòe thích lắm . ( lời dẫn gián tiếp ) . LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT 1. a) Các từ chứa tiếng hiền : hiền từ , hiền lương , hiền hậu , hiền dịu , hiền đức , hiền tài , người hiền , hiền hòa , hiền thục , hiền lành , hiền thê , hiền đệ , bạn hiền , hiền huynh , hiền hữu , hiền khô , , hiền mẫu , hiền minh , hiền muội … b) Chứa tiếng ác : độc ác , ác đức , ác nhân , tàn ác , gian ác ,hung ác , ác ôn ,ác liệt , ác nghiệp , ác tăng , ác tâm , ác tật , ác tật , ác tính , ác khẩu , ác mộng , ác quỷ , tội ác , ác cảm , ác báo , ác hại , ác tính … 2. Xếp từ : _ Các từ thể hiện lòng nhân hậu : nhân ái , nhân hậu , phúc hậu , đôn hậu , trung hậu , nhân từ . _ Tinh thần đoàn kết : cưu mang , che chở , đùm bọc . _ Từ trái nghĩa với nhân hậu : tàn ác , hung ác , độc ác , tàn bạo . _ Từ trái nghĩa với đoàn kết : lục đục , chia rẽ , bất hòa . 3 Chọn từ ngữ đúng trong ngoặc đơn : _ Hiền như bụt . _ Lành như đất . _ Dữ như cọp . _ Thương nhau như chị em gái . 1. Nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ : a) Môi hở răng lạnh : Môi và răng là hai bộ phận của bộ phận miệng người . Môi che chở , bao bọc răng . Môi hở thì răng lạnh . Những người ruột thịt , chòm xóm, gần gũi phải biết che chở , đùm bộc lẫn nhau . Những người yếu kém , bị hại cũng ảnh hưởng đến người khác . b) Máu chảy ruột mềm : Máu chảy thì đau đến cả ruột gan . Khi người than gặp hoạn nạn , người trong gia đình cảm thấy đau đớn . c) Nhường cơm sẻ áo : Nhường cơm áo cho nhau . Giúp đỡ , san sẻ với những người gặp phải khó khăn , hoạn nạn . d) Lá lành đùm lá rách : Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hởNgười may mắn giúp cho người bất hạnh . Người giàu giúp cho người nghèo . Người khỏe mạnh giúp cho người ốm yếu . -------------------------------------------------------------------------------------------------- Videotietday TaiLieu.VN: Tiếng Việt lớp 4 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU - MỞ RỘNG VỐN TỪ ... LTVC 4: Mở rộng vốn từ: Đoàn kết nhân hậu - DIỄN ĐÀN GIÁO VIÊN ... ------------------------------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ I. Nhận xét 1,Người ta viết thư để thong báo cho nhau tin tức , thăm hỏi , trao đổi ý kiến , chia vui , chia buồn hay bày tỏ tình cảm . 2. Để thực hiện mục đích trên , bức thư cần có những nội dung : _ Thông báo , kể chuyện . _ Trao đổi , bàn bạc . _ Hỏi han , nhắn gửi . _ Chúc mừng , chia buồn , bày tỏ tình cảm . 3. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như sau : Mở đầu : _ Địa điểm và thời gian viết thư . _ Lời xưng hô . Lời chào hỏi . Cuối thư : _ Lời chúc , lời cảm ơn , lời hứa hẹn . _ Chữ kí và tên ( hoặc tên họ ) . III LUYỆN TẬP Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp vả trường em hiện nay . III LUYỆN TẬP Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp vả trường em hiện nay . Bến Tre , ngày 13 tháng 6 năm 2011 . Bạn Nhung than mến ! Từ ngày bạn theo gia đình lên Sài Gòn , đến nay thắm thoát cũng một năm học rồi . Hẳn là bạn đã quen với ngôi trường mới và cũng có nhiều bạn bè mới . Nhung ơi ! Có khi nào bạn nhớ đến Như Quỳnh này không ? Nhung thân mến ! Đầu năm học vừa rồi , bọn mình ở dưới này cũng chuyển sang học ở ngôi trường mới . Ngôi trường rất đẹp và khang trang . Nó có hai dãy lớp hai tầng lầu . Sân trường thì rất rộng và được tráng xi măng sạch sẽ . Trường có đầy đủ phòng học các môn năng khiếu như tin học , nhạc , vẽ … Nhung à ! Cô Vân , cô Nội đã về hưu , nhưng đổi lại có nhiều thầy cô rất trẻ về trường . Năm học này , bạn bè mình học hành tiến bộ hơn xưa .Tuy nhiên , thỉnh thoảng mình vẫn nhớ đến ngôi trường cũ . Vì ở nơi đó bọn mình có rất nhiều kỉ niệm êm đềm phải không nào ? Chẳng phải riêng mình , nhỏ Nga , nhỏ Thư cũng thường hay nhắc bạn hoài . Khi nào có dịp về lại quê hương xứ dừa ,phải ghé trường thăm bọn mình nhé ! Chúc bạn học giỏi như xưa . Hai đứa mình viết thư cho nhau thường xuyên nhé ! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe , bình an và hạnh phúc . Bạn của Nhung Như Quỳnh ----------------------------------------------------------------------------------------- SÁNG KKN LỚP 5 - TIẾNG VIỆT - Thư viện Giáo án điện tử KN day:Tap lam van lop 4 - Thư viện Giáo án điện tử ------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tieng viet 4 tuan 3.doc