Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tập đọc, Kể chuyện: Nhà ảo thuật - Đinh Thị Hồng Dung
I.Ổn định lớp:
- Cho lớp hát.
II.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh đọc 1 khổ thơ mà em thuộc nhất hoặc thích nhất?
- Đặt 1 câu hỏi tương ứng với khổ thơ đó?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
III.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần:
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: “Các bạn thiếu nhi trong tranh đang biểu diễn các tiết mục gì?”. Ở tuần 23, 24 các con sẽ được học các bài gắn với chủ điểm Nghệ thuật. Qua đó, các con sẽ có hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như diễn viên múa, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu lĩnh vực ảo thuật, làm quen với một nhà ảo thuật tài ba qua bài “ Nhà ảo thuật”.
2. Các hoạt động dạy-học:
Họ và tên: Đinh Thị Hồng Dung GVHD: Lê Huỳnh Anh Thư Lớp: Ba 4 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NHÀ ẢO THUẬT I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về nghĩa các từ khó hiểu và nội dung chính của bài tập đọc. 2.Kỹ năng: - Rèn cho học sinh đọc đúng các từ ngữ dễ sai, đọc trôi chảy ,đọc đúng giọng đọc của từng đoạn và diễn cảm. 3.Thái độ: - Biết vâng lời cha mẹ và giúp đỡ mọi người xung quanh. Sự vui thích, hứng thú khi được tiếp xúc với nghệ thuật. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa chủ điểm và bài học, thẻ từ ghi các từ khó. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, bảng trắc nghiệm. III.Các hoạt động dạy – học: Thời gian Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh PPDH 1 phút 5 phút 2 phút I.Ổn định lớp: - Cho lớp hát. II.Kiểm tra bài cũ: -Gọi học sinh đọc 1 khổ thơ mà em thuộc nhất hoặc thích nhất? - Đặt 1 câu hỏi tương ứng với khổ thơ đó? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. III.Dạy bài mới: Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần: - Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: “Các bạn thiếu nhi trong tranh đang biểu diễn các tiết mục gì?”. Ở tuần 23, 24 các con sẽ được học các bài gắn với chủ điểm Nghệ thuật. Qua đó, các con sẽ có hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như diễn viên múa, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn,Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu lĩnh vực ảo thuật, làm quen với một nhà ảo thuật tài ba qua bài “ Nhà ảo thuật”. 2. Các hoạt động dạy-học: - HS hát - Hai học sinh đọc bài. -Học sinh trả lời - Hát chèo, thổi kèn, đánh đàn, đóng vai hề, vẽ tranh. PP hỏi đáp PP quan sát, hỏi đáp PP thuyết trình ngắn 15 phút Hoạt động 1: Luyện đọc ( Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng các từ khó, câu, đoạn và cả bài) Luyện đọc câu và từ khó: - Giáo viên đọc mẫu 1 lần. - Sau đây, chúng ta sẽ luyện đọc bài. Bài này có tất cả 19 câu, riêng câu thoại của chú Lý thì chỉ cần 1 bạn đọc. (Lúc học sinh đọc giáo viên phát hiện sai thì sửa ngay, nhận xét nếu học sinh đọc tốt.) - Trong bài có các từ khó đọc sau các con cần lưu ý: ảo thuật,biểu diễn, lỉnh kỉnh, rạp xiếc. - Giáo viên đưa ra các từ khó, chỉ ra bộ phận cần lưu ý của từ. - Từ nào trong bài các con thấy còn khó đọc? b. Hướng dẫn đọc câu dài và đoạn: - Cô nhận xét các con đọc từng câu rất đúng, có bạn còn đọc diễn cảm được nữa, chúng ta vỗ tay tuyên dương các bạn nào. Bây giờ, chúng ta sẽ đọc bài theo đoạn. - Bài này được chia làm mấy đoạn? - Cho học sinh đọc từng đoạn theo tổ, đọc đoạn nào rút ra câu dài ở đoạn đó ( Nếu có). - Các con lưu ý trong đoạn 1 có những câu dài, nên chúng ta cần phải ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ như sau: “ Nhưng / hai chị em không dám xin tiền mua vé/ vì bố đang nằm viện,/ các em biết mẹ rất cần tiền”.(Chiếu câu đã ngắt nghỉ hơi hoàn chỉnh lên bảng). - Tương tự ở đoạn 4 có câu “Nhưng/ từ lúc ngồi vào bàn,/ cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác”. c.Cho học sinh đọc theo nhóm và thi đua: ( nhóm 4) - Cô cho các con 1 phút để luyện đọc lại bài theo nhóm 4, 4 đoạn tương ứng với 4 bạn trong nhóm. Sau đó, cô sẽ gọi 2 nhóm bất kì thi đua đọc nhóm. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài. - Cho 3 học sinh đọc. - Học sinh trả lời. - 4 đoạn, ứng với từng số trong bài. - Học sinh đọc và lắng nghe. - Cho 1 học sinh đọc. - Cho1 học sinh đọc. - Học sinh thi đua đọc nhóm, mỗi người 1 đoạn. PP làm việc theo nhóm. 15 phút Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: ( Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của các từ khó,hiểu nội dung bài, từ đó rút ra bài học cho cuộc sống.) 1. Tìm hiểu từ khó hiểu: -Trước khi tìm hiểu nội dung bài thì chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của các từ khó hiểu: Ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. - Mời 2 3 học sinh đọc phần giải nghĩa các từ khó hiểu. - Cho học sinh coi 1 đoạn clip ngắn về ảo thuật. - Cho học sinh đặt câu với từ tình cờ, chứng kiến, thán phục. 2.Tìm hiểu nội dung bài: - Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi gợi ý sau: +Bài đọc gồm những nhân vật nào? +Các con hãy đọc thầm đoạn 1 và dùng bảng trắc nghiệm trả lời cho cô câu hỏi: “Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?” +Hai chị em Xô-phi đi xem ảo thuật, và để biết trên đường đi họ gặp ai và chuyện gì đã xảy ra, thì các con hãy đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: “Chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?” +Các con dùng bảng trắc nghiệm trả lời câu hỏi sau: “Hai chị em Xô-phi rất thích xem ảo thuật nhưng tại sao không nhờ chú Lý dẫn vào rạp?” a.Hai chị em Xô-phi không có tiền mua vé. b.Hai chị em Xô-phi đột nhiên có việc bận. c.Hai chị em Xô-phi nhớ lời Mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn. + Những chuyện bất ngờ gì sẽ xảy ra tiếp theo, chị em Xô-phi có được xem ảo thuật hay không, thì các con cùng nhau đọc thầm đoạn 3 và 4 để trả lời câu hỏi: “Vì sao chú Lý đến nhà Xô-phi?” - Việc làm của các bạn nhỏ là biết giúp đỡ người khác, như vậy rất đáng khen, các con cũng học hỏi và cố gắng thực hiện như chị em Xô-phi nha. + Bây giờ các con thảo luận nhóm đôi và cho cô biết “Khi chú Lý đến nhà, chú và mọi người uống trà thì chuyện gì đã xảy ra?” + Theo em thì với những chuyện bất ngờ vừa xảy ra đó thì chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? à Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã đến tận nhà hai chị em để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn, sự ngoan ngoãn, lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. - Các con có nhận xét gì nhân vật chú Lý và chị em Xô-phi? - Chốt: Đó cũng là nội dung chính của bài: Khen ngợi chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là một nhà ảo thuật tài ba, nhân hậu và yêu quý trẻ con. - Qua câu chuyện này, các con rút ra được bài học gì cho bản thân mình nào ? - Qua câu chuyện này, chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ, không làm phiền người khác và hãy giúp đỡ mọi người xung quanh mình và không mong đền đáp vì giúp đỡ người khác là một niềm vui. IV.Củng cố: -Sau khi học bài tập đọc hôm nay các con cần đọc đúng và diễn cảm câu chuyện, giọng đọc phù hợp với từng đoạn. Con cần hiểu được nội dung bài muốn khuyên chúng ta: phải vâng lời cha mẹ, giúp đỡ mọi người và ca ngợi tài năng của những người làm nghệ thuật. V.Dặn dò: - Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh chuẩn bị qua tiết 2. - Luyện đọc lại bài, đúng từ, đúng giọng, chuẩn bị cho tiết kể chuyện - Học sinh đọc. - Các nhân vật: chú Lý, Xô–phi, Mác, mẹ và bố đang nằm viện. - Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. - Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. - Hai chị em nhớ lời Mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn. - Chú Lý đến nhà Xô-phi vì chú Lý muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan đã giúp đỡ chú. - Học sinh lắng nghe. - Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai, các dãi băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác. - Dạ rồi, chị em Xô-phi được xem ảo thuật tại nhà. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe. PP giảng giải, hỏi đáp PP thảo luận nhóm đôi.
File đính kèm:
- Tuan_23_Nha_ao_thuat.docx