Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tiết 5 đến 9: Ôn tập

Hoạt động 2: Dựa theo nội dung của bài, hãy khoanh tròn câu trả lời đúng.

1.Cá rô có màu như thế nào?

 a. Giống màu đất.

 b. Giống màu bùn.

 c. Giống màu nước.

 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?

 a. Ở các sông.

 b. Trong đất.

 c. Trong bùn ao.

3. Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?

 a. Như cóc nhảy.

 b. Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

 c. Nô nức lội ngược trong mưa.

4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?

 a. Cá rô.

 b. Lội ngược.

 c. Nô nức.

5. Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?

 a. Vì sao?

 b. Như thế nào?

 c. Khi nào?

Đáp án: 1b; 2c; 3b; 4a; 5b.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tiết 5 đến 9: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
 MÔN: TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 5
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi với “ Như thế nào?”
- Mở rộng vốn từ vể từ ngữ muông thú.
II.CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi và các tình huống giao tiếp.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?”. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?”.
Mục tiêu: Học sinh tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
a)Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b)Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Gợi ý:
-Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”, thường chỉ về đặc điểm (màu sắc, hình dáng, tính tình)
-Câu a, cụm từ chỉ đặc điểm màu sắc là “đỏ rực”
-Câu b, cụm từ chỉ đặc điểm là “ nhởn nhơ”
-Khi viết đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở như thế nào hai bên bờ sông?
b)Ve như thế nào ca hát suốt mùa hè?
 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
a)Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
b)Bông cúc sung sướng khôn tả.
Gợi ý:
- Các bộ phận in đậm, nghiêng trong 2 câu đều là những cụm từ chỉ về đặc điểm
- Câu a, cụm từ chỉ đặc điểm là trắng xóa.
- Câu b, cụm từ chỉ đặc điểm là khôn tả.
 -Vậy khi viết câu hỏi có cụm từ chỉ về đặc điểm, các em dùng từ “ Như thế nào?”
-Khi viết câu hỏi đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
b) Bông cúc sung sướng như thế nào?
Dặn dò: Các em viết bài vào vở bài tập1, 2.
- Học sinh đọc thầm 2 câu.
 - Học sinh đọc nối tiếp các câu.
- Học sinh thay thế các cụm từ chỉ đặc điểm bằng từ “Như thế nào”
- Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh đọc thầm 2 câu.
-Học sinh thay thế từ “Như thế nào?” vào các cụm từ in đậm, nghiêng.
-Học sinh làm bài vào vở.
3. Mở rộng vốn từ về từ ngữ muông thú
a.Hãy kể tên các con thú có trong tranh
b.Trò chơi: Giải đáp câu đố
Đáp án
a.Các con vật có trong tranh là: cọp, báo, gấu trắng, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn, bò rừng, tê giác, khỉ, vượn, sóc, chó sói, hươu sao.
b.Giải đáp câu đố: con thỏ, con sóc.
TUẦN 27
MÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 6
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi với “ Vì sao?”.
-Học sinh biết đáp lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp
II.CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi và các tình huống giao tiếp.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?”. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?”.
Mục tiêu: Học sinh tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?”
a) Sơn ca khô cả họng vì khát.
b)Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
Gợi ý:
-Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”, thường chỉ về nguyên nhân, lí do.
-Câu a, cụm từ chỉ nguyên nhân là “vì khát”
-Câu b, cụm từ chỉ nguyên nhân là “ Vì mưa to”
-Khi viết đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Sơn ca khô cả họng vì sao?
b)Vì sao, nước suối dâng ngập hai bờ?
 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
a)Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
b)Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
Gợi ý:
- Các bộ phận in đậm, nghiêng trong 2 câu đều là những cụm từ chỉ về nguyên nhân.
- Câu a, cụm từ chỉ nguyên nhân là vì thương xót sơn ca
- Câu b, cụm từ chỉ nguyên nhân là Vì mải chơi
-Vậy khi viết câu hỏi có cụm từ chỉ nguyên nhân, các em dùng từ “ Vì sao?”
-Khi viết câu hỏi đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Bông cúc héo lả đi vì sao?
b) Vì sao, đến mùa đông, ve không có gì ăn?
Dặn dò: Các em viết bài vào vở bài tập1, 2.
- Học sinh đọc thầm 2 câu.
 - Học sinh đọc nối tiếp các câu.
- Học sinh thay thế các cụm từ chỉ nguyên nhân bằng từ “Vì sao”
- Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh đọc thầm 2 câu.
-Học sinh thay thế từ “Vì sao?” vào các cụm từ in đậm, nghiêng.
-Học sinh làm bài vào vở.
3. Nói lời đáp của em
 a) Cô (thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.
Em đáp:
b) Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đồng ý cho lớp em đi thăm viện bảo tàng.
Em đáp:
c) Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
Em đáp:
Gợi ý: 
Trong cả 3 tình huống, các em đều thấy có nói lời đồng ý.
Vậy để đáp lại lời đồng ý, các em phải đáp lại với lời cảm ơn bằng thái độ lễ phép, lịch sự, vui vẻ.
Lời đáp phải viết tròn câu, đủ ý. Đầu câu viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.
Lưu ý, tình huống a, b, c đối tượng là người lớn tuổi nên các em dùng từ thể hiện sự lễ phép, vui vẻ. VD: Con.Em.Dạ
 Đáp án tham khảo:
 a) Dạ! Chúng em cảm ơn vì cô đã đồng ý đến dự liên hoan văn nghệ cùng với lớp em.
 b) Dạ! Chúng em cảm ơn thầy rất nhiều.
 c) Con vui quá! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm.
 Dặn dò: Các em làm bài vào vở bài tập 3.
TUẦN 27
MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 7
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc bài trôi chảy, rõ ràng.
- Trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Cá rô lội nước”
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Đọc thầm
 Bài: Cá rô lội nước
Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
 Theo Tô Hoài
Hoạt động 2: Dựa theo nội dung của bài, hãy khoanh tròn câu trả lời đúng.
1.Cá rô có màu như thế nào?
 a. Giống màu đất.
 b. Giống màu bùn.
 c. Giống màu nước.
 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?
 a. Ở các sông.
 b. Trong đất.
 c. Trong bùn ao.
3. Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
 a. Như cóc nhảy.
 b. Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
 c. Nô nức lội ngược trong mưa.
4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?
 a. Cá rô.
 b. Lội ngược.
 c. Nô nức.
5. Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?
 a. Vì sao?
 b. Như thế nào?
 c. Khi nào?
Đáp án: 1b; 2c; 3b; 4a; 5b.
 TUẦN 27
MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 8
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nghe-viết đúng bài chính tả.
- Trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Con Vện”
-Tập vở, bút mực. Bảng con (Giấy nháp)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
 Bài: Con Vện
Mỗi khi nó chạy
Cái đuôi cong lên
 Đuôi như bánh lái
 Định hướng cho thuyền.
 Rời nhà xa ngõ
 Đuôi quắp dọc đường.
 Đuôi buông ủ rũ
 Là khi nó buồn.
 Nhưng mà ngộ nhất
 Là lúc nó vui:
 Chẳng hề nhếch mép
 Nó cười bằngđuôi
 Nguyễn Hoàng Sơn
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
1.Luyện đọc các dòng thơ
2. Hướng dẫn viết từ khó
Lưu ý các từ khó: cong lên, xa ngõ, đuôi quắp, đuôi buông, ủ rũ, nhếch mép.
3. Hướng dẫn cách viết
 + Mỗi dòng thơ mỗi xuống dòng.
 + Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
 + Viết xong 4 dòng thơ, bỏ một dòng để qua khổ thơ mới.
4.Đọc- viết.
5.Kiểm tra lỗi
- Học sinh đọc nối tiếp các dòng thơ.
-Học sinh viết từ khó vào bảng con, giấy nháp
-Học sinh nghe-viết
-Học sinh dựa vào bài thơ, soát lỗi. Nếu viết sai trên 5 lỗi phải viết lại bài.
 TUẦN 27
MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 9
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu.
- Trình bày sạch sẽ, đúng hình thức đạon văn.
II.CHUẨN BỊ
- Các câu hỏi gợi ý
-Tập vở, bút mực. Bảng con (Giấy nháp)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) về một con vật mà em thích.
Gợi ý: 
Đó là con gì, ở đâu?
Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật? (Bộ lông, mắt, đuôi..)
Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
Con vật ấy có ích lợi gì? Chăm sóc ra sao?
Tình cảm của em đối với con ấy như thế nào?
Đáp án tham khảo:
 Trong các con thú nuôi ở nhà, em thích nhất là con mèo mướp. Cô ấy có bộ lông màu vàng cam sờ vào mềm, mượt như tơ. Cô có chiếc mũi hồng hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Buổi sáng, cô hay nằm cuộn tròn trong bếp. Nhưng đêm đến, cô là một tay bắt chuột cừ khôi. Từ ngày có con mèo mướp nhà em không còn chuột phá phách nữa. Mỗi khi học bài xong, em thường cho nó ăn cơm. Em và cô ấy như một đôi bạn thân.
 Dặn dò:
 Các em làm bài vào vở bài tập 3.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_tiet_5_den_tiet_9_on_tap_dinh_ngoc.doc