Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 22: Ng, ngh (2 tiết)

Tiết 1

A.KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Bi ở nhà (bài 21). (Mở học liệu – HS đọc trên màn hình)

- GV nhận xét

B.DẠY BÀI MỚI:

1.Giới thiệu bài: (2')

- Âm ngờ và các chữ ng, ngh.

GV (chỉ chữ ng): Đây là chữ ng (tạm gọi là ngờ đơn) ghi âm ngờ. GV nói: ngờ. HS (cá nhân, cả lớp): ngờ.

- GV (chỉ chừ ngh): Chữ ngh (ngờ kép) cũng ghi âm ngờ. GV: ngờ. HS: ngờ.

Hoạt động 1.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)(14')

(Mở học liệu điện tử)

1.Âm và chữ ng

HS nói: ngà voi. Tiếng ngà có âm ngờ. / Phân tích: ngờ, a, dấu huyền = ngà.

Đánh vần và đọc tron: ngờ - a - nga - huyền - ngà / ngà.

2.Âm và chữ ngh: Làm tương tự với tiếng nghé (nghé là con trâu con). / Đánh vần và đọc trơn: ngờ - e - nghe - sắc - nghé / nghé.

- Ta vừa học âm và các chữ nào?

- Ta vừa học những tiếng mới nào?

- Ghép chữ ngà, nghé (BĐD)

Hoạt động 2. Luyện tập(14')

1.Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ ng? Tiếng nào có chừ ngh?)

- HS đọc từng từ ngữ: bỉ ngô, ngõ nhỏ, nghệ,.

- HS đọc thầm, tự phát hiện tiếng có âm ng, âm ngh (làm bài trong VBT).

- HS báo cáo kết quả. / GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng (bí) ngô có ng (đơn). Tiếng nghệ có ngh (kép),.

- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm ng (ngó, ngủ, ngồi, ngơ ngác, ngóng,.); có âm ngh (nghe, nghề, nghi, nghĩ,.).

* GV chỉ âm, từ khoá vừa học, cả lớp đánh vần và đọc trơn: ngờ -a- nga - huyền - ngà/ngà; ngờ - e - nghe - sắc - nghé /nghé. HS gắn lên bảng cài: ng, ngh.

2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ) (Học liệu điện tử)

GV giới thiệu bảng quy tắc chính tả ng / ngh; hỏi: Khi nào âm ngờ được viết là ngờ

kép? (Khi đứng trước e, ê, i, âm ngờ được viết là ngh - ngờ kép). Khi nào âm ngờ được viết là ngờ đơn? (Khi đứng trước các âm khác o, ô, ơ,. âm ngờ được viết là ng - ngờ đơn).

Cả lớp nhìn sơ đồ 1, đánh vần: ngờ - e - nghe,.

Cả lớp nhìn sơ đồ 2, đánh vần: ngờ - a - nga - huyền - ngà,.

Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,.

3.Tập đọc (BT 4)(Học liệu điện tử)

a.GV giới thiệu bài Bi nghỉ hè: Bài đọc kể chuyện Bi nghỉ hè ở nhà bà.

b.GV đọc mẫu.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 22: Ng, ngh (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
Bài 22. Ng, ngh
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nhận biết âm và chữ ng, ngh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ng, ngh.
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có ng, ngh.
- Nắm được quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bi nghỉ hè.
- Viết đúng trên bảng con các chữ ng, ngh, tiếng ngà, nghé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng lớp 1.
- Học liệu điện tử
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Bi ở nhà (bài 21). (Mở học liệu – HS đọc trên màn hình)
- GV nhận xét
B.DẠY BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: (2')
- Âm ngờ và các chữ ng, ngh.
GV (chỉ chữ ng): Đây là chữ ng (tạm gọi là ngờ đơn) ghi âm ngờ. GV nói: ngờ. HS (cá nhân, cả lớp): ngờ.
- GV (chỉ chừ ngh): Chữ ngh (ngờ kép) cũng ghi âm ngờ. GV: ngờ. HS: ngờ.
Hoạt động 1.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)(14')
(Mở học liệu điện tử)
1.Âm và chữ ng
HS nói: ngà voi. Tiếng ngà có âm ngờ. / Phân tích: ngờ, a, dấu huyền = ngà.
Đánh vần và đọc tron: ngờ - a - nga - huyền - ngà / ngà.
2.Âm và chữ ngh: Làm tương tự với tiếng nghé (nghé là con trâu con). / Đánh vần và đọc trơn: ngờ - e - nghe - sắc - nghé / nghé.
- Ta vừa học âm và các chữ nào?
- Ta vừa học những tiếng mới nào?
- Ghép chữ ngà, nghé (BĐD)
Hoạt động 2. Luyện tập(14')
1.Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ ng? Tiếng nào có chừ ngh?)
- HS đọc từng từ ngữ: bỉ ngô, ngõ nhỏ, nghệ,...
- HS đọc thầm, tự phát hiện tiếng có âm ng, âm ngh (làm bài trong VBT).
- HS báo cáo kết quả. / GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng (bí) ngô có ng (đơn)... Tiếng nghệ có ngh (kép),...
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm ng (ngó, ngủ, ngồi, ngơ ngác, ngóng,...); có âm ngh (nghe, nghề, nghi, nghĩ,...).
* GV chỉ âm, từ khoá vừa học, cả lớp đánh vần và đọc trơn: ngờ -a- nga - huyền - ngà/ngà; ngờ - e - nghe - sắc - nghé /nghé. HS gắn lên bảng cài: ng, ngh.
2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ) (Học liệu điện tử)
GV giới thiệu bảng quy tắc chính tả ng / ngh; hỏi: Khi nào âm ngờ được viết là ngờ
kép? (Khi đứng trước e, ê, i, âm ngờ được viết là ngh - ngờ kép). Khi nào âm ngờ được viết là ngờ đơn? (Khi đứng trước các âm khác o, ô, ơ,... âm ngờ được viết là ng - ngờ đơn).
Cả lớp nhìn sơ đồ 1, đánh vần: ngờ - e - nghe,...
Cả lớp nhìn sơ đồ 2, đánh vần: ngờ - a - nga - huyền - ngà,...
Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,...
3.Tập đọc (BT 4)(Học liệu điện tử)
a.GV giới thiệu bài Bi nghỉ hè: Bài đọc kể chuyện Bi nghỉ hè ở nhà bà.
b.GV đọc mẫu.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc (16')
a.Luyện đọc từ ngữ: nghỉ hè, nhà bà, nghé, ổ gà, ngô, nho nhỏ, mía.
b.Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có 6 câu (GV đánh số TT từng câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
c.Thi đọc đoạn, bài. (Chia bài làm 2 đoạn: mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
e. Tìm hiểu bài đọc (Học liệu điện tử)
- GV gắn lên bảng lớp 4 thẻ từ; chỉ từng cụm từ cho cả lớp đọc.
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT.
1 HS nói kết quả. GV ghép các vế câu trên bảng lớp. / Cả lớp đọc: a - 2) Nghỉ hè, Bi ở nhà bà. b - 1) Nhà bà có gà, có nghé.
GV hỏi thêm: Ổ gà ở nhà bà được tả thế nào? (Ổ gà be bé). / Nhà nghé được tả thế nào? (Nhà nghé nho nhỏ). / Nghé được ăn gì? (Nghé được ăn cỏ, ăn mía).
 Hoạt động 4. Tập viết (bảng con - BT 5) (17ph)(Học liệu điện tử)
a.Cả lớp đọc các chữ, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
b.GV vừa viết từng chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
Chữ ng: ghép từ hai chữ n và g. Viết n trước, g sau.
Chữ ngh: ghép từ 3 chữ n, g và h. Viết lần lượt: n, g, h.
Tiếng ngà: viết ng trước, a sau, dấu huyền đặt trên a. Chú ý nối nét ng và a.
Tiếng nghé: viết ngh trước, e sau, dấu sắc đặt trên e. Chú ý nối nét ngh và e.
HS viết: ng, ngh (2 lần). Sau đó viết: ngà, nghé.
C.Củng cố, dặn dò:(2')
 GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả ng / ngh.
_________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_bai_22_ng_ngh_2_tiet.docx