Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 23

Đọc thầm đoạn 1,2 để trả lời các câu hỏi :

1/ Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò

 Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.

2/ Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa

vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ he.ø

- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

+ HS đọc đoạn 3- Bình minh.câu đối đỏ.

3/ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.

 HS có thể trả lời:

* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.

* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu cũng đậm dần. Rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. 
 Theo Xuân Diệu
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
 Xuân Diệu
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những
 kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Bài Chợ tết.
PH cho HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
1/ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
2/ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Hoa học trò
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc
- Bài này chia đọan: 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
- PH cho HS đọc từ khó lần 3. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
- Cho HS đọc giải nghĩa một số từ khó: 
(Phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm)
 - Cho HS đọc diễn cảm cả bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
-HS đọc từng đoạn của bài và trả lời các câu hỏi:
1/ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Kết hợp cho HS quan sát tranh).
2/ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
3/ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
*Hỏi: Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
3. Củng cố- Dặn dò:
+ Nêu ý nghĩa bài học?
- Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi; học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài mới: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
1/ Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son 
2/ Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu....đậu khít lại.
+ Đoạn 2: Nhưng hoa càng... bất ngờ vậy?
+ Đoạn 3: Bình minh....câu đối đỏ.
- Đọc thầm đoạn 1,2 để trả lời các câu hỏi : 
1/ Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
 Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.
2/ Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa 
vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ he.ø
- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ HS đọc đoạn 3- Bình minh....câu đối đỏ.
3/ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
 HS có thể trả lời: 
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
Ý nghĩa: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
TUẦN 23
Tập đọc 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
 Nguyễn Khoa Điềm
Tập đọc 
 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong 
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ
 thơ trong bài).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Bài Hoa học trò.
 - PH cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
1/ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
2/ Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian?
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Đoạn trích hôm nay các em học nói về tình cảm của người mẹ Tà ôi đối với con, đối với cách mạng.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 
HS chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Em cu tai. lún sân.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
**Cần đọc với gọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. Nhấn giọng ở các từ ngữ sau: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời.
- HS tìm từ khó và đọc lại 3 lần. 
- PH cho HS đọc diễn cảm cả bài.
HĐ1: Tìm hiểu bài: 13’
 1/ Em hiểu thế nào là“những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
2/ Người mẹ đã làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
3/ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẻ đối với con?
4/Theo em cái đẹp trong bài thơ này là gì?
5/ Học thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
3. Củng cố: 5’
+ Hỏi: Nêu ý nghĩa bài học?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Vẽ về cuộc sống an toàn”
- HS trả lời:
* Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
HS chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Em cu tai. lún sân.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS nghe và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm đoạn 1 
1/ Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưngNhững em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ.
- HS đọc thầm đoạn 2 
2/ Người mẹ làm rất nhiều việc: 
+ Nuôi con khôn lớn.
+ Giã gạo nuôi bộ đội.
+ Tỉa bắp trên nương 
- Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước củõa dân tộc.
3/ Tình yêu của mẹ với con: 
+ Lung đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A Kay 
+ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
- Niềm hy vong của mẹ: 
+ Mai sai con lớn vung chày lún sân.
4/ Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
- HS học thuộc lòng khổ thơ mà em thích
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tàôi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuần 23
Luyện từ và câu 
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III)
; viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh 
dấu phần chú thích (BT2).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: MRVT: Cái đẹp
+ Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người? Đặt câu với từ đó?
2.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Dấu gạch ngang 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: NHẬN XÉT
Bài tập 1, 2 
+ Tìm những câu chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu gạch ngang đó.
a) Thấy tôi rén đến gần, ông hỏi tôi: 
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba dốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướn víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên ra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
 Theo Phạm Đình Cương
HĐ2: GHI NHỚ
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Phần chú thích.
Các ý trong một đoạn liệt kê.
HĐ3: LUYỆN TẬP
 Bài tập 1: 
- PH giao việc: tìm câu có dấu gạch ngang trong chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu.
Bài tập 2: 
- PH giao việc: Các em viết một đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần.
 Trong đoạn văn cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng. Một là đánh dấu các câu đối thoại. Hai là đánh dấu phần chú thích.
3. Củng cố, dặn dò: 
- PH cho HS học thuộc phần ghi nhớ.
- HS viết các từ tìm được và đặt câu.
- HS đọc 3 đoạn a, b, c.
- HS tìm câu có chứa dấu gạch ngang trong 3 đoạn a, b, c.
Đoạn a: 
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
 + Tác dụng của dấu gạch ngang: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
 Đoạn b: 
 Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
+ Tác dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
 Đoạn c: 
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướn víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên ra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
+Tác dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
+ HS đọc và học thuộc lòng.
+ HS đọc yêu cầu bài tập
Câu có dấu gạch ngang
 Pa- xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
*Đánh dấu phần chú thích trong câu (Bố Pa- xcan là một viên chức)
 “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa- xcan nghĩ thầm. 
* Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa – xcan)
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa- xcan nói
* Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa- xcan và đánh dấu phần chú thích (nay là lời Pa- xcan nói với bố)
VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi: 
- Con gái của bố học hành như thế nào?
Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vetrar lời ngay: 
- Con được 3 điểm mười bố ạ.
- Thế ư! – Bố tôi vừa mừng rỡ thốt lên.
+ HS trình bày bài viết.
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
MỤC TIÊU:
Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường 
hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ 
ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái 
đẹp (BT4).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Dấu gạch ngang
 - Hỏi: HS ghi nhớ bài tiết trước.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: MRVT: Cái đẹp
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: NHẬN XÉT
Bài tập 1: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau: 
“Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài; hoặc
Hình thức thường thống nhất với nội dung”
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
 Cái nết đánh chết cái đẹp.
 Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
* Bài tập 2: Nêu trường hợp có thể sử dụng một trong những tục ngữ nói trên.
- PH giao việc: Các em chọn một câu tục ngữ trong số các câu đã cho và tìm ra những trường hợp nào người ta sử dụng câu tục ngữ đó.
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. M: tuyệt vời
Bài tập 4: Đặt câu với từ em tìm được ở bài tập 3.
- PH giao việc: Chỉ chọn 1 từ vừa tìm được ở BT 3 và đặt câu với mỗi từ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT 1.
- Chuẩn bị ảnh chụp của gia đình mình cho bài sau. Câu kể Ai là gì?
- HS thuộc nội dung bài.
- HS đọc và làm bài
* Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: 
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
* Hình thức thường thống nhất với nội dung: 
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
- Trông mặt mà bắt hình dong
- HS học thuộc lòng các câu tục ngữ.
- HS suy nghĩ, tìm các trường hợp có thể sử dụng các câu tục ngữ.
- HS thực hiện vào Vở BT
+ Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li,  vô cùng, khôn tả, không tả xiết 
- HS chọn từ và đặt câu.
VD: Phong cảnh nơi nay đẹp tuyệt vời.
 Bức tranh đẹp mê hồn.
Hoa sầu đâu
 Vào khoảng cuối tháng ba, các cây hoa sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên, Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
 Theo Vũ Bằng 
Quả cà chua
 Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.
 Cà chua ra quả xum xuê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những nhánh to nhất.
 Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
 Theo Ngô Văn Phú
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của 
cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài
 hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: 
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. ( Tuần 22)
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. (viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.)
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: NHẬN XÉT
Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. 
- PH giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích.
- PH giao việc: Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- PH cho HS đọc thêm 2 đoạn văn tham khảo Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua.
- HS đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích đã làm ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- HS đọc 2 đoạn văn. Hoa sầu đâu và Quả cà chua.
a) Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng)
- Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “ mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả  hoa mộc”. Cho mùi thơm huyền dịu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê: “mùi đất cày  rau cần”. 
- Tác giả miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật so sánh và dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả.
- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó  men gì”.
 b). Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú)
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh: “Quả lớn, quả bé  mặt trời nhỏ, hiền dịu”.
+ Tả bằng hình ảnh nhân hoá: “quả leo nghịch ngợm ”, “Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây”.
+ HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cây cối để nhớ lại cách làm bài.
Cây gạo
 Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
 Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đúng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
 Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra các cho múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. Theo Vũ Tú Nam 
Cây trám đen
 Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
 Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.
 Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.
 Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
 Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang
Tập làm văn 
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu t cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loà cây em biết (BT1, 2, mục III).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: NHẬN XÉT
1. Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32).
2. Tìm các đoạn trong bài văn nói trên.
3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì.
HĐ2: GHI NHỚ
Trong bài văn miêu tả cây cối:
1. Mỗi đoạn văn có nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển,
2. Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
HĐ3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây:
Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
+ Trước hết các em hãy xác định sẽ viết cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích của cây đó mang lại cho con người.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS quan sát cây chuối tiêu. 
- Chuẩn bị bài mới: 
- Đọc đoạn văn miêu tả loài hoa hay thứ quả em thích đã làm ở tiết TLV trước.
- HS đọc
- HS đọc bài Cây gạo và tìm các đoạn văn trong bài.
2. Bài Cây gạo 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_khoi_4_tuan_23.doc