Giáo án Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 28
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Ngựa Con chuẩn bị dự hội thi như thế nào ? (đọc đoạn 1)
Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? (đọc đoạn 2 và chú ý lời nói của Ngựa cha)
Câu 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? (đọc đoạn 4)
Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì ? (đọc đoạn cuối của bài)
- Nội dung chính của bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những chuyện nhỏ thì sẽ thất bại.
MÔN TẬP ĐỌC Cuộc chạy đua ở trong rừng 1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng nhà vô địch 2. Ngựa Cha thấy thế bảo: - Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Ngựa Con không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp: - Cha yên tâm đi, móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà ! 3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát. 4. Tiếng hô "Bắt đầu!" vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất Vòng thứ haiNgựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn. Ngựa Con đã rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Theo XUÂN HOÀNG Học sinh đọc bài nhiều lần và vận dụng trả lời câu hỏi ở phần tìm hiểu bài: + Giảng từ khó: - Nguyệt quế : cây lá mềm có màu sáng như dát vàng. Người xưa kết lá nguyệt quế thành vòng để tặng người chiến thắng. - Móng : miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới móng chân lừa, ngựa để bảo vệ chân. - Đối thủ : người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác. - Vận động viên : người thi đấu thể thao. + Hướng dẫn cách đọc: - Đọc đúng các từ ngữ: chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, tập tễnh. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Giọng đọc thay đổi phù hợp với nội dung từng đoạn truyện. - Hiểu nghĩa các từ mới: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên. Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài và trả lời những câu hỏi sau: Câu 1: Ngựa Con chuẩn bị dự hội thi như thế nào ? (đọc đoạn 1) Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? (đọc đoạn 2 và chú ý lời nói của Ngựa cha) Câu 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? (đọc đoạn 4) Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì ? (đọc đoạn cuối của bài) - Nội dung chính của bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những chuyện nhỏ thì sẽ thất bại. TẬP LÀM VĂN Kể về một môn thể thao Câu 1: Kể về một môn thể thao Gợi ý: kể về môn thể thao mà em yêu thích. a) Đó là môn thể thao nào? (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bơi lội,..) b) Cách thức chơi môn thể thao đó? c) Ai là người cùng chơi với em? d) Em thường chơi thể thao vào khoảng thời gian nào? e) Em yêu thích môn thể thao đó như thế nào? MÔN CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết) Cùng vui chơi Ngày đẹp lắm bạn ơi ! Nắng vàng trải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi. Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi, chân anh Bay lên rồi lộn xuống Dạo từng vòng quanh quanh. Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất. Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khỏe người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui, học càng vui. Hướng dẫn Phụ huynh hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. Cho học sinh viết bảng con hoặc nháp các từ khó có trong đoạn văn. Học sinh nhớ và viết vào vở. Học sinh kiểm tra lỗi chính tả. Nếu sai thì sửa lỗi, trên 5 lỗi học sinh sẽ chép lại đoạn văn trên. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH “Để làm gì?”. Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Bài tập 1: Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? Gợi ý: Em đọc kĩ hai đoạn thơ và chú ý cách xưng hô của bèo lục bình và xe lu. a) Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. Nguyễn Ngọc Oánh b) Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ làm bằng tăm tắp. Trần Nguyên Đào Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? Gợi ý: Đó là bộ phận chỉ mục đích trong câu. a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Bài tập 3 Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào các ô trống. Nhìn bài của bạn Phong đi học về □ Thấy em rất vui, mẹ hỏi : - Hôm nay có được điểm tốt à □ - Vâng □ con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long□Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên : - Sao con nhìn bài của bạn □ - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! Gợi ý: Tác dụng của mỗi dấu câu: + Dấu chấm: kết thúc câu kể + Dấu chấm hỏi: kết thúc câu hỏi + Dấu chấm than: bộc lộ cảm xúc, gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị ĐÁP ÁN MÔN TẬP ĐỌC: Cuộc chạy đua trong rừng Câu 1: Ngựa Con chuẩn bị dự hội thi như thế nào ? à Trả lời: Để chuẩn bị dự hội thi chạy, Ngựa Con chuẩn bị cho mình bộ đồ nâu tuyệt đẹp với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch. Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? à Trả lời: Ngựa Cha khuyên con : cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng, nó cần thiết cho cuộc thi hơn là lo sao có bộ đồ đẹp. Câu 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? à Trả lời: Ngựa Con không đạt kết quả tốt trong hội thi vì cậu đã không nghe lời khuyên bảo của Ngựa Cha. Cậu cho là móng của mình rất chắc chắn, nên đã không đi tới bác thợ rèn. Giữa chừng cuộc đua, một chiếc móng đã rơi ra làm cậu phải bỏ cuộc. Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì ? à Trả lời: Ngựa Con rút ra bài học rất quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. ĐÁP ÁN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH “Để làm gì?”. Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Câu 1: Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ làm cho ta cảm thấy đó là những người bạn thân đang cùng ta trò chuyện, tâm tình. Câu 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Câu 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào các ô trống. Nhìn bài của bạn Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi : - Hôm nay có được điểm tốt à ? - Vâng! con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên : - Sao con nhìn bài của bạn? - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC CON LÀM BÀI VÀO VỞ ĐỂ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TIỆN KIỂM TRA VÀ NHẬN XÉT SAU KHI ĐI HỌC TRỞ LẠI. CHÂN THÀNH CẢM ƠN! CÔ CHÚC CÁC CON HỌC THẬT VUI VÀ LÀM BÀI TẬP THẬT TỐT NHÉ!
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_khoi_3_tuan_28.doc