Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 9 đến 18 - Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà

Tập đọc

NHẮN TIN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Đọc

· Đọc trơn được cả bài.

· Đọc đúng các từ ngữ: quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền, quyển

· Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2. Hiểu

· Hiểu nội dung 2 tin nhắn trong bài.

· Hiểu cách viết một tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

· Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc206 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 9 đến 18 - Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc 
Đọc đúng các từ khó.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thế giới dưới nước, nhộn nhạo, thơm lừng, tóe nước, thao láo, thế giới mặt đất, to xù, mốc thếch, ngó ngoáy, lạo xạo, gáy vang nhà, giàu quá.
2. Hiểu
Hiểu ý nghĩa các từ mới trong SGK.
Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Ảnh về một số con vật trong bài.
Bảng phụ ghi sẵn các từ cần luyện phát âm, các câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS lên bảng đọc bài Bông hoa Niềm Vui.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc từng câu theo hình thức nối tiếp.
- Gọi HS tìm từ khó đọc trong câu vừa đọc.
- Ghi bảng các từ khó HS vừa nêu.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa các từ: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, cá sộp xập xành, muỗm, mốc thếch.
- Đọc từng đoạn 
- Yêu cầu HS dọc trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và đọc bài theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi SGK.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tìm đọc tập truyện Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khánh..
- HS 1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao Chi không tự ý hai hoa?
- HS 2: Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Cô giáo nói gì khi biết Chi cần bông hoa?
- HS 3: Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Khi khỏi bệnh bố Chi đã làm gì?
- HS 4: Đọc cả bài và trả lời câu hỏi: Con học tập bạn Chi đức tính gì?
- Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- Đọc chú giải trong SGK.
- 3 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS trả lời.
- Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 ThứNgàythángnăm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ hoạt động (công việc trong gia đình).
Luyện tập về mẫu câu Ai làm gì?
Nói được câu theo mẫu Ai làm gì? Có nghĩa và đa dạng về nội dung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
Giấy khổ to để HS thảo luận nhóm, bút dạ.
3 bộ thẻ có ghi mỗi từ ở bài tập 3 vào 1 thẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
 - Gọi 3 HS lên bảng.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát giấy, bút và nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi các nhóm đọc hoạt động của mình, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét từng nhóm.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS gạch một gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?, gạch hai gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
Nhận xét , cho điểm HS.
Bài 3 (Trò chơi)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 3 nhóm HS , mỗi nhóm 3 em. Phát thẻ từ cho HS và nêu yêu cầu trong 3 phút nhóm nào ghép được nhiều câu có ý nghĩa theo mẫu Ai làm gì? nhất sẽ thắng.
- Nhận xét HS trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp bổ sung.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Hôm nay chúng ta học kiến thức gì?
- Dặn về nhà mỗi HS đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?
Mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) làm gì?
HS dưới lớp phát biểu chữa bài tập về nhà.
HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi các việc làm của mình ở nhà trong 5 phút.
- Ví dụ: quét nhà, trong em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, cho gà ăn, rửa cốc
- Tìm các bộ phận trả lời cho từng câu hỏi Ai? Làm gì?
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập hoặc nháp.
Chi tìm đến các bông cúc màu xanh.
Cây xòa cành ôm cậu bé.
Em học thuộc đoạn thơ.
Em làm ba bài tập toán.
- Chọn và sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
- Nhận thẻ từ và ghép.
 HS dưới lớp viết vào nháp.
- Em giạt quần áo.
- Chị em xếp sách vở.
- Linh rửa bát đũa/ xếp sách vở.
- Cậu bé giặt quần áo/ rửa bát đũa.
- Em và Linh quét dọn nhà cửa.
- Ôn mẫu câu Ai làm gì? và các từ ngữ chỉ hoạt động.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
ThứNgàythángnăm 2006
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Viết đúng, đẹp chữ L hoa.
Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.
Biết cách nối từ chữ L sang các chữ cái đứng liền sau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Chữ L hoa trong khung chữ trên bảng phụ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
Vở Tập viết 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng.	
- Chấm vở một số HS dưới lớp.
- Nhận xét từng HS viết trên bảng.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ L
- Treo bảng phụ có chữ L hoa trong khung và hỏi.
- Chữ L hoa có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị?
- Chữ L hoa gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Chữ L hoa giống chữ hoa nào?
- Vừa nói vừa tô trong khung chữ: Chữ L hoa viết bằng một nét liền. Điểm dặt bút ở đường kẻ dọc số 1 nét cong trái giống chữ C hay G. Viết tiếp lượn đứng (lượn 2 đầu) nối liền nhau (tạo thành vòng to ở đầu chữ và vòng nhỏ ở chân chữ). Điểm dừng bút nằm trên đường ngang số 2 và đường dọc số 5.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 2.3.Hướng dẫn viết cụmtừ ứng dụng
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Yêu cầu HS mở vở Tập viết và đọc cụm từ ứng dụng.
- Hỏi: Lá lành đùm lá rách có nghĩa là gì?
- Kết luận: Lá lành đùm lá rách ý muốn nhắc nhở chúng ta hãy cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
b) Quan sát và nhận xét
- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
- So sánh chiều cao của chữ L và chữ a?
- Cụm từ có mấy chữ l?
- Khi viết chữ L ta viết nét nối như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ viết như thế nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ Lá vào bảng.
- Chỉnh, sửa cho các em.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
- GV sửa lỗi cho HS.
- Thu chấm 5 đến 7 bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập viết vào vở.
3 HS viết chữ K hoa và từ Kể.
- Quan sát và trả lời.
- Cao 5 li, rộng 4 li.
- Gồm 3 nét cong trái, lượn đúng và lượn ngang nối liền nhau tạo thành nét thắt.
- Giống chữ C, G ở phần đầu.
- HS viết không trung.
- 3 đến 5 HS nhắc lại quy trình viết.
- Viết bảng.
- Đọc: Lá lành đùm lá rách
- Đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- 5 tiếng: Lá, lành, đùm, lá, rách.
- Chữ L cao 2,5 li, chữ a cao 1 li.
- 3 chữ l.
- Từ điểm cuối của chữ L rẽ bút lên đầu chữ a và viết chữ a.
- Khoảng cách đủ để viết 1 chữ cái o.
- Viết bảng.
- HS viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
ThứNgàythángnăm 2006
Tập đọc
HÁ MIỆNG CHỜ SUNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được toàn bài.
Đọc đúng các từ khó.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: mồ côi cha mẹ, chàng.
Hiểu được tính hài hước của câu chuyện. Kẻ lười lại gặp kẻ lười hơn và ý nghĩa của truyện: phê phán những kẻ lười biếng, lười lao động, chỉ chờ ăn sẵn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ có ghi sẵn các câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1.
- Đọc từng câu trong bài
- Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm của mình.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn rồi thi đọc cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi SGK.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
+ HS 1: Đọc bài Quà của bố từ đầu đến thao láo và trả lời câu hỏi: Vì sao lại gọi chúng là cả một thế giới dưới nước?
+ HS 2: Đọc bài Quà của bố đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: Tìm những từ ngữ cho thấy các con rất thích món quà của bố.
+ HS 3: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. Bài văn nói lên điều gì?
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp bài 2 lượt.
 -Lần lượt từng HS dọc trong nhóm.
 Mỗi HS đọc 1 đoạn cho đến hết bài.
 Đoạn 1:“Mua có một.. ra ngoài”
 Đoạn 2: Phần còn lại.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm HS cử đại diện thi đọc.
- HS trả lời.
- Đọc bài.
- Không nên lười biếng, phải lao động./ Mọi thứ đều phải lao động mà có.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	ThứNgàythángnăm 2006
Chính tả
QUÀ CỦA BỐ
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết đúng đoạn 1 trong bài Quà của bố.
Củng cố quy tắc chính tả iê/yê; d/gi; hỏi/ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ do GV đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớù nội dung đoạn cần viết
- GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố.
- Đoạn trích nói về những gì?
- Quà của bố khi đi câu về có những gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn trích có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết thế nào?
- Trong đoạn trích có những loại dấu nào?
- Đọc câu văn thứ hai..
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó.
- Yêu cầu HS viết các từ khó.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
- Làm tương tự các tiết trước.
2.3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- Cả lớp đọc lại
Bài tập 3
- Tiến hành tương tự bài tập 2.
- 3 HS lên bảng viết các từ ngữ: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối, mở cửa.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- Theo dõi bài viết.
- Những món quà của bố khi đi cầu về.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.
- 4 câu.
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ba chấm.
- Mở sách đọc câu văn thứ hai.
- Lần nào, niềng niễng, thơm lừng, quẩy, thao láo (MB).
- Cà cuống, nhộn nhạo, tỏa, tóe nước (MT, MN).
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp.
- Điền vào chỗ trống iê hay yê.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
- Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
Đáp án: 
a) 	 	Dung dăng dung dẻ
	Dắt trẻ đi chơi
	Đến ngõ nhà giời
	Lạy cậu, lạy mợ
	Cho cháu về quê
	Cho dê đi học
	b)	Làng tôi có lũy tre xanh,
	Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng.
	Trên bờ, vải, nhãn hai hàng,
	Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giò học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
	ThứNgàythángnăm 2006
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết cách giới thiệu về gia đình.
Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
Viết được những điều vừa nói thành một đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý.
Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, mẹ, và hai con.
Bảng phụ chép sẵn gợi ý của bài tập 1.
Phiếu bài tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Bài 1
- Treo bảng phụ.
- Nhắc HS: Kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm nghề gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. - GV chỉnh sửa cho từng HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em.
- Thu phiếu về nhà chấm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở
- HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
- 3 HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút. HS chỉnh sửa cho nhau.
- Ví dụ về lời giải.
- Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội. Mẹ em là GV. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu Học Nghĩa Tân. Em rất yêu quý gia đình của mình.
- Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu quý và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn 
- Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- Nhận phiếu và làm bài.
- 3 đến 5 HS đọc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Chủ đề: ANH EM
Tuần 14:
	ThứNgàythángnăm 2006
Tập đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyên khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một bó đũa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bông hoa Niềm vui.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Yêu cầu đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp theo đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các đoạn
- Đọc đồng thanh
HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa làm gì? Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
HS 2 đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói như thế nào? Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để đọc từng câu trong bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
3 HS lần lượt đọc từng đoạn cho đến hết bài.
Thực hành đọc theo nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
TIẾT 2
2.3. Tìm hiểu bài
Yêu cầu đọc đoạn 1.
Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Va chạm có nghĩa là gì?
Yêu cầu đọc đoạn 2.
Người cha đã bảo các con mình làm gì?
Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
Hỏi: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
2.4. Thi đọc truyện
- Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc đọc nối tiếp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nêu: Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau.
- Tổng kết chung về giờ học.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng co một túi tiền.
Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
Ông cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Một chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa so sánh với cả bốn người con.
Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
Giải nghĩa theo chú giải.
Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
Tìm các câu ca dao, tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. Ví dụ:
 Môi hở răng lạnh
 Anh em như thể tay chân
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	ThứNgàythángnăm 2006
Kể chuyện
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nhìn tranh minh họa và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Câu chuyện bó đũa.
Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ phù hợp.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa.
Một bó đũa. 1 túi đựng như túi tiền trong truyện.
Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bông hoa Niềm vui.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
- Treo tranh minh họa, gọi 1 HS nêu yêu cầu 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)
- Yêu cầu kể trong nhóm.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
2.2. Kể lại nội dung cả câu chuyện
- Yêu cầu HS kể theo vai theo từng tranh. Lưu ý: Khi kể nội dung tranh 1 các em có thể thêm vài câu cãi nhau. Khi kể nội dung tranh 5 thì thêm lời các con hứa với cha.
- Kể lần 1: GV là người dẫn truyện.
- Kể lần 2: HS tự đóng kịch.
- Nhận xét sau mỗi lần kể.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Nêu: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn Câu chuyện bó đũa.
Nêu nội dung từng tranh.
+ Tranh 1: Các con cãi nhau khiến người cha rất buồn và đau đ

File đính kèm:

  • docTIENG VIET HKI (P2).doc