Giáo án Tích hợp liên môn Tiết 15, 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học

Tiết 16

THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ

CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

I. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh thấy được những truyền thống tiêu biểu, đáng tự hào của quê hương Tam Hưng nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

- Có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn trước những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Qua đó, củng cố kiến thức các nội dung đã học.

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng

1. Kiến thức:

- Truyền thống hiếu học/ Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

- Các nội dung đã học: Hợp tác cùng phát triển/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới/ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc/ Năng động sáng tạo/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Kỹ năng:

- Nhận thức đúng đắn về truyền thống quê hương, vận dụng kiến thức đã học để có hành vi ứng xử đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống.

 

docx11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tích hợp liên môn Tiết 15, 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh: Nhận thức rõ hơn về môi trường địa phương, có ý thức, thái độ, trách nhiệm và hành vi ứng xử đúng đắn trước vấn đề ô nhiễm môi trường. 
- Tích hợp nội dung đã học từ bài 1 đến bài 4. 
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
Kiến thức:
 - Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương, nguyên nhân và giải pháp.
 - Những ảnh hưởng của việc đốt rơm rạ và trách nhiệm của công dân.
 - Các nội dung đã học: Chí công vô tư; Tự chủ; Dân chủ và kỷ luật; Bảo vệ hoà bình.
Kỹ năng: 
- Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Vận dụng các kiến thức đã học để có hành vi ứng xử đúng đắn trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị
GV: Giáo án, tài liệu, phương tiện dạy học.
HS: Vở ghi, sách giáo khoa, sưu tầm tìm hiểu các vấn đề địa phương, ý thức học tập.
Phương pháp: Nêu vấn đề, liên hệ và giải quyết vấn đề, tích hợp nội dung đã học.
Kĩ năng sống: Có hành vi ứng xử đúng đắn, có ý thức, trách nhiệm với quê hương, đất nước.
IV. Tiến trình dạy- học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Các vấn đề: Ô nhiễm môi trường; An toàn giao thông luôn là những vấn đề bức thiết không chỉ trong phạm vi địa phương mà nó còn mang tính xã hội. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số những vấn đề đang được quan tâm ấy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung tiết học
Hoạt động 1: - (GV sử dụng bảng chiếu)
- Em có nhận xét gì về các bức ảnh trên đây? 
GV: Số lượng rác thải ra môi trường hàng ngày rất nhiều.
Tích hợp môn Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
- Thực trạng môi trường ở địa phương ta hiện nay như thế nào?
- Tích hợp môn ngữ văn: Kiến thức văn thuyết minh.
- Em hãy cho biết nguyên nhân khiến môi trường địa phương bị ô nhiễm?
Sử dụng bảng chiếu: - Giới thiệu hình ảnh một số nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm. (Vứt rác bừa bãi, đốt rơm rạ trong khu dân cư, ném xác động vật chết xuống nước, diệt bắt cá bằng kích điện)
- Tích hợp: Kiến thức môn Sinh học 6, Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ; Môn Hóa học 9 bài 34 Đặc tính của Pôlime. Môn Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài .
Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55 Ô nhiễm môi trường.
- Theo em còn những nguyên nhân nào khác khiến môi trường bị ô nhiễm?
- Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Sử dụng bảng chiếu: - Đưa một số hình ảnh thể hiện ý thức tham gia bảo vệ môi trường: (Vệ sinh đường làng ngõ xóm/ Vệ sinh trường lớp/ Bỏ rác đúng nơi quy định/ Khơi thông cống rãnh)
- Tích hợp: Kiến thức văn thuyết minh 
 - Tích hợp: Kiến thức môn Giáo dục công dân 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lơp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường.
Hoạt động 2: 
Sử dụng bảng chiếu: - Hình ảnh đốt rơm rạ.
- Hãy quan sát và cho biết điểm chung của các bức ảnh là gì?
- Việc đốt rơm rạ có phải là một trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương không?
- Em biết gì về tác hại của khói bụi rơm rạ tới sức khoẻ con người?
- GV đưa tài liệu lên bảng chiếu, cho HS đọc: (“Khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng, muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...”)
- Quan sát bức ảnh số 2 và cho biết rơm rạ được đốt ở đâu?
Tích hợp : Môn hóa học 8: (Tiết 42+ 43: Không khí và sự cháy.)
- Khói bụi do đốt rơm rạ trên đường giao thông có thể gây ra hậu quả gì?
 - Giáo viên đọc tài liệu: 
“Khoảng 13h30’ ngày 12/6/2012 chị Nguyễn Thị Nga ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội đi xe máy qua trường cấp I - Khánh Hà. Do khói rơm đang đốt, chị Nga không nhìn thấy đường đi nên đã bị ngã vào đống rơm cháy. Hậu quả chị Nga bị bỏng nặng phải đi cấp cứu. Chiếc xe máy cũng bị cháy và hư hỏng.
- Em nhìn thấy gì ở phía trên những đám cháy rơm rạ trong hình 1 ?
- Việc đốt rơm rạ dưới đường dây điện gây nguy cơ gì?
 - (Giáo viên đọc tài liệu: Ông Vũ Văn Minh, Trưởng ban Thanh tra – An toàn (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) cho biết: Việc đốt rơm rạ gần với đường dây điện làm nhiệt độ dây tăng cao, thời gian oxy hóa diễn ra nhanh hơn, tuổi thọ và chất lượng của dây sẽ giảm nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, còn làm giảm cường độ cách điện, từ đó, dễ dẫn tới phóng điện các pha gây ra sự cố, làm hỏng kết cấu đường dây.
- Em có nhận xét gì về hành vi đốt rơm rạ trong khu di tích lịch sử?
 - Giáo viên đưa tài liệu lên bảng chiếu cho học sinh đọc: “Trích pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam, thắng cảnh.”
Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của ai?
 Chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?
- Giáo viên giới thiệu: Luật Bảo vệ môi trường gồm 15 chương/ 136 điều, được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu, cho HS đọc nội dung: “Giải thích một số từ ngữ về môi trường”.
Hoạt động 3
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu nội dung thảo luận nhóm.
- Hãy cho biết hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
- Các hành vi liên quan đến những nội dung bài học nào?
- Em sẽ làm gì trước tình huống ấy?
 1. Ngọc biết Hùng đã vứt rác ra lớp học nhưng bỏ qua vì Hùng là bạn thân. 
2. Hùng nói với Linh rằng cứ đổ rác ra đường cho nhanh nhưng Linh không làm thế mà đi đổ rác đúng nơi quy định.
3. Hùng nói với Linh rằng học sinh không được họp bàn về quy định cấm đốt rơm nên không phải thực hiện.
4. Hùng bảo Linh cứ vứt rác, đốt rơm rạ ngoài đường, ai nói thì chửi hoặc đánh cho một trận. 
I. Môi trường địa phương 
1. Thực trạng
-Ô nhiễm Không khí
 Nguồn nước
- Mất cảnh quan
2. Nguyên nhân
=>Do các hành vi thiếu ý thức của con người.
3. Biện pháp giải quyết
=> Có ý thức, trách nhiệm, hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường.
II. Tìm hiểu tác hại của khói bụi rơm rạ và trách nhiệm bảo vệ môi trường
1. Tác hại 
- Chứa nhiều chất độc hại
=> Ảnh hưởng tới sức khoẻ, công việc và học tập.
=> Gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
=>Gây chập cháy điện, thiệt hại về kinh tế
=>Gây mất cảnh quan, tổn hại đến di tích lịch sử văn hoá. 
2. Trách nhiệm của chúng ta
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường. 
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến môi trường.
 - Học tập, nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
III. Các nội dung đã học 
1. Chí công vô tư:
=>Nghiêm túc góp ý, phê bình, nhắc nhở, không bao che hành vi sai trái.
2. Tự chủ
=>Sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
3. Dân chủ và kỉ luật
=> Nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định của địa phương, nhà trường.
4. Bảo vệ hoà bình
=>Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, tránh xung đột, mâu thuẫn.
Củng cố: - Khái quát nội dung chính đã tìm hiểu trong tiết học
 Cho học sinh vẽ sư đồ tư duy 
 Tích hợp: Kiến thức môn Mĩ thuật
 Giáo viên cho lớp hát tập thể
 Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc cho học sinh hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”) nhạc lời củaTrương Quang Lục
Hướng dẫn học bài (Chuẩn bị cho tiết 2)
- Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật 7 bài 20 Vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Sưu tầm các tư liệu về truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương.
- Tìm mối liên hệ giữa nội dung các bài đã học trong chương trình GDCD lớp 9 (Bài 5 đến bài 9) với vấn đề “Truyền thống quê hương”. 
********
Tiết 16
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh thấy được những truyền thống tiêu biểu, đáng tự hào của quê hương Tam Hưng nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
- Có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn trước những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Qua đó, củng cố kiến thức các nội dung đã học.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức:
- Truyền thống hiếu học/ Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
- Các nội dung đã học: Hợp tác cùng phát triển/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới/ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc/ Năng động sáng tạo/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Kỹ năng: 
- Nhận thức đúng đắn về truyền thống quê hương, vận dụng kiến thức đã học để có hành vi ứng xử đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống. 
III. Chuẩn bị
GV: Tài liệu và phương tiện, sgk, tư liệu, xây dựng tiểu phẩm thể hiện nội dung bài học.
HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu, tham gia tiểu phẩm theo hướng dẫn của GV.
Phương pháp: Nêu vấn đề, liên hệ và giải quyết vấn đề, tích hợp nội dung đã học.
Kĩ năng sống: Ý thức, trách nhiệm, hành vi ứng xử đúng đắn trước những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước.
IV. Tiến trình dạy- học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Qua nội dung tiết học trước, các em đã có nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Trong tiết học này, một vấn đề được đặt ra đòi hỏi ở các em ý thức, trách nhiệm rất lớn. Vậy đó là vấn đề gì? Chúng ta cùng xem tiểu phẩm sau đây.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
*Học sinh thể hiện tiểu phẩm: “Truyền thống quê hương”
Hoạt động 2
- Em hãy cho biết nội dung của tiểu phẩm đề cập tới vấn đề gì?
- Những truyền thống tiêu biểu nào của quê hương được nói đến?
- Em hiểu thế nào là truyền thống hiếu học?
- Em biết gì về truyền thống hiếu học của quê hương?
- Giáo viên giới thiệu 1 số hình ảnh, thông tin về Trạng nguyên Nguyễn Trực.
- Tìm những biểu hiện của truyền thống hiếu học trong thôn xóm, dòng họ?
Địa phương ta còn có truyền thống nào đáng tự hào?
- Thế nào là truyền thống chống giặc ngoại xâm? 
- Nêu những hiểu biết của em về truyền chống giặc ngoại xâm của quê hương ta?
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu cung cấp 1 số hình ảnh, thông tin về truyền thống chống giặc ngoại xâm của địa phương.
- Em sẽ làm gì để kế thừa và phát huy các truyền thống ấy của quê hương?
Hoạt động 3
Trong tiểu phẩm, anh bí thư đoàn đến gặp nhóm bạn với mục đích gì?
- Ý nghĩa của buổi giao lưu thể hiện nội dung bài học nào?
- Hãy nêu những biểu hiện của tình hữu nghị, hợp tác?
- Em biết gì về đất nước, con người Hàn Quốc? 
Giáo viên đọc tài liệu
- Ngày 22/12/1992, Việt Nam- Hàn Quốc ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao. - Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, thủ đô là Seoul. Quê hương của môn võ Taekwondo và các thương hiệu Sam Sung, Daewoo..., bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kim-chi.
- Em đã và sẽ làm gì để thể hiện tình hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?
- Ý tưởng của bạn Lê về việc xây dựng một tiết mục biểu diễn thể hiện nội dung bài học nào?
- Những biểu hiện của phẩm chất ấy?
- Tình huống dưới đây liên quan tới nội dung nào đã học?
“Chưa đầy một tuần, nhóm bạn Định, Lê, Hưng, Linh đã hoàn thành tiết mục giao lưu đặc sắc của mình. Lãnh đạo trung tâm Việt- Hàn đã tặng hoa và quà cho các bạn. Hơn thế, tiết mục của các bạn còn được chọn tham dự liên hoan văn hoá quốc tế tại thủ đô Hà Nội vào hè năm sau” 
- Những biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Hoạt động 4
- Vẽ sơ đồ nội dung các vấn đề của địa phương đã được tìm hiểu trong hai tiết thực hành ngoại khoá?
- Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
- Em sẽ làm gì để kế thừa và phát huy các truyền thống của quê hương?
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu: Sơ đồ nội dung hoạt động ngoại khoá
I. Những truyền thống tốt đẹp của quê hương
1.Truyền thống hiếu học
- Là sự ham thích, coi trọng việc học hành, được truyền từ đời này sang đời khác.
*Xưa: Trạng nguyên Nguyễn Trực, Tiến sĩ Bùi Mộ, Quận công Lê Tiến Quý
*Nay: Giáo sư Kiều Hữu Ảnh/ Lê Thanh Tiến sĩ Lê Mai/ Phạm Văn Phúc.
*Hội khuyến học, quỹ khuyến học 
2.Truyền thống chống giặc ngoại xâm
- Là sự tiếp nối tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, hành động dũng cảm để bảo vệ quê hương, đất nước trước kẻ thù xâm lăng. 
*Anh dũng trong kháng chiến chống Pháp 
 *Anh hùng lực lượng vũ trang (1995)
3.Trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương
=>Hăng say học tập, rèn luyện đạo đức để thành người có ích, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
II. Các nội dung đã học
1.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới- Hợp tác cùng phát triển.
- Quan hệ bạn bè thân thiện
- Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục
2. Năng động, sáng tạo
- Tích cực, chủ động suy nghĩ.
- Tạo ra giá trị mới, cách giải quyết mới.
3. Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả
- Tạo ra sản phẩm có giá trị trong một thời gian nhất định.
III. Tổng kết hoạt động ngoại khoá về các vấn đề của địa phương.
1.Vấn đề môi trường.
2. Truyền thống quê hương.
4. Củng cố: 
- Em biết gì về những hình ảnh, biểu tượng trên đây? (Giáo viên sử dụng bảng chiếu các biểu tượng: Cờ Asean, cờ Hàn Quốc, Núi Phú Sĩ- Nhật Bản)
5. Hướng dẫn học bài 
- Sưu tầm các tư liệu về truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương, Hữu nghị và hợp tác quốc tế.
- Chuẩn bị cho tiết Ôn tập học kỳ I.
STT
Tên bài học
Khái niệm
Biểu hiện
Cách rèn luyện
1
.
..
.
.
********
Tiểu phẩm : Tự hào quê hương tôi!
(Gv hướng dẫn học sinh và thể hiện tiểu phẩm vào đầu tiết ngoại khoá 16)
Tóm tắt nội dung: Một nhóm bạn đang sôi nổi thảo luận về truyền thống của quê hương thì anh Văn bí thư đoàn xã xuất hiện. Anh muốn cả nhóm tham gia một tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu với các sinh viên Hàn quốc tại Trung Tâm hợp tác Việt- Hàn. Lúc đầu, cả nhóm còn ngại ngùng, không muốn tham gia nhưng khi được anh Văn động viên, phân tích ý nghĩa của buổi giao lưu, các bạn đều vui vẻ nhận lời.
Nhân Vật: Định, Hưng, Lê, Văn.
1.Định: Các cậu ơi! Chúng mình cùng thi xem ai biết và hiểu nhiều về quê hương mình nhé!
2. Nhóm bạn: Ừ, đồng ý. Cậu bắt đầu đi.
3.Định: Nhất trí, tớ bắt đầu này: Ai có về là về Tam Hưng/Đất thiêng lưu dấu anh tài/Miền quê là quê hiếu học, Con người chân tình mến thương, tang tình tang tính tính tang.
4. Nhóm bạn(đồng thanh)hay lắm! giờ đến lượt Hưng đấy! (Hát theo điệu “lý đất giồng”)
5.Hưng: Các cậu nghe nhé!:- Chan chứa tình quê/ Tự hào anh dũng/ Hầm thông chống Pháp kề bên luỹ tre, khắp dọc đường làng. Pháp- Mỹ đều thua/ Tự hào anh hùng/ Mọi người ta cùng, cùng đắp xây thôn xóm mạnh giàu. (Hát theo điệu bài hát“Duyên quê”)
6. Cả nhóm đồng thanh: Trên cả tuyệt vời! Giờ đến lượt Lê rồi!
7.Lê: Quê chúng ta, yên bình và bao tươi đẹp/ Con nắng toả trên hàng cây/ Người về đây, thăm chùa và khu di tích/ Đến tới thôn nào, cũng ấm lên niềm vui/ Đến tới thôn nào, cũng ấm lên niềm vui/. (Hát theo điệu “Cây trúc xinh”)
Cả nhóm: Hoan hô! Hay quá! 
8. Xin chào các em, các em đang có chuyện gì vui thế!
9.Cả nhóm:- Chúng em chào anh bí thư đoàn! Chúng em đang nói về những truyền thống đáng tự hào của quê hương mình. Thế anh đi đâu mà trông vội vàng thế?
10. Văn:- Hay lắm! cho anh tham gia với!. Thế các em đã biết gì về truyền thống của quê hương!
11.Định: Nhiều lắm anh ạ! Truyền thống hiếu học này, truyền thống chống giặc ngoại xâm này. 
12. Lê: -Quê ta còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng nữa!
13. Văn: Đúng rồi! Các em biết dành thời gian để tìm hiểu về quê hương là việc làm rất có ý nghĩa. Không như một số bạn trẻ chỉ mải chơi rồi sa vào những tệ nạn xã hội. Thế các em đã biết phải làm gì để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống đó chưa?
14. Hưng:- Phải có lòng tự hào và ý thức bảo vệ, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống phải không anh?
15. Các em nói rất đúng! Những truyền thống tốt đẹp của quê hương, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. Các em tự hào về truyền thống hiếu học thì phải có ý thức học tập, biết vận dụng những kiến thúc đã học vào xây dựng quê hương, đất nước.
16. Lê: -Nghe anh nói chúng em đã hiểu ra nhiều điều. Thế anh đến tìm bọn em có việc gì đấy ạ?
18.Văn: -Chả là Trung tâm Việt- Hàn đã xin phép chính quyền cho tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa học sinh- sinh viên Hàn Quốc với thanh niên và học sinh địa phương. Anh muốn các em tham gia 1 tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu.
19.Định:- Ôi vui quá! Nhưng chúng em đâu biết gì về Hàn Quốc ngoài một số bộ phim trên truyền hình mà tham gia được?
20.Hưng:- Em biết tiếng Hàn Quốc, chỉ học trong phim của họ thôi- xin chào là an nyong ha sim ni kka/ Umpa là anh trai này, Nam cha chin gu là bạn trai này, còn em gái là yơ tông seng.
21.Văn: Hay, Vậy là các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về nước bạn Hàn quốc rồi đấy!
22. Lê: (quay sang Định và Hưng) Mình có ý này, chúng mình cùng xây dựng một tiểu phẩm về quê hương chúng ta cho các bạn Hàn Quốc. Chúng mình sẽ sử dụng những làn điệu dân ca Bắc- Trung –Nam để các bạn ấy hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.Ý các cậu thế nào?
23.Định: Tớ nhất trí!
24.Cậu viết kịch bản luôn đi nhé! Rủ thêm các bạn trong lớp cùng tham gia nữa!
25.Văn: Ý tưởng về tiết mục biểu diễn của các em rất có ý nghĩa. Trong quá trình tập diễn, có khó khăn gì các anh chị cán bộ Đoàn sẽ hỗ trợ. Các em cứ yên tâm. Chúc các em thành công!
26.Cả nhóm: Chúng em cảm ơn anh!
27. Văn:- Anh phải cảm ơn các em mới đúng chứ!
Tất cả cùng cười vui vẻ và cùng hát:” 
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả
Tiếng ai ru con ngủ ru hời

File đính kèm:

  • docxGiao_an_tich_hop_lien_mon_dat_giai_3_TP.docx
Giáo án liên quan