Giáo án thực tập Ngữ văn 11 - Tiết 106+107: Phong cách ngôn ngữ chính luận - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Đặng Thùy Trang

GV yêu cầu: HS đọc ngữ liệu trích đoạn “Tuyên ngôn độc lập”.

GV hỏi: Em hãy xác định thể loại của văn bản.

GV nhận xét, chốt ý: Thể loại của văn bản là tuyên ngôn.

GV hỏi: Mục đích viết văn bản trên của Hồ Chí Minh là gì?

GV nhận xét, chốt ý:

-Tuyên bố, khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.

-Khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững nền Độc lập, tự do của chính phủ và nhân dân Việt Nam

GV hỏi: Xác định nội dung của văn bản trên.

GV nhận xét, chốt ý.

GV hỏi: Em hãy nêu thái độ của tác giả trong đoạn văn này?

GV chốt ý.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập Ngữ văn 11 - Tiết 106+107: Phong cách ngôn ngữ chính luận - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Đặng Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
Họ tên GV hướng dẫn	: Nguyễn Thị Nhuần	Tổ chuyên môn	: Ngữ Văn.
Họ tên sinh viên	: Nguyễn Đặng Thùy Trang	Môn dạy	: Ngữ văn.
SV của trường đại học	: Đại học Quy Nhơn.	Năm học	: 2014 – 2015.
Ngày soạn	: 21/03/2015.	Ngày lên lớp	: 28/03/2015.
Tiết dạy	: 2 (Theo PPCT: 106)	Lớp dạy	: 11A1.
BÀI DẠY: 	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiết 1)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức trọng tâm: Giúp học sinh hiểu được:
Hiểu được khái niệm văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận. 
Phân biệt được ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhìn nhận và đánh giá một vấn đề.
Giáo dục, tư tưởng: 
Giáo dục cho HS tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc.
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: gợi mở; phát vấn; đàm thoại; thảo luận; tích hợp kiến thức liên môn.
Phương tiện dạy học: giáo án; bảng phụ; sơ đồ.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, sách CKTKN, TLTK, hệ thống kiến thức, bảng phụ,
Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
Hoạt động 1: Định hướng - tạo tâm thế tiếp nhận cho HS: (5’) 
-GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu các phong cách ngôn ngữ thường gặp trong văn bản. 
-GV tổ chức trò chơi và định hướng vào bài.
*Trò chơi: Yêu cầu lớp chia làm hai nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn đại diện lên sắp xếp các văn bản cho sẵn vào các phong cách ngôn ngữ phù hợp. Trong thời gian nhanh nhất, nhóm nào làm đúng sẽ chiến thắng.
Đáp án:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nhật kí, tin nhắn điện thoại, thư
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bình Định: Tối nay [21/03/2015] diễn ra chương trình khát vọng trẻ 9
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Bình Ngô Đại Cáo, Chiếu cầu hiền, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Hình thang, Tam giác đều, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào (Sgk Hóa 11)
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Đơn xin việc, Thông báo, Thông tư, Nghị quyết
-GV nhận xét và định hướng bài học:
Tuy chúng ta biết về 6 phong cách ngôn ngữ nhưng những phong cách ngôn ngữ mà chúng ta đã học như: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ báo chí. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với một phong cách ngôn ngữ thứ 4 đó là phong cách ngôn ngữ chính luận, cô và các em sẽ tìm hiểu xem, giữa phong cách ngôn ngữ chính luận với các phong cách ngôn ngữ đã học, có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta đi vào bài học hôm nay: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
28’
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản chính luận.
GV hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết một số tác phẩm thuộc thể loại: Hịch, cáo, chiếu?
GV nhận xét, chốt ý.
GV hỏi: Em hãy nhận xét các tác phẩm trên đều đề cập đến vấn đề gì?
GV chốt ý.
GV hỏi: Hiện nay, khi đề cập đến một vấn đề chính trị được cả xã hội quan tâm, các tác giả sử dụng thể loại nào? Cho ví dụ.
GV nhân xét, chốt ý.
GV yêu cầu: HS đọc ngữ liệu trích đoạn “Tuyên ngôn độc lập”.
GV hỏi: Em hãy xác định thể loại của văn bản.
GV nhận xét, chốt ý: Thể loại của văn bản là tuyên ngôn.
GV hỏi: Mục đích viết văn bản trên của Hồ Chí Minh là gì?
GV nhận xét, chốt ý: 
-Tuyên bố, khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.
-Khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững nền Độc lập, tự do của chính phủ và nhân dân Việt Nam
GV hỏi: Xác định nội dung của văn bản trên.
GV nhận xét, chốt ý.
GV hỏi: Em hãy nêu thái độ của tác giả trong đoạn văn này?
GV chốt ý.
GV hỏi: Người viết đã đứng trên lập trường của ai để viết Tuyên ngôn độc lập?
GV hướng dẫn:
Người viết đã đứng trên lập trường, quan điểm của dân tộc, nguyện vọng của dân tộc trong thời điểm lịch sử, trọng đại của đất nước để viết nên bản tuyên ngôn lịch sử.
GV yêu cầu: Em hãy cho biết điều gì chứng tỏ thái độ của người viết rất đanh thép, đàng hoàng.
GV hướng dẫn, nhận xét:
-Sử dụng kiểu câu khẳng định: 
“Đó là”
-Từ nối mang tính lập luận: “suy rộng ra”
GV hỏi: Em hãy xác định các từ thuộc lớp từ chính trị trong văn bản trên?
GV nhận xét, chốt ý.
GV hỏi: Hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả? Làm rõ điều đó?
GV hướng dẫn:
-Cách lập luận: Từ quyền con người nói chung suy ra quyền dân tộc. Đây là một điểm mới của tác giả Hồ Chí Minh. 
+Cách sử dụng tuyên ngôn của hai nước Mỹ, Pháp, hai nước xâm lược nước ta: đó là tuyên ngôn đã được nhân loại thừa nhận, mang tính chân lí và đồng thời lập luận như vậy đã làm cho bọn xâm lược biết rằng chính mình đã đi ngược lại đạo lí của cha ông ngày trước về tôn trọng quyền tự do của con người, của bất kì một dân tộc nào. Cách lập luận đó thể hiện chiến thuật: “gậy ông đập lưng ông”.
-Như vậy, chính vì cách lập luận chặt chẽ, logic đã khóa được miệng kẻ thù, khơi dậy làn sóng đấu tranh mãnh liệt, không chỉ trong nước mà còn ở các nước khác.
GV yêu cầu: lớp chia làm hai nhóm, các em thảo luận và trả lời câu hỏi tương tự với hai ngữ liệu còn lại trong sách giáo khoa. Thời gian 5 phút.
GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm 1: Ngữ liệu –Bình luận thời sự “Cao trào chống Nhật cứu nước”.
Nhóm 2: Ngữ liệu –Xã luận “Việt Nam đi tới”.
GV hỏi: Qua tìm hiểu những văn bản chính luận trên, em hãy cho biết khái niệm văn bản chính luận là gì?
GV chốt ý.
GV hỏi: Em hãy cho biết mục đích của người viết khi viết văn bản chính luận?
-GV hỏi: Em hãy cho biết thái độ của người viết? 
GV hướng dẫn
Thái độ của người viết rất dứt khoát, rõ ràng, giữ vừng quan điểm chính trị của mình.
GV hỏi: Em hãy cho biết người viết thường có quan điểm ra sao trong văn bản chính luận?
GV nhận xét, chốt ý:
GV hỏi: Em hãy nêu cách lập luận của văn bản chính luận?
GV chốt ý.
Thao tác 1: HS tìm hiểu văn bản chính luận.
-HS trả lời
Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể loại như: Hịch, Cáo, Thư, Sách, Chiếu, Biểu (Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn, Hịch Tướng Sĩ- Trần Quốc Tuấn, Bình ngô đai cáo- Nguyễn Trãi, Chiếu cầu hiền- Ngô Thì Nhậm) 
-HS trả lời
Các tác phấm trên đều đề cập đến những vấn đề trọng đại, lớn lao của một quốc gia, dân tộc, được nhiều người quan tâm. Nó thuộc lĩnh vực chính trị.
-HS trả lời
Ngày nay, những thể loại như Hịch, Cáo, Chiếu, Biểu không còn được dùng trong văn bản chính luận nữa mà có những dạng khác như các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài xã luận, bình luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến). Đó là những văn bản chính luận hiện đại.
-HS đọc
-HS trả lời
-HS trả lời:
Nội dung cơ bản của văn bản này: từ khẳng định quyền cơ bản của con người cho đến khẳng định quyền cơ bản của một dân tộc.
-HS trả lời:
Văn bản được viết với thái độ rất đàng hoàng, dõng dạc, giọng văn hùng hùng, đanh thép. 
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-Các từ ngữ thuộc lớp từ chính trị: quyền bình đẳng, xâm phạm, quyền, tự do, bình đẳng, Cách mạng,
-HS trả lời:
Cách lập luận của tác giả chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ sắc bén và có tính chiến đấu cao.
-HS thảo luận nhóm, trình bày vào bảng phụ.
Nhóm 1:
-Thể loại của văn bản là bình luận.
-Mục đích tổng kết một giai đoạn cách mạng.
-Thái độ, quan điểm: đứng trên lập trường dân tộc, lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống để quốc và phát xít giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Nhóm 2:
-Thể loại của văn bản: xã luận.
 -Mục đích phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trong trường quốc tế.
-Thái độ quan điểm: tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cả dân tộc trong dịp đầu năm mới.
-HS trả lời:
Văn bản chính luận là những văn bản đề cập đến một vấn đề chính trị, xã hội của một quốc gia, dân tộc.
-HS trả lời:
Trình bày, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề chính trị của một quốc gia, dân tộc.
-HS trả lời
-HS trả lời
Quan điểm: đứng trên lập trường chính trị của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội.
-HS trả lời:
Lập luận chặt chẽ, xác thực, có tính thuyết phục.
I/ Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
1.1 Văn bản chính luận
1.1Phân tích ngữ liệu
-Thể loại: Tuyên ngôn
-Mục đích:
+Tuyên bố, khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.
+Khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững nền Độc lập, tự do của chính phủ và nhân dân Việt Nam.
-Nội dung:
Từ khẳng định quyền cơ bản của con người rồi nâng lên, khẳng định quyền cơ bản của dân tộc.
-Thái độ: dứt khoát, rõ ràng.
-Quan điểm: Đứng trên lập trường của một dân tộc nô lệ, bị mất nước.
-Cách lập luận: chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ sắc bén và có tính chiến đấu cao.
1.2 Kết luận:Văn bản chính luận
-Khái niệm: là những văn bản đề cập đến một vấn đề chính trị, xã hội của một quốc gia, dân tộc.
-Mục đích: Trình bày, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề chính trị của một quốc gia, dân tộc.
-Thái độ: dứt khoát, rõ ràng, giữ vững quan điểm chính trị của mình.
-Quan điểm: đứng trên lập trường chính trị của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội.
- Lập luận: chặt chẽ, xác thực, có tính thuyết phục.
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Ngôn ngữ chính luận
GV hỏi: Em hãy cho biết các dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận?
GV hướng dẫn trả lời: 
Ở dạng viết: các tác phẩm lí luận, các tài liệu chính trị, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, các bài xã luận, bình luận trên báo chí, phát thanh truyền hình, các tin tức trên báo chí như lược thuật, phóng sự có tính chất bình giá, nói chuyện thời sự, chính sách.
Ở dạng nói: các bài diễn thuyết, lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận mang tính chất chính trị, nói chuyện thời sự, chính trị...
GV hỏi: Sau khi biết các dạng tồn tại của văn bản chính luận, em hãy cho biết ai là người thể hiện văn bản chính luận?
GV nhận xét, bổ sung:
Người tham gia thể hiện văn bản chính luận, sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận thường là những nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị - xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên... tất cả những ai tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị- xã hội.
GV hỏi: Em hãy cho biết ngôn ngữ chính luận được sử dụng trong những phạm vi nào.
GV chốt ý: Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chính luận dùng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác.
GV hỏi: Dựa vào những gì đã tìm hiểu, em hãy khái quát thế nào là ngôn ngữ chính luận. (Chú ý tới mục đích, phạm vi sử dụng)
GV nhận xét, chốt ý:
GV hỏi: Em hãy nêu sự khác nhau giữa khái niệm nghị luận và chính luận? (Chú ý mục đích)
GV hướng dẫn trả lời:
-Nghị luận là một phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc); một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận một vấn đề văn chương, nghị luận xã hội). Nghị luận có thể được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực khi cần trình bày diễn đạt.
-Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phong cách ngôn ngữ khác. Nó chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
GV bổ sung:
Đôi khi trong một văn bản (nói và viết) cũng có sự giao thoa giữa các phong cách ngôn ngữ. Như đoạn văn chúng ta vừa tìm hiểu, cách lập luận, dùng từ ngữ, hình ảnh đủ để có thể đưa vào phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, trở thành một tác phẩm văn học. Nhưng bên cạnh đó, bản Tuyên ngôn độc lập này được cả thế giới biết đến, là một sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc nên ta xem nó là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Thao tác 2: HS tìm hiểu về ngôn ngữ chính luận.
- HS trả lời
Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS trả lời:
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo... nhằm trình bày, đánh giá, bình luận những sự kiện, những vấn đề chính trị, văn hóa tư tưởng theo một quan điểm chính trị nhất định.
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
2.Ngôn ngữ chính luận
-Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo... nhằm trình bày, đánh giá, bình luận những sự kiện, những vấn đề chính trị, văn hóa tư tưởng theo một quan điểm chính trị nhất định.
Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập
10’
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS làm bài.
GV yêu cầu HS làm bài tập 2/99/SGK. 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
GV hỏi: Em hãy xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn trên.
GV nhận xét, chốt ý:
-Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
GV hỏi: Dựa vào cơ sở nào để em xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 
Thao tác 2: GV sửa bài tập.
GV hướng dẫn, nhận xét:
-Mục đích của văn bản trên: Nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, một vấn đề chính trị được cả xã hội quan tâm.(Bài này trích trong Báo cáo chính trị tại Đại Hội lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam, họp tại Việt Bắc vào tháng 2-1951)
-Cương vị của người viết: Người viết là Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc. Người có ảnh hưởng lớn đến những quyết định mang tính vận mệnh, lịch sử của dân tộc.
-Nhận xét về cách diễn đạt:
+Những từ ngữ thuộc lớp từ chính trị: Tổ quốc, Yêu nước, xâm lăng, bán nước, cướp nước, dân ta
+Cách lập luận: Câu đầu khẳng định, nêu luận điểm. Câu hai và câu ba: Nói đến sự hiển nhiên, có từ lâu đời của tinh thần yêu nước và sức mạnh của tinh thần yêu nước. Như vậy, hướng tới việc kêu gọi mọi người hãy nêu cao tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
+Câu văn của đoạn văn rất mạch lạc, chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
-Quan điểm: Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.
GV định hướng cho tiết sau:
Dựa trên cơ sở những hiểu biết của các em về Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận, tiết học sau, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những đặc trưng cở bản của phong cách ngôn ngữ này.
Thao tác 1: HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
HS làm bài tập và trả lời.
-HS trả lời
-HS trả lời
-Thao tác 2: HS lắng nghe và sửa bài tập vào vở.
- HS lắng nghe
Dặn dò học sinh: (1’) Ôn lại bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, chuẩn bị cho tiết hai của bài này.
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
.
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.
	Ngày  tháng . năm 2015	Ngày 28 tháng 03 năm 2015
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	Nguyễn Thị Nhuần	Nguyễn Đặng Thùy Trang
BẢNG PHỤ:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nhật kí, tin nhắn điện thoại, thư
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bình Định: Tối nay [21/03/2015] diễn ra chương trình khát vọng trẻ 9
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Bình Ngô Đại Cáo, Chiếu cầu hiền, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Hình thang, Tam giác đều, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào (Sgk Hóa 11)
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Đơn xin việc, Thông báo, Thông tư, Nghị quyết
Bài tập:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Ngữ liệu: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
[] 
(Hồ Chí Minh)

File đính kèm:

  • docTuan_30_Phong_cach_ngon_ngu_chinh_luan.doc