Giáo án thực tập giảng dạy GDCD 11 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (2 Tiết) - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Lam Linh
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
GV: Cho học sinh nghiên cứu tài liệu SGK, thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút
Nhóm 1: Vì sao nền dân chủ XHCN lại mang bản chất giai cấp công nhân mà không phải là giai cấp khác?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
Vì: giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có trình độ tiên tiến, đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội, sống tập trung, đoàn kết, có tinh thần kỷ luật cao Nói tóm lại chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản để tiến hành cuộc đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, vô chính phủ vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân là giai cấp đi đầu trong việc tiếp thu nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
Nhóm 2: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là gì? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Vì: Mọi người đều có quyền sở hữu về TLSX mới trở thành người làm chủ nền sản xuất và chi phối mọi mặt của đời sống xã hội.
- Công hữu tức là mọi của cải trong XH đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân. Công hữu về TLSX là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
ví dụ: trường học, bệnh viện, ngân hàng, quân đội.
- Tư hữu là mọi của cải thuộc về cá nhân, phục vụ cho lợi ích cá nhân
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN TỔ GDCD @? GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GVHD: Cao Thị Thanh Hương SVTH: Phạm Thị Lam Linh TP. Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 2 năm 2016 BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (2 TIẾT ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau: 1.Về kiến thức - Hiểu được dân chủ là gì ? - Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN. - Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Biết được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện ). 2. Về kỹ năng Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá- xã hội phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ - Biết tôn trọng quyền dân chủ của người khác. - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi. - Phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN. II. NỘI DUNG Nội dung cơ bản của bài: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội. Những hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. III .PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp nêu vấn đề IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Tài liệu: - SGK GDCD lớp 11 - SGV GDCD lớp 11 - Thiết kế bài giảng GDCD 11 2. Phương tiện: - Hình ảnh - Bảng V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu 1: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Câu 2: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? 2. Giới thiệu bài mới (1 phút) Một trong những mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vậy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng, nội dung gì và có mấy hình thức? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 10 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 1) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ( 20 phút) GV: Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Vậy theo các em dân chủ là gì? HS: trả lời GV: kết luận “Dân”: Nhân dân “Chủ”: Làm chủ Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin : Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân. => Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Ví dụ: Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục: tất cả mọi công dân đều có quyền học tập, tự do lựa chọn ngành nghề, việc làm. GV: Nền dân chủ XHCN bắt đầu hình thành với thắng lợi từ CMT10 Nga năm 1917. Nền dân chủ XHCN ra đời và từng bước phát triển từ khi chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập. Sự hình thành nền dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nên dân chủ trước đó. GV: Vậy theo các em bản chất của nền dân chủ XHCN là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. GV: Cho học sinh nghiên cứu tài liệu SGK, thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút Nhóm 1: Vì sao nền dân chủ XHCN lại mang bản chất giai cấp công nhân mà không phải là giai cấp khác? HS: Trả lời GV: Nhận xét và kết luận Vì: giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có trình độ tiên tiến, đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội, sống tập trung, đoàn kết, có tinh thần kỷ luật cao Nói tóm lại chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản để tiến hành cuộc đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, vô chính phủ vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân là giai cấp đi đầu trong việc tiếp thu nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Nhóm 2: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là gì? Vì sao? HS: Trả lời GV: Nhận xét và kết luận Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Vì: Mọi người đều có quyền sở hữu về TLSX mới trở thành người làm chủ nền sản xuất và chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. - Công hữu tức là mọi của cải trong XH đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân. Công hữu về TLSX là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. ví dụ: trường học, bệnh viện, ngân hàng, quân đội... - Tư hữu là mọi của cải thuộc về cá nhân, phục vụ cho lợi ích cá nhân Nhóm 3: Vì sao nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội? HS: trả lời GV: Nhận xét và tổng kết Hồ Chí Minh là người đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, bởi vì hệ tư tưởng Mác - Lênin đồng thời là hệ tư tưởng tiên tiến nhất, khoa học nhất, đúng đắn nhất, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, xóa bỏ áp bức, bất công, tình trạng người bóc lột người, giải phóng dân tộc và phù hợp với thực tiễn của đất nước. Nhóm 4: Theo các em thì nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? ví dụ? HS: Trả lời GV: Nhận xét và tổng kết Dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động. ví dụ: trong lĩnh vực văn hóa ( quyền được sáng tác, tham gia các lễ hội...); trong lĩnh vực chính trị ( quyền được bầu cử, ứng cử, tự do đọc báo tìm hiểu thông tin...) GV: Tại sao dân chủ gắn liền với pháp luật, kỉ cương, kỉ luật? ví dụ? HS: trả lời GV: kết luận Vì: Dân chủ không thể thực hiện được nếu những hành vi gây tác hại đến quyền dân chủ của nhân dân không được xử lí kịp thời, đúng đắn. Để có dân chủ và dân chủ được thực hiện thì các quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của Nhà nước pháp quyền XHCN ví dụ: tự do đi lại nhưng phải chấp hành đúng luật giao thông, buôn bán kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, học sinh có quyền được học tập nhưng phải tuân theo nội quy của nhà trường GV: Chuyển ý: Đây là bản chất của nền dân chủ XHCN nói chung, vậy nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thể hiện trên các lĩnh vực như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau: Một là: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. Hai là: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ba là: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội. Bốn là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động. Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỷ luật, kỷ cương. Hoạt động 2: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ( 15 phút) GV: Em hãy cho biết tuổi được bầu cử, ứng cử của nước ta? HS: Trả lời GV: Điều 27, Hiến pháp 2013 nêu rõ công dân đủ18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân GV: Các em tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương em như thế nào? HS: Trả lời GV: trong cuộc họp ở ấp, tổ dân phố thì người dân có thể đóng góp ý kiến tình hình vệ sinh hay vấn đề an ninh chung trên địa bàn. GV: Nhân dân có quyền được tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hay không? HS: trả lời GV: trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992, thì Đảng và nhà nước gửi đến người dân những bản dự thảo về sửa đổi hiến pháp để lấy ý kiến từ người dân để từ đó làm cho hiến pháp trở nên phù hợp hơn. GV: Em tiếp cận thông tin bằng những hình thức nào? HS: Trả lời GV: báo, đài, truyền thông, internet... - Quyền giám sát - Quyền khiếu nại, tố cáo GV: Là học sinh em được hưởng những quyền nào? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ sung - Quyền bầu cử, ứng cử ( VD: bầu bí thư chi đoàn, lớp trưởng...) - Quyền tham gia quản lý Nhà nước ( VD: đóng góp ý kiến về việc xử lý rác thải ở địa phương...) - Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí ( VD: được tự do đọc báo, gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí; phát biểu ý kiến của mình trong lớp...) 2.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lịch vực kinh tế ( SGK) b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị - Quyền bầu cử và ứng cử - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. - Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. 4. Củng cố ( 3 phút) - Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? - Em hãy nêu nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? 5. Dặn dò ( 1 phút) Về nhà học bài cũ và xem trước phần 2 c,d và phần 3.Những hình thức của dân chủ TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 2 năm 2016 GVHD phê duyệt Sinh viên thực hiện Cao Thị Thanh Hương Phạm Thị Lam Linh
File đính kèm:
- Bai_10_Nen_dan_chu_xa_hoi_chu_nghia.docx