Giáo án Thủ công Lớp 1 - Năm học 2014-2015

I.MỤC TIÊU:

_ HS làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình

_ Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách dán cho cân

II.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

_ Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn

_ Hai tờ giấy màu khác nhau (màu tương phản)

_ Hồ dán, giấy trắng làm nền

_ Khăn lau tay

 2.Học sinh:

 _ Giấy nháp có kẻ ô, giấy thủ công màu

 _ Hồ dán, bút chì

 _ Vở thủ công

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc54 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thủ công Lớp 1 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bút màu
 _ Hồ dán, khăn lau tay
_ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
5’
10’
 10’
3’
25’
3’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con mèo?
_ Cho HS liên hệ mèo nuôi ở nhà
_ Khi xé, dán hình con mèo, tùy khả năng các em có thể dùng một hay hai, ba màu.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình thân mèo:
_ GV dùng tờ giấy màu theo ý thích, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 4 ô. Xé lượn 4 góc để tạo thành hình thân mèo.
_ Lật mặt sau cho HS quan sát.
b) Xé hình đầu mèo, tai mèo:
_ GV lấy tờ giấy cùng màu với thân mèo, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông mỗi cạnh 3 ôâ. 
_ Xé 4 góc để tạo hình đầu mèo.
_ Lật mặt màu để HS quan sát.
_ Đếm ô, đánh dấu, vẽ hai hình vuông mỗi cạnh 2 ô.
Từ 2 hình vuông này vẽ, xé thành 2 hình tam giác để làm đầu mèo.
c) Xé hình đuôi, chân và mắt mèo: 
_ GV lấy tờ giấy vừa xé (phần còn lại), đánh dấu, vẽ tiếp:
+ 2 hình vuông mỗi cạnh 2 ô 
+1 hình chữ nhật có cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô.
 Sau đó xé rời các hình rời khỏi tờ giấy màu.
_ Mỗi hình vuông xé làm đôi sẽ được 4 chân mèo.
_ Ước lượng và xé hình đuôi mèo từ hình chữ nhật có cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô.
_ Dùng giấy màu đen xé 2 hình vuông mỗi cạnh 1 ô. Từ 2 hình vuông đó xé 2 hình mắt mèo.
_ Lật mặt màu cho HS quan sát.
d) Dán ghép hình:
 _GV làm thao tác bôi hồ và dán theo thứ tự: thân, đầu, tai, mắt, chân và đuôi mèo theo các bước mẫu. 
 Khi dán hình thân mèo chỉ nên bôi ở giữa thân để khi dán hình chân mèo và đuôi mèo sẽ giấu vào trong thân.
_ Dùng bút màu để vẽ thêm mũi và râu cho hoàn chỉnh.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
TIẾT 2:
3. Học sinh thực hành:
_ Yêu cầu HS chọn giấy màu để xé hình con mèo theo ý thích.
+ Nhắc HS xé cẩn thận, xé từ từ, vừa xé vừa sửa cho hình giống mẫu.
+ GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn
_ Sau khi HS xé xong các bộ phận, nhắc các em:
_ Đối với HS giỏi:
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
 + Thái độ học tập
 + Vệ sinh và an toàn lao động
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Chọn được màu phù hợp.
 + Xé được các bộ phận của hình con mèo.
 + Dán được hình cân đối, phẳng.
 + Chọn 1 bài xé, dán đẹp tuyên dương.
_ Dặn dò: “Xé, dán hình lọ hoa đơn giản”
+ Quan sát mẫu
_ HS tự liên hệ. 
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
_ Lấy giấy nháp có kẻ ô để tập vẽ, xé hình thân mèo, đầu, tai mèo.
_ Quan sát
_ Quan sát
(Áp dụng cho HS giỏi, HS yếu thì dùng bút vẽ)
_ Cho HS lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ, xé hình đuôi, chân, mắt mèo.
_ Quan sát hình con mèo hoàn chỉnh
_ Đặt mặt sau có kẻ ô lên trên (chọn màu theo ý thích của các em)
_ Lần lượt đếm ô, đánh dấu và vẽ các hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 4 ôâ; hình vuông cạnh 3 ô, hình tam giác trên hình vuông cạnh 2 ô.
_ Xé rời các hình khỏi tờ giấy màu.
_ Lần lượt xé hình thân, đầu, đuôi mèo như đã hướng dẫn.
Mắt, râu có thể dùng bút màu để vẽ.
_ Xếp hình cân đối.
Dán sản phẩm vào vở: dán cân đối, phẳng và đều.
(Bôi hồ vừa phải, đều và dán cho phẳng). 
_ Trang trí cảnh vật cho bài thêm sinh động 
_ Dán xong thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
Chuẩn bị giấy màu giấy nháp, có kẻ ô, bút chì, hồ.
Ngày soạn: 19/10/2014
Ngày giảng: 22/10/2014
Tuần 9 
Bài 9	: 
XÉ, DÁN HÌNH LỌ HOA ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU: 
_ Biết cách xé, dán hình hoa và lọ hoa đơn giản
_ Xé, dán được hình lọ hoa đơn giản
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Bài mẫu về xé, dán hình lọ hoa
_ Giấy thủ công các màu 
_ Hồ dán, giấy trắng làm nền
_ Khăn lau tay
 2.Học sinh:
 _ Giấy thủ công các màu 
 _ Giấy nháp có kẻ ô
 _ Bút chì, bút màu
 _ Vở thủ công
 _ Hồ dán, khăn lau tay
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
5’
15’
5’
3’
25’
3’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng, màu sắc của lọ hoa?
_ Cho HS liên hệ với lọ hoa, bông hoa mà các em đã nhìn thấy ở nhà hoặc nơi khác.
_ Ở bài này các em chỉ tập xé, dán hình lọ hoa đơn giản.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình lọ hoa:
_ GV dùng tờ giấy màu sẫm (tím hoặc xanh đậm), lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 7 ô, cạnh ngắn 6 ô.
_ Từ 2 đầu cạnh trên của hình chữ nhật lùi vào 1.5 ô. Vẽ nối xuống ô thứ 3 của 2 cạnh bên.
_ Từ 2 đầu cạnh dưới của hình chữ nhật lùi vào 1 ô vẽ nối lên ô thứ 2 của 2 cạnh bên.
_ Xé theo các đường vẽ sẽ được hình lọ hoa.
_ Lật mặt màu cho HS quan sát.
b) Xé hình bông hoa:
_ GV lấy giấy màu đỏ, hồng, da cam tùy ý. Lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé:
+ 1 hình vuông mỗi cạnh 3 ôâ (h3)
+ 2 hình vuông có cạnh 2 ô (h4)
 Từ các hình vuông này, xé các góc tạo thành 3 hình trón để làm bông hoa (h5) 
_ GV lấy tiếp tờ giấy màu vàng, lật mặt sau, đánh dấu và xé: 3 hình vuông có cạnh 1 ô (h6a). Từ 3 hình vuông này xé 4 góc để tạo thành 3 hình tròn làm nhụy hoa (h6b).
* Đối với HS yếu, GV có thể cho các em dùng bút để tô nhụy hoa.
c) Xé hình lá: 
_ GV lấy tờ giấy màu xanh lá cây, xé hình lá vừa phải (phù hợp với lọ và hoa, không to quá, không nhỏ quá) h7 
d) Dán ghép hình:
 _ Sau khi xé xong các bộ phận: lọ, hoa, nhụy và lá, GV lần lượt làm thao tác dán ghép theo các bước (h.8):
+ Dán lọ hoa.
+ Lần lượt dán hoa, nhụy và cành lá.
(sắp xếp vào nền giấy trước khi dán)
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
TIẾT 2:
3. Học sinh thực hành:
_ Yêu cầu HS tự chọn giấy màu, song GV gợi ý: nên chọn lọ hoa màu sẫm, hoa màu tươi, sáng. 
_ Nhắc HS xé cẩn thận, xé từ từ, vừa xé vừa sửa cho hình giống mẫu.
_ GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn
_ Sau khi HS xé xong các bộ phận, nhắc các em:
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ học tập
 + Thái độ học tập
 + Vệ sinh và an toàn lao động
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Chọn được màu phù hợp.
 + Xé được các bộ phận: lọ, hoa, lá
 + Dán được hình cân đối, phẳng.
 + Chọn 1 bài xé, dán đẹp tuyên dương.
_ Dặn dò: Làm bài “Kiểm tra chương I – Kĩ thuật xé, dán giấy”
+ Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
 _ HS tự liên hệ. 
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
_ HS lấy giấy nháp có kẻ ô để tập đếm ô, vẽ, xé hình lọ hoa.
_ Quan sát từng thao tác 
_ Quan sát
_ Lấy giấy nháp có kẻ ô để tập vẽ, xé hình 3 bông hoa.
_ Quan sát
_ Quan sát
_Chọn giấy màu cho lọ, cho hoa tùy theo ý thích mỗi em.
_ Thực hiện lần lượt từng thao tác như đã hướng dẫn:
+Xé hình lọ hoa.
+Xé hình bông hoa, nhụy và lá.
_ Xếp hình cân đối.
Dán sản phẩm vào vở: dán cân đối, phẳng và đều.
(Bôi hồ vừa phải, đều và dán cho phẳng). 
_ Dán xong thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
_Chuẩn bị ôn lại một trong các bài, từ bài 4 đến bài 9 mà em thích.
Ngày soạn: 26/10/2014
Ngày giảng: 29/10/2014
Tuần 10
Bài 10 : 
KĨ THUẬT XÉ DÁN GIẤY
I.MỤC TIÊU: 
_ HS nắm được kĩ thuật xé, dán giấy
_ Chọn được giấy màu phù hợp, xé, dán được các hình và biết cách ghép, dán, trình bày sản phẩm thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh
II.NỘI DUNG KIỂM TRA:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30’
1.GV chép đề lên bảng:
 Em hãy chọn màu giấy xé, dán một trong các nội dung của chương
Yêu cầu:
2.Một số lưu ý:
_ Trước khi HS làm bài, GV cho HS xem lại hình mẫu các bài và nhắc cho HS chọn màu cho phù hợp với nội dung.
_ Nhắc HS
3. Đánh giá sản phẩm:
a) Hoàn thành:
_ Chọn màu phù hợp với nội dung bài
_ Đường xé đều, hình xé cân đối
_ Cách ghép, dán và trình bày cân đối
_ Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp
b) Chưa hoàn thành:
_ Đường xé không đều, hình xé không cân dối
_ Ghép, dán hình không cân đối
1. HS chọn và thực hiện:
_ Xé, dán hình ngôi nhà
_ Xé, dán hình một con vật mà em thích
_ Xé, dán hình quả cam
_ Xé, dán hình cây đơn giản
2. Xé xong em hãy sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
_ HS đọc lại đề bài trên bảng và chọn nội dung thích hợp với mình.
_ Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo
_ Thu dọn giấy thừa và rửa tay sạch khi hoàn thành bài
Ngày soạn: 02/11/2014
Ngày giảng: 05/11/2014
Tuần 11
Bài 11
CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
I.MỤC TIÊU:
_ HS hiểu các kí hiệu, qui ước về gấp giấy
_ Gấp hình theo kí hiệu qui ước
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình (mẫu vẽ được phóng to)
 2.Học sinh:
 _ Giấy nháp trắng
 _ Bút chì
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
25’
6’
6’
6’
7’
5’
1. Giới thiệu một số kí hiệu về gấp giấy
a) Kí hiệu đường giữa hình:
_ Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm (_._._._._.). Cho HS xem hình 1
_ GV hướng dẫn vẽ:
b) Kí hiệu đường dấu gấp:
_ Đường dấu gấp là đường có nét đứt.
 (_ _ _ _ _ _) (h2). Cho HS xem hình 2
_ GV hướng dẫn vẽ:
c) Kí hiệu đường dấu gấp vào:
_ Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào. Cho HS xem H3
_ GV hướng dẫn HS vẽ:
d) Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
_ Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong. (h4)
_ GV hướng dẫn:
2.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét: 
+ Thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS
+ Mức độ hiểu biết về các kí hiệu qui ước
+ Đánh giá kết quảhọc tập của HS
_ Dặn dò: Học bài: “Gấp các đoạn thẳng cách đều”
_ Quan sát
_ Vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc của vở thủ công 
_ Quan sát
_ HS vẽ đường dấu gấp
_ Quan sát
_ Vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào.
_ Quan sát
_ Vẽ đường dấu gấp và dấu gấp ngược ra phía sau
Lưu ý: HS vẽ vào giấy nháp rồi mới vẽ vào vở
_Chuẩn bị: giấy có kẻ ô, giấy màu.
-Hình 1 trang 209
-Hình 2 trang 210
-Hình 3 trang 210
-Hình 4 trang 210
Ngày soạn: 08/11/2014
Ngày giảng: 12/11/2014
Tuần 12
Bài 12: GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.MỤC TIÊU: 
- HS biết cách gấp
- Gấp được các đoạn thẳng cách đều
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
- Mẫu gấp các nếp cách đều có kích thước lớn
- Quy trình các nếp gấp (hình phóng to)
 2.Học sinh:
 _ Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở học sinh
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
2’
1’
1’
22’
2’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem mẫu, hỏi:
+ Các nếp gấp như thế nào?
_ Nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp:
a) Gấp nếp thứ nhất:
_ GV ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào mặt bảng
_ Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu (chú ý khoảng cách ô đủ lớn để HS dễ quan sát)
b) Gấp nếp thứ hai:
_ GV ghim lại tờ giấy, mặt ngoài ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai. Cách gấp giống như nếp gấp thứ nhất. (h3)
c) Gấp nếp thứ ba: 
_ GV lật tờ giấy và ghim lại mẫugấp lên bảng, gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước. (h4)
d) Gấp các nếp gấp tiếp theo:
 _Thực hiện như gấp các nếp gấp trước.Nhấn mạnh: Mỗi lần gấp đều lật mặt giấyvà gấp vào 1 ô theo giấy kẻ ô (h5)
3. Học sinh thực hành:
_ GV nhắc lại cách gấp theo qui trình mẫu
_ GV đến từng bàn để quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ học tập
 + Thái độ học tập
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Kĩ năng gấp
 + Đánh giá sản phẩm của HS: Chọn 1 vài bài đẹp tuyên dương.
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái quạt”
_ Quan sát mẫu + trả lời
_ Quan sát h2 + thao tác mẫu của GV
_ Quan sát
_Quan sát
_ HS thực hiện gấp từng nếp-các nếp gấp có khoảng cách 2 ô để dễ gấp
_Gấp trên giấy nháp trước rồi sau đó mới gấp trên giấy màu.
_ Dán vào vở
_ Chuẩn bị giấy vở HS có kẻ ô, giấy màu và hồ dán, 1 sợi chỉ hoặc sợi len.
Ngày soạn: 16/11/2014
Ngày giảng: 19/11/2014
TUẦN 13
Bài 13: GẤP CÁI QUẠT
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách gấp cái quạt
- Gấp được cái quạt bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
- Quạt giấy mẫu
- 1 tờ giấy màu hình chữ nhật
- 1 sợi chỉ len màu
- Bút chì, thước kẻ, hồ dán
 2.Học sinh:
 - 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô
 - 1 sợi chỉ hoặc len màu
 - Bút chì, hồ dán
 - Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
25’
2’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Giới thiệu quạt mẫu:
 Giới thiệu: ứng dụng nếp gấp cách đều để gấp cái quạt (h1)
_ Giữa quạt mẫu có dán hồ: nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía.(h2)
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
_ Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (h3)
_ Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng (h4)
_ Bước 3: Gấp đôi (h4), dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau (h5). Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hình 1 
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở
3. Học sinh thực hành:
_ GV nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước. 
_ GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp.
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng 
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
 + Đánh giá sản phẩm
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái ví”
_ Quan sát mẫu 
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
_ Thực hành gấp các nếp gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô 
_ Quan sát
_ Thực hành gấp quạt theo các bước đúng qui trình
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
Ngày soạn: 23/11/2014
Ngày giảng: 26/11/2014
TUẦN 14
Bài 14: GẤP CÁI VÍ
I.MỤC TIÊU: 
_ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
- Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn
-1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh:
 - 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 - 1 tờ giấy vở HS
 - Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
25’
2’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Giới thiệu ví mẫu:
 GV giới thiệu: Ví có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to
_ Bước 1: Lấy đường dấu giữa:
 Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa (h1). Sau khi lấy dấu xong, mở tờ giấy ra như ban đầu (h2)
 _ Bước 2: Gấp 2 mép ví:
+ Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình 3 sẽ được hình 4
_ Bước 3: Gấp ví:
+ Gấp tiếp 2 phần ngoài (h5) vào trong (h6) sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa để được hình 7
+ Lật hình 7 ra sau theo bề ngang giấy như hình 8. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví (h9) được hình 10
+ Gấp đôi hình 10 theo đường dấu giữa (h11), cái ví đã hoàn chỉnh (h12)
_ Cho HS thực hành
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
3. Học sinh thực hành gấp cái ví:
_ GV nhắc lại qui trình gấp ví theo 3 bước. 
+ Bước 1– Lấy đường dấu giữa
+ Bước 2 – Gấp 2 mép ví: 
+ Bước 3 – Gấp túi ví: 
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
_ Trình bày sản phẩm:
 _ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp mũ ca lô”
_ Quan sát mẫu 
Quan sát từng bước gấp
_ Thực hành tập gấp cái ví trên giấy nháp (tờ giấy vở của HS) 
_ Quan sát
_Thực hành gấp ví 
+ Để dọc tờ giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau (h1)
+ Gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng (h4)
+ Gấp 2 mép ví vào trong sát đường dấu giữa (không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau)
Khi lật hình 7 ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào (h9)
* Gấp hoàn chỉnh cái ví – HS trang trí sản phẩm.
_ Dán “cái ví” vào vở.
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
Ngày soạn: 24/11/2013
Ngày giảng: 28/11/2013 
Bài 15: GẤP MŨ CA LÔ
I.MỤC TIÊU: 
_ Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy
_ Gấp được mũ ca lô bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn (HS có thể đội được)
_ 1 tờ giấy màu hình vuông
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn
 _ 1 tờ giấy vở HS
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
25’
25’
2’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu.
_ Cho một em đội mũ 
_ GV hỏi: 
+ Mũ ca lô dùng để làm gì?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô:
_ Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật (h1a)
+ Gấp tiếp theo hình 1b
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông. (h2)
* GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt: (mặt màu úp xuống)
_ Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3
_ Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4)
 Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5
_ Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mơí gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8.
_ Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
TIẾT 2:
3. Học sinh thực hành gấp mũ ca lô:
 GV nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô để HS nhớ các bước gấp: 
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
* Khi HS gấp xong hướng dẫn HS trang trí:
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị và kĩ năng gấp của học sinh
 + Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Kiểm tra chương II – Kĩ thuật gấp hình.
_ Quan sát mẫu 
_ Cả lớp quan sát
_ Quan sát từng bước gấp
_ Cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp (giấy vở HS) và tờ giấy màu để gấp mũ ca lô.
* Quan sát từng thao tác của GV
_ HS quan sát các quy trình gấp mũ ca lô.
_ Thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông được tạo ra ở đầu tiết 1.
Cho HS thực hành:
_ Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống. Gấp đôi hình vuông theo đường dấu, gấp chéo từ góc giấy bên phải phía trên, xuống góc giấy bên trái phía dưới (h2) sao cho 2 góc giấy khít nhau, mép giấy phải bằng nhau. Dùng tay miết nhẹ cạnh vừa gấp. Xoay nhẹ cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác, đầu nhọn ở phía dưới (h3)
_ Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, khi mở ra vẫn để giấy nằm như vị trí trước (h3). Sau đó gấp 1 phần cạnh bên phải vào, điểm đầu của cạnh đó phải chạm vào đường dấu giữa. Chú ý: mép giấy của phần vừa gấp nằm cách đều với cạnh trên.
_Lật ngang hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như vậy được hình 5. 
_ Khi gấp phần dưới của hình 5 lên chỉ lấy 1 lớp mặt trên gấp lên (không chập 2 lớp giấy)
_Phần gấp lộn vào trong gấp theo đường chéo, nhọn dần về phía góc (h7), miết nhẹ tay cho phẳng, được hình 8.
_ Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
_ Trang trí theo ý thích của mỗi em, tạo sự hứng thú cho HS.
_ Dán sản phẩm vào vở.
_ Ôn lại 1 trong những nội dung của bài 13, 14, 15.
Ngày soạn: 01/12/2013
Ngày giảng: 05/12/2013 
Bài 16: KIỂM TRA CHƯƠNG II – KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I.MỤC TIÊU: 
_ HS nắm được kĩ thuật gấp giấy và gấp được một trong những sản phẩm đã học
_ Các nếp gấp thẳng, phẳng
II.NỘI DUNG KIỂM TRA:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
1.Bài kiểm tra:
 Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ ca lô, )
+Yêu cầu: Gấp đúng qui trình, nếp gấp thẳng, phẳng
 Trong lúc HS thực hiện gấp, GV quan sát cách gấp của HS, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
2. Nhận xét, dặn dò: 
* Nhận xét: GV nhận xét về:
_ Thái độ học tập
_ Sự chuẩn bị đồ dùng học tập 

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_lop_1_nam_hoc_2014_2015.doc