Giáo án Thiết kế kế hoạch bài học tích hợp - Chiến thắng Mtao Mxây
GV: Sau khi chiến thắng, Đăm Săn đã ăn mừng chiến công của mình như thế nào?
Hs trả lời.
GV: Tại sao Đăm Săn ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng? Vai trò của tiếng cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào Êđê? (quan trọng -> sung túc, giàu có, sức mạnh?)
Hs trả lời.
GV: Sau chiến thắng, Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Dụng ý? ( Chú ý những đoạn văn miêu tả).
Hs trả lời.
Câu hỏi cho HS khá, giỏi: Vì sao cuộc giao chiến giữa Mxây và Đămsăn lại kết thúc bằng cảnh ăn mừng chiến thắng mà không miêu tả về sự chết chóc nào? (tả trận đánh nhưng hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, thống nhất cộng đồng)
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC TÍCH HỢP CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS nắm được: Về kiến thức. - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa. - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích. - Thấy được nghệ thuật linh hoạt, lời văn giàu chất sử thi và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm, những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật và những nét riêng về phong tục tập quán và lối sống của người Ê đê. - Nắm được những nét đặc sắc về bản sắc văn hóa của người Ê đê ở Tây Nguyên. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích hành động nhân vật - Nhận diện được bản sắc văn hóa dân tộc Ê đê. Thái độ: - Tự hào trước vẻ đẹp của người tù trưởng anh hùng. - Ý thức trân trọng, bảo tồn và phát huy những đặc sắc văn hóa của dân tộc. B. NỘI DUNG CƠ BẢN Tiết 2: Vẻ đẹp nhân vật Đăm Săn và các nét đẹp về văn hóa Tây Nguyên. C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án. - Tư liệu, hình ảnh. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Vẻ đẹp nhân vật Đăm Săn. MỤC TIÊU - Hình tượng nhân vật Đăm Săn qua cuộ giao tranh. - Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học như: phát vấn, đàm thoại, gợi mở.. để giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp anh hùng của nhân vật Đăm Săn. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 10’ 10’ 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu hình tượng Đăm Săn trong cuộc giao tranh với Mtao Mxây GV: Cảnh múa khiên đối lập nhau như thế nào? Vì sao Đăm Săn khích MtaoMxây múa trước? (Đăm Săn khôn ngoan muốn nắm rõ điểm yếu kẻ thù) Hs trả lời. GV: Hình ảnh miếng trầu có ý nghĩa như thế nào? (phần thưởng dành cho Đăm Săn, tình cảm chung thủy) Hs trả lời. GV:Vai trò của Ông Trời trong câu chuyện? (tượng trưng cho công lý, sức mạnh trí tuệ của đấng tối cao, sự thiên vị rõ rang với Đăm Săn: khẳng định chính nghĩa thuộc về chàng) Hs trả lời. GV: Tại sao sau khi chiến thắng Đăm Săn không tàn sát tôi tớ đốt phá nhà cửa kẻ bại trận? Cuộc chiến đầu nhằm mục đích gì? (danh dự, tình yêu, cuộc sống thị tộc) GV : Trong lời nói của Đămsăn kêu gọi dân làng ta thấy điều gì? Hs trả lời. GV : Tại sao Đăm Săn lại có sức thuyết phục đối với dân làng của Mtao Mxây? Cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về có ý nghĩa ntn ? Hs trả lời. GV: Sau khi chiến thắng, Đăm Săn đã ăn mừng chiến công của mình như thế nào? Hs trả lời. GV: Tại sao Đăm Săn ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng? Vai trò của tiếng cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào Êđê? (quan trọng -> sung túc, giàu có, sức mạnh?) Hs trả lời. GV: Sau chiến thắng, Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Dụng ý? ( Chú ý những đoạn văn miêu tả). Hs trả lời. Câu hỏi cho HS khá, giỏi: Vì sao cuộc giao chiến giữa Mxây và Đămsăn lại kết thúc bằng cảnh ăn mừng chiến thắng mà không miêu tả về sự chết chóc nào? (tả trận đánh nhưng hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, thống nhất cộng đồng) 1. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc giao tranh với Mtao Mxây (tiếp) * Cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây: - Chặng 2: Cảnh múa khiên: Hiệp Đăm Săn Mtao Mxây 1 Vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên -> bản lĩnh. Múa khiên trước -> bộc lộ sự kém cỏi nhưng vẫn huênh hoang. 2 - Múa khiên trước. - Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị -> chàng mạnh hẳn lên. - Hoảng hốt, trốn chạy, chém trượt -> yếu thế. - Cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu -> ko được. 3 Múa khiên rất đẹp và dũng mãnh, đuổi theo Mtao Mxây đâm trúng nhưng ko thủng áo giáp sắt của y. Hoàn toàn ở thế thua, bị động. 4 - Thấm mệt -> cầu cứu thần linh. Được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù. - Tháo chạy vì áo giáp sắt vô dụng. - Giả dối cầu xin tha mạng nhưng vẫn bi Đăm Săn giết. => Qua các trận đấu, bằng NT so sánh và cường điệu tác giả dân gian đã làm nổi bật vẻ đẹp phi thường của người anh hùng Đăm Săn - biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác. 3.2. Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. - Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ gồm 3 nhịp hỏi - đáp, cho thấy: + Sự hưởng ứng, tự nguyện mang của cải theo Đăm Săn của dân làng. + Lòng trung thành tuyệt đối với Đăm Săn. - Cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về có ý nghĩa: + Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng và của cộng đồng. + Lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân người anh hùng. -> Sự suy tôn tuyệt đối của cộng đồng với người anh hùng sử thi. 3.3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. - Lễ ăn mừng: + Nhà Đăm Săn động nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. + Tù trưởng gần xa đều đến và thán phục. + Lệnh đánh tất cả cồng chiêng và mở tiệc ăn uống linh đình... -> Tự hào, tự tin về sự giàu có và sức mạnh của thị tộc. - Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn: + Tóc: dài, hứng tóc là một cái nong hoa. + Uống ko biết say, ăn ko biết no, chuyện trò ko biết chán. + Đầu: đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa. + "Bắp chân to chàng to bằng cây xà ngang; bắp đùi chàng to bằng ống bễ...từ trong bụng mẹ" (Sgk/35) => Bút pháp lí tưởng hóa và biện pháp tu từ so sánh, phóng đại đã khắc họa bức chân dung đẹp, oai hùng và kì vĩ của Đăm Săn - người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng. 5’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết GV: Qua đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? Hs trả lời. GV: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Hs trả lời. III. TỔNG KẾT. 1. Nội dung. Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại. 2. Nghệ thuật. - Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. - Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,... HOẠT ĐỘNG 2: TÍCH HỢP MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được những nét đặc sắc trong văn hóa của người Ê đê: trang phục, lễ hội, phong tục tập quán. - Trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Xem video, hình ảnh - Thảo luận nhóm. LỄ HỘI NGƯỜI Ê ĐÊ- TÂY NGUYÊN CÂU HỎI THẢO LUẬN: Qua các hình ảnh trên em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về bản sắc văn hóa của dân tộc Ê đê? Cảm nhận của em về đời sống văn hóa của dân tộc Ê đê? Những giá trị văn hóa đó có vai trò như thế nào đối với nền văn hóa dân tộc? Tình cảm, thái độ của em trước những giá trị văn hóa đó? E. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Kiểm tra 15 phút vào đầu giờ học sau. Câu hỏi: em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về bản sắc văn hóa dân tộc Ê đê? Suy nghĩ của em trước những giá trị văn hóa đó?
File đính kèm:
- Tuan_3_Chien_thang_Mtao_Mxay.doc