Giáo án theo chủ đề Tin học Lớp 10 - Chuyên đề 3: Khái niệm về phần mềm và những ứng dụng - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Nhung

I. Phần mềm máy tính:

- Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.

- Đặc điểm: Chương trình có thể giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau.

1. Phần mềm hệ thống :

Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của chương trình khác trong mọi thời điểm của cả quá trình hoạt động của máy tính. Nó là môi trường làm việc của các phần mềm khác.

Ví dụ: Dos, Windows, Linux,

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề Tin học Lớp 10 - Chuyên đề 3: Khái niệm về phần mềm và những ứng dụng - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:10 Tiết PPCT : 19, 20	Ngày soạn : 20/10/2019
Ngày dạy: 21/20à26/10
Chuyên đề 3: KHÁI NIỆM VỀ PHẦN MỀM VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG (2 tiết)
Mục tiêu:
Kiến thức
Cung cấp kiến thức ban đầu để học sinh 
có khái niệm về phần mềm.
Kỷ năng:
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Thái độ:
Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Năng lực tự học.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực thao tác với phần mềm soạn thảo văn bản.
Kiến thức liên môn: sử dụng một số từ chuyên ngành bằng tiếng anh
Bảng mô tả yêu cầu cần đạt
1. Bảng mô tả 4 mức nhận thức
Nội Dung
Loại câu hỏi, bài tập 
Thông hiểu 
Vận dụng
Vận dụng cấp độ cao
1. Khái niệm về phần mềm. 
Nhận biết được một số phần mềm thường dùng
2. Những ứng dụng của tin học 
Nêu được những ứng dụng của tin học đối với đời sống xã hội
3. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
Ảnh hưởng của tin học đối với xã hội ngày nay
Vận dụng vào cuộc sống khi sử dụng nguồn thông tin trên internet.
Chuẩn bị
 Giáo viên
Bài giảng, máy chiếu hoặc tivi
Yêu cầu học sinh tìm hiểu cách làm việc của một phần mềm ứng dụng cụ thể (VD Microsoft Word).
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài thuyết trình trên PowerPoint
Chuẩn bị báo cáo các nhóm về hoạt động của nhóm mình được phân công 
Tổ chức hoạt động dạy học
Tiết 1: 
Giáo viên giao nhiệm vụ làm việc cho các nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu về phần mềm máy tính, cho ví dụ về mỗi loại phần mềm tìm hiểu được ?
Nhóm 2: Tìm hiểu về những ứng dụng của tin học, cho ví vụ về mỗi ứng dụng
Nhóm 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của tin học ngày nay đối với sự phát triển của xã hội như thế nào? Một xã hội tin học hóa phát triển ra sao ?
Nhóm 4: Tìm hiểu về văn hóa và pháp luật trong một xã hội tin học hóa? Là học sinh phổ thông chúng ta cần phải làm gì trong một xã hội tin học hóa như hiện nay? 
Tiết 2: Các nhóm báo cáo công việc đã nghiên cứu ở nhà và chỉnh sửa ở tiết trước. (tiến hành trên lớp)
Khởi động : 5 phút – Hát tập thể 
Hình thành kiến thức ( 25 phút)
Hoạt động 1: 4 nhóm lần lượt lên thuyết trình (mỗi nhóm từ 5 đến 7 phút)
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
GIÁO VIÊN: cho đại diện nhóm 1, 2, 3, 4 lần lượt lên thuyết trình 
HỌC SINH: Nhóm 1, 2, 3, 4 lên thuyết trình phần giáo viên giao cho nhóm.
Bước 2: Báo cáo và đánh giá kết quả
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Các Nhóm 1, 2, 3, 4 : nhận nhiệm vụ lên trình bày sản phẩm 
các bước để thực hiện các nhiệm vụ: 
+ Yêu cầu tất cả học sinh: Các em hãy theo dõi bạn trình bày và cho cô biết bạn trình bày đúng hay sai, thiếu chỗ nào?
+ Dự kiến tình huống: 
Bài tốt nhất vẫn chưa hoàn thiện, GV có thể bổ sung thêm các thao tác học sinh chưa làm được.
+ Dự kiến thời gian: 10 phút
+ Yêu cầu HS mở SGK và đối chiếu với phần trình bày phần mềm trong sách với phần HS đã trải nghiệm.
+ Dự kiến tính huống: có một số phần mềm các em trình bày lạ,.... GV giải thích thêm. 
+ Yêu cầu HS đánh giá mức độ hoàn thành của từng sản phẩm.
+ Dự kiến tình huống: 
Báo cáo và nhận xét : Quan sát trên màn hình máy chiếu và đối chiếu với sản phẩm của nhóm mình để phát hiện sai sót và bổ sung
+ Đối chiếu để phát hiện sai (hoặc khác)
+ Phát biểu chính kiến của bản thân đối với mức độ hoàn thành
+ Phát hiện được sai sót của nhóm bạn (nếu có)
+ Đề xuất được một số điều chỉnh
+ Nhằm chính xác hóa và khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 2: Giáo viên chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài ( 5 phút)
Thời gian
Nội dung 
Hoạt động của HS
Nhóm 1 tìm hiểu về phần mềm và những ứng dụng
I. Phần mềm máy tính: 
- Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu. 
- Đặc điểm: Chương trình có thể giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau.
1. Phần mềm hệ thống :
Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của chương trình khác trong mọi thời điểm của cả quá trình hoạt động của máy tính. Nó là môi trường làm việc của các phần mềm khác.
Ví dụ: Dos, Windows, Linux, 
2. Phần mềm ứng dụng :
Là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực
Ví dụ: Word, Excel, Quản lí HS,
 - Phần mềm đặt hàng:
 Thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người. 
Ví dụ: Phần mềm kế toán, quản lí nhân sự,
- Phần mềm công cụ: (phần mềm phát triển): 
Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác.
Ví dụ: C#, C++, Java, Pascal,
- Phần mềm tiện tích: 
Trợ giúp ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Ví dụ: Nén dữ liệu, Diệt virus
Chú ý: Việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối, có những phần mềm có thể xếp vào nhiều loại 
HS ghi nhận hoặc đánh dấu các kiến thức cần nắm
Nhóm 2: Tìm hiểu về những ứng dụng của tin học
II. Những ứng dụng của tin học:
1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật:
 Những bài toán khoa học kĩ thuật như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
2. Hổ trợ việc quản lý :
 ví dụ: 
* Qui trình ứng dụng tin học để quản lí thường gồm: 
- Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, chứng từ trên máy.
- Cập nhật hồ sơ (thêm, xoá, sữa,.. các thông tin)
- Khai thác thông tin (như tìm kiếm, thống kê, in ấn).
3. Tự động hoá và điều khiển :
Với sự trợ giúp của máy tính con người có được những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, rẻ tiền và đa dạng.
Giúp con người điều khiển một số hoạt động theo một quy trình định sẵn.
Ví dụ: 
4. Truyền thông :
Máy tính đã góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu trên thế giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng :
 Giúp cho công việc soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng được thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng.
 Phần mềm 
6. Trí tuệ nhân tạo :
Nhằm giúp máy tính có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số hoạt động đặc thù của con người.
Ví dụ:
7. Giáo dục :
Nhờ Tin học, ta có thể thiết kế nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học tập. Như thiết kế bài giảng sinh động hơn gây hứng thú hơn trong học tập.
Ví dụ:
8. Giải trí :
Cung cấp nhiều chương trình trò chơi, phim ảnh, âm nhạc, . . .
Ví dụ:
 Nhóm 3 Tìm hiểu về ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội? Xã hội tin học hóa là xã hội phát triển như thế nào?
III. Tin học và Xã hội
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
- Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 
- Tin học góp phần phát triển kinh tế và giúp nâng cao dân trí.
- Tin học thúc đẩy khoa học phát triển và ngược lại khoa học thúc đẩy tin học phát triển
- Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động
Tin học mang lại rất nhiều tiện lợi nhưng bên cạnh đó, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
2. Xã hội tin học hoá :
- Với sự ra đời của mạng máy tính, phương thức làm việc “mặt đối mặt” dần mất đi mà thay vào đó phương thức hoạt động thông qua mạng chiếm ưu thế với khả năng có thể kết hợp các hoạt động, làm việc chính xác và tiết kiệm thời gian.
Ví dụ: làm việc và học tập tại nhà nhờ mạng máy tính
- Năng suất lao động tăng cao với sự hỗ trợ của Tin học: Máy móc dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực cần nhiều sức lao động và nguy hiểm.
Ví dụ: Rôbốt thay con người làm việc trong các môi trường độc hại, nhiệt độ khắc nghiệt hay vùng nước sâu,
- Máy móc giúp giải phóng lao động chân tay và giúp con người giải trí.
Ví dụ: máy giặt, máy nghe nhạc... 
 Nhóm 4 : Báo cáo phần nghiên cứu văn hóa và pháp luật trong một xã hội tin học hóa? Là học sinh THPT chúng ta cần làm gì khi sống trong một xã hội tin học hóa
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
- Thông tin là tài sản chung của mọi người, do đó phải có ý thức bảo vệ chúng.
- Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tin học đều coi là bất hợp pháp (như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung virus )
- Xã hội phải đề ra những qui định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau.
Một số quy định, điều luật hiện nay: (nói thêm các luật hiện nay cho hs nắm).
Luật giao dịch thương mại điện tử được quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 12 năm 2005
Trước đó, 13/1/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự
Luật an ninh mạng: Luật số 24/2018/QH14 hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2019
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng ( 3 – 5 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng được các kiến thức đã học
(2) Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, tivi
(5) Sản phẩm: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi 
 PHIẾU HỌC TẬP ( phát cho học sinh -lấy điểm 20 em nhanh nhất)
Câu 1: Thiết kế ô tô thuộc lĩnh vực nào của ứng dụng Tin học ?
A. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật B. Tự động hóa và điều khiển
C. Giáo dục D. Truyền thông
Câu 2: Phần mềm trò chơi, xem phim, nghe nhạc là ứng dụng của tin học trong lĩnh vực ...
A. Giải trí B. Tự động hóa và điều khiển C. Văn phòng D. Hổ trợ việc quản lí
Câu 3: Việc phóng các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ là ứng dụng của tin học trong lĩnh vực...
A. Giải trí B. Tự động hóa và điều khiển C. Giáo dục D. Hỗ trợ việc quản lí
Câu 4: Việc chế tạo Rô –bốt nhằm hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu khoa học là ứng dụng của tin học trong lĩnh vực...
A. Văn phòng B. Trí tuệ nhân tạo C. Giải trí D. Giải bài toán khoa học kĩ thuật
Câu 5: Học Anh Văn qua mạng thuộc lĩnh vực nào của ứng dụng Tin học ?
A. Giải bài toán khoa học kĩ thuật B. Tự động hóa và điều khiển 
C. Giáo dục D. Truyền thông
Câu 6: E- commerce, E-learning, E-government là ứng dụng của Tin học trong lĩnh vực...
A. Giải trí B. Tự động hóa và điều khiển C. Truyền thông D. Hổ trợ việc quản lí 
Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 3- 5 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình
 Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm
Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học
Phương tiện: SGK, máy tính, tivi
Sản phẩm: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một số câu hỏi
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
Câu 1: Hãy cho biết các ứng dụng của Tin học ở địa phương em ? ( nhóm 3, 4)
Câu 2: Hãy cho một số ví dụ tiêu cực mà Tin học đã và đang gây ra cho con người ? ( nhóm 1, 2)
Học sinh nhận nhiệm vụ từ câu trả lời.
Mở rộng kiến thức
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Quan sát, theo dõi HS thảo luận và thực hành để hỗ trợ kịp thời.
+ 
Học sinh tìm câu trả lời và ghi lên giấy A1
Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả (Tương tự như trên)
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
Dán sản phẩm của học sinh lên bảng
Đánh giá nhận xét và cho điểm cộng mỗi nhóm
Dán sản phẩm của nhóm lên bảng
+ Phát hiện được thiếu sót của nhóm bạn (nếu có)
+ Đề xuất được một số bổ sung
 Đánh giá, rút kinh nghiệm cho bài học
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_tin_hoc_lop_10_chuyen_de_3_khai_niem_ve.doc