Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng

(1) Mục tiêu: HS nhận biết các nguồn điện thường dùng.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề, thí nghiệm vật lý.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, một số loại pin, 1 đèn pin, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 3 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 giá lắp pin, 1 bảng điện.

(5) Sản phẩm: Phát biểu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng, trả lời C3.

*NLHT: K4, P3, X5, X6, X8.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ; LỚP 7
Học kì II: 12 tuần thực học X 1 tiết/tuần = 12 tiết
Tuần
Tiết
Tên bài (hoặc chuyên đề) dạy học
Điều chỉnh theo công văn 1113 của Bộ GD-ĐT
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
20
20
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát.
Đã thực hiện nên không tích hợp thành chủ đề với bài 18.
21
21
Bài 18: Hai loại điện tích.
Đã thực hiện nên không tích hợp thành chủ đề với bài 17.
22
22
Nội dung 1: Dòng điện – Nguồn điện. Chất dẫn điện và chất cách điện.
Dạy theo chủ đề: Dòng điện
(2 tiết)
23
23
Nội dung 2: Dòng điện trong kim loại. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
24
24
Bài 22, 23: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện.
Dạy theo chủ đề: Các tác dụng của dòng điện. (1tiết)
25
25
Ôn tập 
26
26
Kiểm tra 1 tiết
27
27
Bài 24: Cường độ dòng điện.
28
28
Bài 25, 26: Hiệu điện thế. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
Dạy theo chủ đề: Hiệu điện thế. (1 tiết)
29
29
Bài 27, 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
Dạy theo chủ đề: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. (1 tiết)
30
30
Ôn tập học kì II 
31
31
Kiểm tra học kỳ II
CHỦ ĐỀ: DÒNG ĐIỆN (2 tiết)
NỘI DUNG 1: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
ND1: HS mô tả một TN tạo ra dòng điện, phát hiện có dòng điện (bóng đèn bút thử điện sáng, bóng đèn pin sáng, quạt điện quay,) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Phát biểu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của ăc quy hay pin). Nhận biết trong thực tế chất dẫn điện cho dòng điện đi qua còn chất cách điện không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện) và một vật cách điện (vật liệu cách điện) thường dùng.
2. Kỹ năng: 
- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động đèn sáng.
- Rèn luyện kĩ năng làm TN, sử dụng bút thử điện, mỏ kẹp
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
* Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí, phép đo (K1); Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2); Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3); Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn (K4); Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí (P3); Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét (P8);Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý (X1); Ghi lại và trình bày được các kết quả từ các hoạt động học tập một cách phù hợp (X5, X6); Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8); Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân (C1).
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 	
- Cho cả lớp: tranh vẽ hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK). hình 20.3 và 20.4 SGK. Bảng phụ ghi kết quả TN của các nhóm (đánh dấu x cho các vật dẫn điện, dấu o cho các vật cách điện). Một số dụng cụ điện: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại
- Cho mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 3 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 giá lắp pin, 1 bảng điện. 1 bóng đèn, 1 phích cắm điện có nối với dây điện, 2 pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện mỗi đoạn dài 30cm, 2 mỏ kẹp cá sấu. Một số vật cần xác định xem là dẫn điện hay cách điện như: 1 đoạn dây đồng, dây thép dây nhôm; một đoạn vỏ nhựa,thanh thủy tinh, cao su, sứ
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Dòng điện
Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
Biết được các đồ dùng điện chỉ hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.
Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
Nguồn điện
Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
Chỉ ra được cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy,...) qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. 
Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
Chất dẫn điện – Chất cách điện
Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua
Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Điểm khác nhau cơ bản của chất dẫn điện và chất cách điện.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích?
Có hai loại điện tích, những vật mang điện tích cùng loại đẩy nhau, mang điện tích khác loại hút nhau
3đ
Câu 2: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử. Thế nào là vật mang điện tích dương? Mang điện tích âm?
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. 
5đ
Câu 3: Thế nào là vật mang điện tích dương? Mang điện tích âm?
Vật mang điện tích dương nếu mất bớt êlectrôn, mang điện tích âm nếu nhận thêm êlectrôn 
2đ
A. Khởi động:
(1) Mục tiêu: Kích thích sự ham muốn tìm hiểu của HS về dòng điện, nguồn điện.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: HS nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu của bài học.
* NLHT: Năng lực tự học, P1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
?) Các đồ dùng điện như tivi, đồng hồ muốn hoạt động được phải có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì?
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi dòng điện là gì.
- HS dự đoán câu trả lời.
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì? 
(1) Mục tiêu: HS nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: HS mô tả một TN tạo ra dòng điện, phát hiện có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
*NLHT: K2, K3, P3, X1, X5, X6, X8.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giao nhiệm vụ HS quan sát hình 19,1 trong SGK và thực hiện C1 thông qua sự gợi ý của GV về sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước.
- Gọi HS trình bày trước lớp C1. Tổ chức thảo luận lớp thống nhất C1. 
- Giao nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi gợi ý để thực hiện C2.
?) Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như hiện tượng gì với nước trong bình?
?) Làm thế nào để tăng thêm sự nhiễm điện cho mảnh phim?
- Gọi HS trình bày C2. Tổ chức thảo luận lớp thống nhất C2.
- Giao nhiệm vụ: cá nhân HS hoàn thành nhận xét. Tổ chức thảo luận lớp thống nhất nhận xét.
- GV thông báo khái niệm dòng điện.
?) Nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện.
- Lưu ý HS: khi cắm phích mà không nhận thấy dấu hiệu dòng điện chạy qua thì không được tự mình sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn và chưa biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn về điện.
- HS quan sát hình 19.1 và nêu được sự tương tự để trả lời C1.
+Mảnh phim nhựa tương tự như bình đựng nước.
+ Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như nước đựng trong bình.
+ Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như ống thoát nước. Điện tích dịch chuyển qua mảnh tôn, bóng đèn và tay tương tự như nước chảy qua ống thoát.
- HS: tham gia thảo luận lớp thống nhất C1.
- Tương tự như nước trong bình vơi đi.
- Cọ xát lại mảnh phim nhựa.
- Cá nhân HS trả lời C2. Tham gia thảo luận lớp thống nhất C2.
- Cá nhân HS hoàn thành nhận xét, tham gia thảo luận lớp thống nhất nhận xét.
- HS: đèn điện sáng, quạt điện quay,
I. Dòng điện:
- C1: a) – nước – 
 b) – chảy – 
-C2: Cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đặt trên mảnh phim nhựa.
- Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
- Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng 
(1) Mục tiêu: HS nhận biết các nguồn điện thường dùng. 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề, thí nghiệm vật lý.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, một số loại pin, 1 đèn pin, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 3 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 giá lắp pin, 1 bảng điện.
(5) Sản phẩm: Phát biểu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng, trả lời C3.
*NLHT: K4, P3, X5, X6, X8.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin phần 1 mục II, trả lời câu hỏi:
?) Nêu tác dụng của nguồn điện?
?) Mỗi nguồn điện có mấy cực? Kí hiệu của các cực của nguồn điện?
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất các câu trả lời.
- Yêu cầu HS trả lời C3. Hướng dẫn HS nhận biết cực dương, cực âm của các nguồn điện thường dùng.
- HS: tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi của GV.
- Tham gia thảo luận lớp thống nhất các câu trả lời.
- Cá nhân HS trả lời C3. Nêu ví dụ về một số nguồn điện thường dùng trong thực tế và chỉ ra cực dương, cực âm của nó.
II. Nguồn điện:
1) Các nguồn điện thường dùng:
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-).
- C3: Một số nguồn điện thường dùng trong thực tế: pin, acqui, đinamo xe đạp, pin mặt trời, ổ lấy điện trong gia đình, 
Hoạt động 3: Mắc mạch điện với pin, công tắc, bóng đèn pin, dây dẫn để đảm bảo đèn sáng 
(1) Mục tiêu: Mắc một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối đảm bảo đèn sáng.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trìnhthực nghiệm, thí nghiệm vật lý.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, hình 19.3.
(5) Sản phẩm: Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động đèn sáng. Rèn luyện kĩ năng làm TN.
*NLHT: K4, P8, X5, X6, X8, C1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: nhóm HS quan sát hình 19.3 và phân phát dụng cụ cho HS mắc mạch điện như hình 19.3 theo nhóm.
- GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện. Lưu ý HS các cách kiểm tra nếu đèn không sáng để đảm bảo đèn sáng trong mạch điện.
?) Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện?
- Nhóm HS mắc mạch điện theo sơ đồ hình 19.3 và hướng dẫn của GV.
- Khi mạch điện kín.
2) Mạch điện có nguồn điện:
Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện nối với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn điện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện. 
(1) Mục tiêu: Nhận biết trong thực tế chất dẫn điện cho dòng điện đi qua còn chất cách điện không cho dòng điện đi qua. 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: Phát biểu được khái niệm chất dẫn điện, chất cách điện. Trả lời C1. 
*NLHT: K1, K3, K4, X1, X5, X6, C1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: cá nhân HS tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi:
?) Chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? 
-GV treo hình 20.1 lên bảng cho HS quan sát và kết hợp với vật thật để nhận biết bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện.
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất C1.
- HS nghiên cứu sách và trả lời câu hỏi.
-HS quan sát vật thật kết hợp với hình vẽ để nhận biết bộ phận cách điện, dẫn điện. Trả lời C1.
I. Chất dẫn điện và chất cách điện
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
-C1: Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trục, 2 đầu đèn, chốt cắm, lõi dây. Các bộ phận cách điện là: trục thủy tinh, thủy tinh đen, vỏ nhựa của phích, vỏ dây.
Hoạt động 5: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
(1) Mục tiêu: Kể tên được một số vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện) và một vật cách điện (vật liệu cách điện) thường dùng.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Nguồn điện, 2 mỏ kẹp, lõi dây đồng, dây nối, dây thép, dây đồng, ruột bút chì, vỏ nhựa, SGK.
 (5) Sản phẩm: Làm được TN hình 20.2, trả lời C2, C3. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và một số vật liệu cách điện thường dùng.
*NLHT: K3, P3, P8, X1, X5, X6, X8.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: cá nhân HS tìm hiểu thông tin trong SGK nêu mục đích và cách tiến hành TN.
- Yêu cầu tiến hành TN theo nhóm, gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả trên bảng phụ.
- GV nhận xét và thống nhất kết quả.
- Gọi HS trả lời C2.
-Hướng dẫn HS trả lời C3. Lưu ý HS không khí ở điều kiện thường không dẫn điện nhưng ở điều kiện đặc biệt nào đó không khí có thể dẫn điện như khi rút phích cắm khỏi ổ điện đôi khi thấy có tia lửa điện nhỏ chứng tỏ có dòng điện tích phóng qua không khí. Nước chúng ta thường dùng đều dẫn điện trừ nước nguyên chất do đó tay ướt không nên sờ vào điện và các thiết bị điện cần để nơi khô ráo tránh bị điện giật.
* Chuyển ý: dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Các kim loại đều dẫn điện tốt. Vậy trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt nào?
- Nêu mục đích và các tiến hành TN.
- Nhóm HS tiến hành TN, đại diện nhóm báo cáo kết quả TN.
- HS trả lời C2.
- Trả lời C3 theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý nghe GV thông báo về an toàn khi sử dụng điện.
- HS: nêu dự đoán về dòng điện trong kim loại.
* Thí nghiệm: (H20.2)
Vật dẫn điện
Vật cách điện
Dây thép
Dây đồng
Ruột bút chì
...
Vỏ dây điện
Miếng sứ
Vỏ bút chì
..

-C2: Các chất dẫn điện thường dùng: đồng, sắt, nhôm. Các chất cách điện thường dùng: nhựa, cao su, sứ.
-C3: Trong mạch điện thắp sáng khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Chứng tỏ bình thường không khí là chất cách điện.
C. Luyện tập: Củng cố kiến thức về dòng điện, nguồn điện, chất dẫn điện và chất cách điện.
(1) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hai loại điện tích.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: Củng cố, ghi nhớ các kiến thức đã học bài 19. 
*NLHT: X5, X6, C1, C2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: cá nhân HS trả lời các câu hỏi sau để củng cố kiến thức bài học. 
Câu 1: Dòng điện là gì?
Câu 2: Nguồn điện có mấy cực? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện? Mạch điện gồm có những phần tử nào?
Câu 3: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi GV nêu ra để củng cố kiến thức bài học.
* Ghi nhớ: (SGK/54)
* Ghi nhớ: (SGK/57)
D. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
(1) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi có liên quan.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, làm bài tập vật lý.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: Trả lời được C4, C5, C6.
* NLHT: K3, K4, X7, X8, C1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: 1 HS lên bảng thực hiện C7, C8, C9. HS dưới lớp làm vào vở.
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả C7, C8, C9.
- Gọi HS đọc nội dung phần “Có thể em chưa biết”.
- Cá nhân HS trả lời C7, C8, C9.
- Tham gia thảo luận lớp thống nhất các câu trả lời.
- HS đọc nội dung phần “Có thể em chưa biết”.
III.Vận dụng
-C7: Chọn B.
-C8: Chọn C.
-C9: Chọn C
- Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm trả lời các câu C4, C5.
- Nếu HS gặp khó khăn, GV gợi ý cho HS trả lời.
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu trả lời đúng.
- Hướng dẫn HS trả lời C6.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu C4, C5.
- Chú ý nghe GV hướng dẫn trả lời C6.
-C4: 
-C5: Đèn pin, radio, điện thoại,
-C6: Ấn vào lẫy để núm xoay của đèn tì xát vào vành xe đạp, đạp cho xe quay đồng thời dây nối từ đinamo tới đèn không có chỗ hở.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài trong SGK. Làm các bài tập 19.1 đến 19.3 trong SBT.
- Chuẩn bị bài 20: “ Chất dẫn điện – Chất cách điện. Dòng điện trong kim loại” tiết sau học.	
* Nội dung các câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá:
Câu 1: Dòng điện là gì? (NB) 
Câu 2: Khi nào bóng đèn điện sáng, quạt điện quay? (TH)
Câu 3: Nguồn điện có khả năng gì? Mỗi nguồn điện có mấy cực? Đó là những cực nào? (NB)
Câu 4: Mạch điện gồm những phần tử nào? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện? (VD)
- Trả lời C3, C4, C5, C6. (VD)

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_7_chu_de_dong_dien.doc
Giáo án liên quan