Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Độ cao, độ to của âm - Năm học 2019-2020

1. Nhận biết

1. Dao động là gì?

2. Làm C1: Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi lại kết quả vào bảng.

3. Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số?

4. Làm C1 (Bài 12): Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng

2. Thông hiểu

1. Làm C2: Từ kết quả trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động mạnh hơn?

2. Nhận xét về mối quan hệ giữa tần số với độ nhanh chậm của dao động?

3. Làm C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Phần tự do của thước dài dao động ., âm phát ra .

Phần tự do của thước ngắn dao động ., âm phát ra .

4. Làm C4: Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động ., âm phát ra .

Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động ., âm phát ra càng .

5. Làm C2 (Bài 12). Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng , biên độ dao động càng , âm phát ra càng

3. Vận dụng

1. Từ kết quả thí nghiệm hãy viết đầy đủ câu kết luận : dao động càng , tần số dao động càng âm phát ra càng

2. Rút ra kết luận: Âm phát ra càng khi dao động của nguồn âm càng lớn.

3. Làm C5, C6, C7 (bài 11) và C4, C5, C6, C7 (bài 12).

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Độ cao, độ to của âm - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2019
Ngày dạy: 14/11/2019 và 21/11/2019
Tiết 12, 13. CHỦ ĐỀ: ĐỘ CAO, ĐỘ TO CỦA ÂM
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Biết được tần số dao động, mối quan hệ giữa độ cao và tần số dao động nhanh chậm.
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. 
Nêu được VD
- HS nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm. Sử dụng được âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.
- Nắm được đơn vị độ to của âm là dB.
- Củng cố các kiến thức về độ cao và độ to của âm.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe, kĩ năng quan sát cho học sinh.
- Kĩ năng làm TNg để hiểu tần số là gì và thấy được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
- Kĩ năng làm TNg để hiểu biên độ dao động là gì và thấy được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
- Phân biệt được âm cao, âm thấp, âm to, âm nhỏ.
- Rèn kĩ năng giải các bài tập đơn giản để biết khi nào âm phát ra cao (âm bổng), thấp (âm trầm), khi nào âm phát ra to/nhỏ. 
3. Thái độ
 HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học. Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, hợp tác trong hoạt động nhóm
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng kiến thức	 
- Năng lực về phương pháp
- Năng lực trao đổi thông tin	 
- Năng lực cá thể
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1. Mô tả chủ đề
a. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 tiết
+ Nội dung tiết 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số; giữa độ to của âm và biên độ dao động. (Mục I, II, III)
+ Nội dung tiết 2: Tìm hiểu đơn vị đo độ to của âm. Làm bài tập về độ cao và độ to của âm. (Mục IV, V)
b. Cách chia các đề mục nội dung
I. Dao động nhanh, chậm. Tần số
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
III. Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động
IV. Độ to của một số âm
V. Vận dụng (C5, C6, C7 trang 33 SGK và C4, C5, C6, C7 trang 36 SGK)
2. Mô tả mức độ nhận thức
Nội dung/chủ đề/
chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tiết 1
1. Dao động nhanh, chậm 
- Tần số, biên độ
2. Thực hành (xác định độ cao, độ to của âm) 
- Khái niệm: Tần số dao động. Đơn vị
- Biên độ dao động
- Mối quan hệ giữa dao động nhanh chậm với tần số dao động
- Mối quan hệ giữa độ lệch với biên độ dao động
- Tiến hành TNg để xác định mối quan hệ giữa độ cao, thấp của âm với tần số dao động
-Tiến hành TNg để xác định mối quan hệ giữa độ to, nhỏ của âm với biên độ dao động
- Xây dựng được các thí nghiệm tương tự để khẳng định lại kết quả 
Tiết 2
1. Xác định đơn vị của độ to, độ to của một số âm
2. Bài tập về độ cao, độ to của âm
- Nhận biết đơn vị của độ to, và độ to của một số âm
- Xác định được tần số dao động
- Làm các bài tập đơn giản về độ cao, độ to của âm
- Làm các bài tập nâng cao về độ cao, độ to của âm
- Giải thích được các hiện tượng thực tế xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Tiết
Các nội dung dạy học trong chủ đề
Các hoạt động học sinh cần thực hiện trong từng nội dung đề phát triển năng lực thành phần chuyên biệt vật lý
NLTP của NLCB vật lý được hình thành
 tương ứng
1.Dao động nhanh, chậm – Tần số, biên độ
2. Thực hành (xác định độ cao, độ to của âm)
(tiết 1)
Kiểm tra bài cũ
-Trình bày được kiến thức về hiện tượng vật lý (dao động)
-Trả lời câu hỏi về kiến thức cũ để giải quyết vấn đề đặt ra
K1, K3
Tìm hiểu về tần số dao động
-Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. (Các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về tần số dao động, mối quan hệ của tần số dao động với sự nhanh chậm của dao động )
P8,X5,X6,X8
- Tìm hiểu về âm cao, âm thấp 
-Hoạt động nhóm: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. (Các nhóm tiến hành TNg để tìm hiểu, so sánh mối quan hệ giữa độ dài phần tự do với tần số và cao độ của âm thanh)
K2,K3,P8,X6,X8
- Tìm hiểu về biên độ dao động
Hoạt động nhóm: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. (Các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về biên độ dao động)
P8, X5, X6, X8
- Tìm hiểu về độ to của âm
 -Hoạt động nhóm: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. (Các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu, so sánh mối quan hệ giữa biên độ dao động với độ to của âm)
K2, K3, P8, X6, X8
1. Xác định đơn vị của độ to, độ to của một số âm
2. Bài tập về độ cao, độ to của âm
Kiểm tra bài cũ
- Trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức tiết 1
- Vận dụng các kiến thức cũ để giải quyết vấn đề đặt ra
K1, K3
Xác định độ to của một số âm
Hoạt động cá nhân: hoàn thành nội dung các câu hỏi đặt ra (tìm hiểu về đơn vị độ to và độ to của một số ấm)
K3, P3
Vận dụng 
Hoàn thành nội dung các câu hỏi vận dụng
K3, K4, P5, X1, X2, X3, X5, X6, X7
Mở rộng kiến thức
- Trả lời các câu hỏi tổng hợp
- Nhận giao các công việc hoạt động ở nhà
K3, K4
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhận biết
1. Dao động là gì?
2. Làm C1: Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi lại kết quả vào bảng.
3. Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số? 
4. Làm C1 (Bài 12): Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng
2. Thông hiểu
1. Làm C2: Từ kết quả trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động mạnh hơn?
2. Nhận xét về mối quan hệ giữa tần số với độ nhanh chậm của dao động?
3. Làm C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Phần tự do của thước dài dao động., âm phát ra ..
Phần tự do của thước ngắn dao động., âm phát ra. 
4. Làm C4: Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động., âm phát ra.
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động., âm phát ra càng.
5. Làm C2 (Bài 12). Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng, biên độ dao động càng, âm phát ra càng
3. Vận dụng
1. Từ kết quả thí nghiệm hãy viết đầy đủ câu kết luận : dao động càng, tần số dao động càng âm phát ra càng
2. Rút ra kết luận: Âm phát ra càng khidao động của nguồn âm càng lớn.
3. Làm C5, C6, C7 (bài 11) và C4, C5, C6, C7 (bài 12).
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức DH
Kĩ thuật tổ chức DH
Thiết bị DH
Thời lượng DH
Địa điểm DH
Tiết 1
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số; giữa độ to của âm và biên độ dao động. 
PP: nêu và giải quyết vấn đề. HS làm việc nhóm, báo cáo kết quả. 
Các nhóm khác nhận xét
Con lắc đơn, lá thép, đĩa nhựa đục lỗ, hộp cộng hưởng, mô tơ, giá, nguồn điện, trống, sợi dây có treo quả bóng bàn.
45 phút
Lớp 7A, B, C, D
Tiết 2
- Tìm hiểu đơn vị đo độ to của âm. 
- Làm bài tập vận dụng. 
HS làm việc nhóm, báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét
45 phút
Lớp 7A, B, C, D
VI. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đề nghị cả lớp hát tặng các thầy giáo, cô giáo và thể hiện tình yêu mái trường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 
 ? Hãy nhận xét về độ cao của các nốt nhạc trong bài hát?
(gọi HS trả lời: có HS nói nhỏ, có HS nói to)
? Yêu cầu các em nhận xét về câu trả lời của bạn, nhận xét về độ cao và âm lượng khi bạn nói.
GV. Âm thanh chúng ta nghe thấy hàng ngày có thể là những âm cao hoặc âm trầm, cũng có thể là âm to, âm nhỏ. Yếu tố nào quyết định nên sự khác nhau đó? Để trả lời cho câu hỏi này ta cùng tìm hiểu chủ đề bài học ngày hôm nay
- Cả lớp tiến hành theo yêu cầu của GV
( Sau đó 1 HS nam, 1 HS nữ đại diện lớp gửi lời chúc mừng và tri ân các Thầy Cô nhân ngày 20/11)
- Các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời
- HS lắng nghe
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
1. Tìm hiểu dao động nhanh, chậm. Tần số
Hoạt động cá nhân:
-Yêu cầu HS tìm hiểu SGK trong 1 phút và cho biết dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm
Hoạt động nhóm:5 phút
- Yc nửa nhóm làm TNg với con lắc dài 30cm, một nửa nhóm làm TNg với con lắc ngắn 20cm
- Cả nhóm tổng hợp kết quả để trả lời câu C1 
- Yc đại diện các nhóm trả lời, và bổ sung
- Nhận xét và rút ra khái niệm tần số dao động, đơn vị, ký hiệu, đơn vị
Hoạt động nhóm cặp đôi
? Yc HS tìm hiểu và trả lời C2 (trang 31)
- Nhận xét và chuẩn hóa lại kiến thức
? Hãy cho biết tai con người có thể nghe được những âm có tần số trong phạm vi nào?
HD: Đọc mục “Có thể em chưa biết” để trả lời
- Tìm hiểu và trả lời
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Trả lời và bổ sung ý kiến còn thiếu
- Lắng nghe
- Tìm hiểu và trả lời.
- Cá nhân HS trả lời
I. Dao động nhanh, chậm. 
Tần số
1. Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số.
Đơn vị tần số là hec (Hz)
2. Dao động càng nhanh (hoặc chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ).
3. Tai con người nghe được những âm có tần số từ 20Hz đến 20000 Hz.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động
GV: - Cho HS xem nghệ sĩ đang biểu diễn bài “Cô gái vót chông” bằng đàn đá (30s)
 - Cho HS nghe cùng bản nhạc “Múa vui” nhưng âm phát ra cao/thấp khác nhau (30s)
Mục đích: giúp HS có cảm nhận rõ về độ cao của âm.
ĐVĐ: Khi nào âm phát ra là âm cao (âm bổng), khi nào âm phát ra là âm thấp (âm trầm)?
- Hoạt động cá nhân:
Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu TNg 2 trong 1 phút và cho biết dụng cụ, cách tiến hành TNg
- Hoạt động nhóm:
- Yc các nhóm tiến hành TNg 2 và trả lời câu hỏi C3 trong 5 phút
-Yc đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Chuẩn hóa lại kiến thức
- Hoạt động cá nhân:
- Yc HS đọc, tìm hiểu TNg 3 trong 1 phút và cho biết dụng cụ, cách tiến hành
- Hoạt động nhóm:
- Yc các nhóm tiến hành TNg 3 và trả lời C4 trong 5 phút
- Yc đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Hoạt động cá nhân:
- Từ các TNg yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
- Tìm hiểu SGK và trả lời
- Tiến hành theo yêu cầu của GV và trả lời
- Tìm hiểu và trả lời
- Tiến hành theo yêu cầu của GV
- Trả lời, nhận xét và bổ sung
- Trả lời và bổ sung
- Lắng nghe và ghi chép
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của nguồn âm
 + Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
 + Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm và biên độ dao động
GV nói nhỏ: Các em có nghe thấy Cô nói gì không? 
GV nói to: Các em có nghe thấy Cô nói gì không?
ĐVĐ: Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Hoạt động cá nhân:
- Yc HS đọc, tìm hiểu TNg 1 (trang 34) trong 1 phút và cho biết dụng cụ, cách tiến hành
- GV nêu khái niệm về biên độ dao động
- Hoạt động nhóm:
- Yêu cầu các nhóm tiến hành TNg để trả lời C1,C2 trong 5 phút
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và trả lời C1,C2
- Nhận xét
- Hoạt động nhóm:
- Yêu cầu các nhóm đọc, tìm hiểu và tiến hành TNg 2 trong 5 phút để trả lời C3
- Yc đại diện nhóm báo cáo kết quả và trả lời C3
- GV nhận xét và chuẩn hóa lại kiến thức
- Tiến hành theo yêu cầu GV
- Lắng nghe và ghi chép
-Tiến hành TNg 1 và trả lời
- Trả lời và bổ sung kết quả của các nhóm
- Lắng nghe
- Tiến hành theo yêu cầu GV
- Báo cáo kết quả và bổ sung
- Lắng nghe và ghi chép
III. Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động
1. Biên độ dao động: là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với VTCB của nó.
2. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm: 
Âm phát ra càng to (hoặc càng nhỏ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (hoặc càng nhỏ).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV: + Trình chiếu nội dung từng câu hỏi trắc nghiệm
 + Chỉ định cá nhân HS (TB và Yếu) trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai (nếu cần)
Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là Đúng/Sai?
1. Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số dao động. Đơn vị của tần số là hec (Hz)
2. Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz
3. Âm càng bổng thì có tần số dao động càng nhỏ.
4. Âm càng nhỏ thì có biên độ dao động càng lớn.
5. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Đơn vị độ to của âm là đêxiben (dB)
Đáp án: 1, 2 và 5 đúng, 3 và 4 sai
Câu 2. Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A. Khi vật dao động mạnh hơn	B. Khi vật dao động chậm hơn
C. Khi vật dao động với tần số lớn hơn	D. Khi vật lệch khỏi VTCB nhiều hơn.
Đáp án C đúng
Câu 3. Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn	B. Khi vật dao động mạnh hơn
C. Khi tân số dao động lớn hơn	D. Cả 3 trường hợp trên
Đáp án B đúng
D. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
- Tìm hiểu về đơn vị độ to của âm và độ to của một số âm, ngưỡng đau của tai.
- Chuẩn bị trước các câu C5, C6, C7 trang 33 và C4, C5, C6, C7 trang 36 SGK.
- Tìm hiểu về sóng siêu âm và hạ âm.
- Tìm hiểu về cách làm âm phát ra to, nhỏ, trầm, bổng ở một số nhạc cụ.
Tiết 2
A. KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
?.Tần số dao động? Biên độ dao động?
? Khi nào âm phát ra là âm trầm? âm bổng? âm to? âm nhỏ?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động nhóm cặp đôi, 
cho biết:
- Đơn vị độ to của âm?
- Độ to của một số âm (bảng 2)
- Yc Hs hoạt động cá nhân: Tìm hiểu về ngưỡng đau của tai người.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Cá nhân trả lời
IV. Độ to của một số âm
Đơn vị độ to của âm là đêxiben (dB)
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
- Yc Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu C5, C6/tr33. 
- GV chuẩn hóa và chốt kiến thức
- Hoạt động nhóm, làm TNg để trả lời câu C7/tr33.
- GV chuẩn hóa và chốt kiến thức
- Yc Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu C4, C5/tr36. 
GV chuẩn hóa và chốt kiến thức
- Yc Hs hoạt động 
nhóm cặp đôi, trả lời câu C6/tr36
?. Cùng một cái máy nghe nhạc, sao có lúc ta nghe được âm to, có lúc ta lại nghe được âm nhỏ?
 - Yc Hs hoạt động nhóm cặp đôi, trả lời câu C7/tr36
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Cả lớp lắng nghe, nhận xét, sửa sai (nếu cần)
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Cá nhân HS trả lời
V. Vận dụng
C5/tr33: Vật dao động với tần số 70 Hz thì dao động nhanh hơn vật dao động với tần số 50Hz và âm phát ra cũng cao hơn. 
C6/tr33: Vặn dây đàn căng nhiều, âm phát ra cao hơn, tần số dao động lớn hơn. Ngược lại.
C7/tr33: Chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ gần vành đĩa âm phát ra cao hơn so với khi chạm miếng bìa ở hàng lõ gần tâm đĩa.
C4/tr36: Khi gảy mạnh, tiếng đàn sẽ to. Vì khi đó dây đàn dao động mạnh, biên độ dao động của dây đàn lớn.
C5/tr36: Biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn, vì nó bị lệch khỏi VTCB nhiều hơn.
C6/tr36: Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn.
C7/tr36: Độ to của tiếng ồn trên sân trường trong giờ ra chơi vào khoảng 70 – 80dB
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết trang 36 SGK, kết hợp trình chiếu giúp HS hiểu về cơ chế thu nhận âm thanh ở tai.
? Em cần làm gì để bảo vệ đôi tai của mình? 
- Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết trang 33 SGK, tìm hiểu về hạ âm, siêu âm
?. Hãy nêu những hiểu biết của em về sóng hạ âm? sóng siêu âm? 
- GV cung cấp thêm cho HS các kiến thức về hạ âm, siêu âm, ứng dụng/ tác hại của chúng 
? Trở lại TNg1/tr31 SGK, yêu cầu HS thiết lập công thức nêu lên mối quan hệ giữa tần số f và số dao động N vật thực hiện được trong thời gian t
- Yc HS hoạt động nhóm theo bàn thực hiện câu 11.6/tr27 SBT
- Thực hiện yêu cầu
- Cá nhân HS trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- HS có thể thảo luận nhóm để trả lời hoặc trả lời cá nhân
- HS thu nhận thông tin
- HS thảo luận nhóm theo bàn để trả lời
 Công thức: f = N/t
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- GV phát đề, yêu cầu Hs làm bài trong 10 phút sau đó nộp lại
Đề bài: Hải đang chơi ghi ta.
a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
b. Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?
c. Dao động của các sợi dây đàn như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp.
d. Khi bạn ấy vặn cho sợi dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao? 
F. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
- Học thuộc bài cũ, làm lại các câu vận dụng trong SGK trang 33 và trang 36.
- Làm các bài tập của bài 11 và bài 12 trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 13. Môi trường truyền âm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_7_chu_de_do_cao_do_to_cua.docx