Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

 - Học sinh thấy được hiện tượng chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

 2. Kỹ năng: Làm được TN hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

 4. Định hướng phát triển năng lực.

 * Năng lực chung : năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

 * Năng lực chuyên biệt : Trình bày được kiến thức về các phép đo (K1); Trình bày được các mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2); Vận dụng kiến thức vật lý về các tình huống (K4); Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét (P8); Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý(X1) ; Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm (X5); Trình bày các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm một cách phù hợp (X6); Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8); Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý(C1).

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại , hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên: Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh, nút cao su có đục lỗ, chậu nhựa, nước có pha màu, phích nước nóng, chậu nước lạnh.

 2. Học sinh: Đọc tài liệu SGK

 3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ; LỚP 6
Học kì II: 12 tuần thực học X 1 tiết/tuần = 12 tiết
Tuần
Tiết
Tên bài (hoặc tên chuyên đề dạy học)
Điều chỉnh theo công văn 1113 của Bộ GD-ĐT
20
20
Bài 15: Đòn bẩy.
Đã thực hiện nên không điều chỉnh
21
21
Bài 16: Ròng rọc.
Chương II: Nhiệt học
22
22
Nội dung 1. Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn và Mục 2 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Dạy theo chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất
(2 tiết)
23
23
Nội dung 2. Mục 3 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí.
24
24
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
25
25
Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai.
26
26
Kiểm tra 1 tiết.
27
27
Nội dung 1. Bài 24, 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Dạy theo chủ đề: 
Sự chuyển thể của các chất
(2 tiết)
28
28
Nội dung 2. Bài 26,27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
29
29
Bài 28, 29: Sự sôi.
30
30
Ôn tập học kỳ II.
31
31
Kiểm tra học kỳ II.
Tuần NS: 
Tiết ND: 
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT (2 TIẾT)
NỘI DUNG 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN VÀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Quan sát thí nghiệm chứng tỏ thể tích (chiều dài) của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiêt khác nhau.
 - Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau , dãn nở vì nhiệt khác nhau.
 2. Kỹ năng: Đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực.
 4. Định hướng phát triển năng lực.
 * Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
 * Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các phép đo (K1), trình bày được các mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2), Vận dụng kiến thức vật lý về các tình huống (K4); Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét (P8); Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm (X5); Trình bày các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm một cách phù hợp (X6); Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8); Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý(C1).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 1. Giáo viên: Bảng phụ, quả cầu kim loại và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài mới ở sách giáo khoa.
 3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
 - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Mô tả được ít nhất 02 hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau.
Mô tả được ít nhất 02 hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : 
* H: Dùng ròng rọc được lợi gì? Làm bài tập 16.1 sách bài tập.
* Đ/a: - Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Dùng ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. . 5đ
- Bài tập 16.1 : điền đúng được . 4đ.
- Tác phong nhanh nhẹn, đọc bài trôi chảy......................................................................................1đ
 3. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập môn Vật lí; Hiểu vấn đề cần nghiên cứu trong tiết học.
* Sản phẩm: Nhận thức được nhiệm vụ học tập của tiết học.
*Năng lực hình thành: Năng lực nhận thức vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi.
?Tại sao có sự kì lạ, một cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên được hay sao? 
Câu trả lời đúng hay chưa đúng Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra kết quả.
- HS thực hiện nhiệm vụ đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi.
 4. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
* Mục tiêu: Quan sát thí nghiệm chứng tỏ thể tích (chiều dài) của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. 
* Sản phẩm: thể tích (chiều dài) của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi 
*Năng lực hình thành: K1, K2, P8, X6, X8.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1tìm hiểu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm.
- Gv treo tranh hình 18.1 cho học sinh quan sát. 
- Gv chiếu mô hình thí nghiệm ảo cho Hs quan sát(giảm tải không làm thí nghiệm)
- Qua kết quả thí nghiệm hãy trả lời câu C1, C2.
- Học sinh đọc phần 1 sgk
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Học sinh quan sát
- Học sinh dựa vào kết quả TN trả lời câu C1, C2.
1. Làm thí nghiệm: SGK
2. Trả lời câu hỏi:
-C1:vì quả cầu nở ra khi nóng lên
-C2: vì quả cầu co lại khi lạnh đi
Hoạt động 2: Rút ra kết luận
* Mục tiêu: Rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
* Sản phẩm: Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiêt khác nhau.
 *Năng lực hình thành: K2, X5, X6.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành câu C3.
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu C3
- Gv cho học sinh đọc bảng tăng nhiệt độ của các chất rắn khác nhau sgk và rút ra nhận xét trả lời câu C4
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu C4
- Học sinh làm việc theo nhóm câu C3
- Học sinh thảo luận lớp thống nhất câu C3
 - Học sinh đọc và rút ra kết luận: khi co giản vì nhiệt các chất rắn khác nhau sẽ nở vì nhiệt khác nhau
- Học sinh thảo luận lớp thống nhất câu C4
3/Rút ra kết luận:
-C3:
a) tăng
b) lạnh đi
-C4:
các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Hoạt động 3: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
* Mục tiêu: Quan sát thí nghiệm để thấy thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau , dãn nở vì nhiệt khác nhau.
* Sản phẩm: thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau , dãn nở vì nhiệt khác nhau.
 *Năng lực hình thành: K2, K4, P8, X1, X5, X6, X8
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1 thí nghiệm sgk
- Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì?
- Gv chiếu mô hình thí nghiệm ảo cho Hs quan sát(giảm tải không làm thí nghiệm)
- Gv yêu cầu học sinh quan sát kĩ hiện tượng để trả lời câu hỏi C1,C2
- Gv cho học sinh quan sát hình 19.3 và rút ra nhận xét câu C3
-Qua thí nghiệm trên hãy chọn từ thích hợp để hoàn thành câu C4
- Gv yêu cầu học sinh đọc câu C5 và trả lời
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu C1,C2
- Học sinh quan sát và rút ra nhận xét sự nở vì nhiệt các chất lỏng khác nhau 
- Học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm để làm câu C4
1. Làm thí nghiệm: (sgk)
2. Trả lời câu hỏi:
-C1:
mực nước dâng lên vì nươc nóng lên nở ra
-C2:
mực nước hạ xuống vì nước lạnh co lại
-C3:
các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
3. Rút ra kết luận:
C4: ( 1)tăng
(2)giảm
(3)không giống nhau
 5. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
* Sản phẩm: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
*Năng lực hình thành: K4, X6, C1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài câu C5 một đến hai lần rồi trả lời.
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu C5
- Gv cho học sinh suy nghĩ cách trả lời câu C6
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời C6
- Gv cho học sinh suy nghĩ cách trả lời câu C7.
- Chốt lại kết luận câu C7.
- Học sinh đọc kỹ đề bài và trả lời câu C5
- HS thảo luận lớp thống nhất câu C5
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu C6.
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu C7.
- Nghe GV lại kết luận câu C7.
4/Vận dụng:
-C5: Vì khi đun nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội khâu co lại xiết chặt vào cán, giữ không cho lưỡi rơi ra.
-C6: Nung nóng cả vòng kim loại
-C7: Tháng 1, mùa đông, trời lạnh thép co lại, tháng 7 mùa hè trời nóng thép nở dài ra.
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
 2. Câu hỏi, bài tập củng cố 
- CH1: Các chất rắn nở ra khi nào và co lại khi nào? Các chất rắn khác nhau vì nhiệt như thế nào so với nhau?(NB)
- CH2 : Thực hiện bài tập 18.2 sbt. (TH)
- CH3 : Thực hiện câu C5, C7 .(VDT)
- CH4 : Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, ta không nên chốt đinh ở hai đầu tấm tôn? (VDC)
VI. DẶN DÒ:
 - Về nhà học phần ghi nhớ sgk và làm bài tập 18.2 à 18.5 sbt .
 - Chuẩn bị bài“ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí” cho tiết sau và tự giải thích một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Tuần NS: 
Tiết ND: 
CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT (2 TIẾT)
NỘI DUNG 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG VÀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản. 
 - Học sinh thấy được hiện tượng chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 2. Kỹ năng: Làm được TN hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. 
 4. Định hướng phát triển năng lực.
 * Năng lực chung : năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
 * Năng lực chuyên biệt : Trình bày được kiến thức về các phép đo (K1); Trình bày được các mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2); Vận dụng kiến thức vật lý về các tình huống (K4); Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét (P8); Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý(X1) ; Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm (X5); Trình bày các kết quả từ thí nghiệm, làm việc nhóm một cách phù hợp (X6); Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8); Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý(C1).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại , hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 1. Giáo viên: Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh, nút cao su có đục lỗ, chậu nhựa, nước có pha màu, phích nước nóng, chậu nước lạnh.
 2. Học sinh: Đọc tài liệu SGK
 3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau.
Mô tả được ít nhất 02 hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau.
Mô tả được ít nhất 02 hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : 
* H: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lấy ví dụ minh họa?
* Đáp án và biểu điểm:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. ..3 đ
- Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. .3 đ
- Ví dụ: tùy hs: Hơ nóng quả cầu nóng lên, nở ra nên thả không lọt qua vòng kim loạ. .3 đ
- Tác phong nhanh nhẹn, đọc bài trôi chảy......................................................................................1 đ
3. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập môn Vật lí; Hiểu vấn đề cần nghiên cứu trong tiết học.
* Sản phẩm: Nhận thức được nhiệm vụ học tập của tiết học.
*Năng lực hình thành: Năng lực nhận thức vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
?Chất khí có nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi? Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
Câu trả lời đúng hay chưa đúng Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra kết quả.
-HS thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
 4. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Quan sát thí nghiệm chứng tỏ chất khí nở ra vì nhiệt
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
* Sản phẩm: Học sinh thấy được hiện tượng chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
*Năng lực hình thành: K1,K2,P8,X5,X6,X8
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1 thí nghiệm sgk
- Dụng cụ cần thiết làm thí nghiệm gồm những gì?
- Gv chiếu mô hình thí nghiệm ảo cho Hs quan sát(giảm tải không làm thí nghiệm)
- Gv cho học sinh trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 sgk
- Gv gọi học sinh đứng lên đọc bảng so sánh sự nở vì nhiệt các chất rồi rút ra nhận xét 
- Gv cho học sinh đọc bài câu C6 tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống 
- Học sinh đọc sgk
- Học sinh đọc sgk trả lời
- Học sinh quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu
- Dựa vào kết quả thí nghiệm học sinh làm việc cá nhân các câu từ C1 đến C5
- Học sinh đọc bảng dựa vào bảng và rút ra nhận xét 
- Học sinh làm việc cá nhân
1. Thí nghiệm: 
SGK
2. Trả lời câu hỏi:
-C1: giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng 
-C2: giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm. 
-C3: do không khí trong bình nóng lên, nở ra 
-C4: do không khí trong bình lạnh đi, co lại
-C5: các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn
3. Rút ra kết luận:
-C6: (1)tăng 
(2)lạnh đi
ít nhất
nhiều nhất
5. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
* Sản phẩm: Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản. 
*Năng lực hình thành: K2, K4, C1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Gv hướng dẫn cho học sinh làm bài tập 19.1và 19.2 SBT bằng các câu hỏi (sau khi hs đã chọn đáp án đúng)
-Vì sao khi đun nóng thể tích chất lỏng lại tăng? Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
- Học sinh làm việc cá nhân câu C5
-HS tự lực thực hiện C6 
vào vở
- Học sinh làm bài tập 19.1 
- Học sinh đứng tại lớp trả lời
4. Vận dụng: bài 19
C5: vì khi bị đun nóng nước trong ấm nở ra thể tích tăng lên và tràn ra ngoài.
C6: Vì nhiệt độ nơi sản xuất và nơi tiêu thụ khác nhau, nếu đóng chai nước ngọt thật đầy khi gặp nóng chất lỏng trong chai nở ra tác dụng vào nắp bình, thành bình gây văng nắp hoặc vở bình.
Bài tập:
19.1/ thể tích chât lỏng tăng.
19.2/ khối lượng riêng của chất lỏng giảm
- Gv lấy quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng, cho học sinh trả lời câu C7
- Gv gọi học sinh đứng tại chỗ đọc đề bài
- Gv chọn câu nào đúng
- Học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu C7
- Học sinh làm việc cá nhân
4. Vận dụng: bài 20
C7: Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm quả bóng phồng lên như cũ.
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
 2. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá 
-CH1: Chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt như thế nào?(NB) Nêu nhận xét sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau .(NB) Các chất khí nở vì nhiệt như thế nào? (NB)
-CH2: C7/61SGK(TH)
-CH3: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thành đầy ấm?(VDC)
-CH4: Làm được bài tập 19.4 SBT
VI. Dặn dò.
- Về nhà làm các bài tập còn lại sbt(Làm bài 19.5 các em đọc phần có thể em chưa biết trang 61sgk)
- Tự tìm thí dụ thực tế và giải thích một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Về nhà đọc phần có thể em chưa biết; 
Làm bài tập 20.1 đến 20.4 sbt chuẩn bị bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt” cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_6_chu_de_su_no_vi_nhiet_c.doc