Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phạm Văn Hùng

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được các thành phần cấu tạo của máu, huyết tương.

- Kể được tên các yếu tố của môi trường trong cơ thể.

- Biết được các hoạt động chủ yếu của bạch cầu, nêu khái niệm miễn dịch.

- Nêu được khái niệm đông máu, biết được các nhóm máu

- Biết được cơ chế đông máu, vẽ sơ đồ truyền máu.

- Hiểu được ý nghĩa của sự đông máu.

- Biết được đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn.

- Biết được cấu tạo của tim và kể tên được các loại mạch máu.

- Nêu các yếu tố giúp máu vận chuyển trong hệ mạch

- Kể tên 1 số bệnh và các biện pháp rèn luyện tim.

- Biết phân biệt vết thương tĩnh mạch hay động mạch và biết cách sơ cứu cầm máu

* K-G:

- Giải thích cơ chế hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Trình bày cấu tạo trong của tim và mạch máu.

- Hiểu được chu kì co dãn của tim.

 - So sánh được các loại mạch máu.

 

doc171 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phạm Văn Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài.
Hoạt động 1.3 : Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào?
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
- HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời:
+ Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan.
- HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể.
- HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại.
	* Tiểu kết
	- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường.
	- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.
	- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.
Hoạt động 2 : Chuyển hoá
Hoạt động 2.1 : Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lời câu hỏi:
- Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Năng lượng giải phóng trong tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?K-G
- GV giải thích sơ đồ H 32.1: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng.
- GV yêu cầu HS: Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
- Yêu cầu HS rút ra mối quan hệ giữa chúng.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin quan sát H 32.1 và trả lời.
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá.
+ Trao đổi chất ở tế bào là trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Chuyển hoá vật chất và năng lượng sự biến đổi vật chất và năng lượng.
+ Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ, hoạt động sinh lí và sinh nhiệt.
- HS dựa vào khái niệm đồng hoá và dị hoá để hoàn thành bảng so sánh.
- 1 HS điền kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Quan hệ mâu thuẫn ngược chiều.
+ Tỉ lệ không giống nhau. Trẻ em: đồng hóa lớn hơn dị hoá. Người già: đồng hoá nhở hơn dị hoá. nam đồng hoá lớn hơn nữ. Khi lao động đồng hoá nhỏ hơn dị hóa. Khi nghỉ ngơi đồng hoá lớn hơn dị hoá.
Bảng so sánh đồng hoá và dị hoá
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp các chất
- Tích luỹ năng lượng
- Xảy ra trong tế bào.
- Phân giải các chất
- Giải phóng năng lượng.
- Xảy ra trong tế bào.
	* Tiểu kết
	- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào.
	- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
	- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình:
	+ Đồng hoá (SGK).
	+ Dị hoá (SGK).
	- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất.
	- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể.
Hoạt động 2.2 : Chuyển hoá cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
- GV : Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi gọi là gì? Nêu khái niệm chuyển hoá cơ bản? đơn vị và ý nghĩa?K-G
- HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ Có tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động của tim, hô hấp, duy trì thân nhiệt 
- HS trả lời, nêu kết luận.
	* Tiểu kết
	- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
	- Đơn vị: kJ/h/kg.
	- Ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh lí.
Hoạt động 2.3 : Sự điều hoà thân nhiệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
- Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
- Nhiệt của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
- Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông rét da tái hoặc sởn gai ốc?
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (oi bức) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?K-G
- Từ những ý kiến trên, hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt?
- HS dựa vào thông tin SGK thảo luận nhóm và nêu được:
+ Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt.
+ Nhiệt thoát ra ngoài môi trường qua da để đảm bảo thân nhiệt ổn định.
+ Lao động nặng: toát mồ hôi, hô hấp mạnh, da mặt đỏ.
+ Mùa hè: Mạch máu dãn giúp toả bớt nhiệt qua da. Mùa đông: mạch máu co, sởn gai ốc giúp giảm bớt nhiệt qua da.
+ Ngày oi bức, mồ hôi khó bay hơi, sự toả nhiệt khó khăn làm cho người bức bối khó chịu.
- HS tự rút ra kết luận.
	* Tiểu kết
	1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt
	- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong sự điều hoà thân nhiệt. Theo cơ chế sau:
	+ Khi trời nóng và khi lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra giúp toả nhiệt nhanh, tăng tiết mồ hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể.
	+ Khi trời rét mao mạch ở dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự thoát nhiệt. Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
	2. Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt
	- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt của da đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 2.4 : Phương pháp phòng chống nóng lạnh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Việc xây dựng nhà, công sở cần lưu ý yếu tố nào để chống nóng, lạnh? K-G
- HS liên hệ thực tế thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
	* Tiểu kết
	- Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
	- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. 
	- Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
	- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
	- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
	- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
	4. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá
	Câu 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?
	Câu 2: Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
	Câu 3: Thế nào là đồng hoá và dị hoá?
	Câu 4: Trình bày co chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh?
	5. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi trang 101, 104, 106 SGK .
	- Đọc “Em có biết” trang 104, 106 SGK.
	- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức để chuẩn bị cho ôn tập.
Ngày soạn: 12/2018
TIẾT 34+35 : ÔN TẬP HỌC KÌ I
	I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức
	- HS hệ thống hoá kiến thức học kì I.
	- HS nắm sâu, nắm chắc kiến thức đã học.
	- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
	2. Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.
	3. Thái độ
	- Yêu thích môn học
	II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Tranh ảnh có liên quan.
	- Máy chiếu, phim trong (nếu có).
	- Các nhóm với nội dung đã phân công (1 tờ giấy khổ to).
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức.
	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
Hoạt động 1 : Ôn tập chủ đề 2 – Hệ vận động
	* GV : yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức
	- Các thành phần của bộ xương và chức năng của bộ xương là gì ?
	- Cấu tạo của cơ và tế bào cơ ?
	* HS : Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
	* Tiểu kết
	1. Thành phần của bộ xương.
 	- Bộ xương chia 3 phần:
 	+ Xương đầu gồm các xương sọ và xương mặt.
 	+ Xương thân gồm xương cột sống và các xương lồng ngực.
 	+ Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới.
 	2. Chức năng của bộ xương:
 	- Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể.
 	- Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan (Hộp sọ, lồng ngực )
 	- Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động.
	3. Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ 
	- Bắp cơ: Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết.
 	- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, ở giữa phình to là bụng cơ.
 	- Tế bào cơ: Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ
	+ Tơ cơ có 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau
 	+ Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất
	+ Đĩa tối: là nơi phân bố tơ cơ dày, đĩa sáng là nơi phân bố tơ cơ mảnh.
Hoạt động 2 : Ôn tập chủ đề 3 – Hệ tuần hoàn
	* GV : yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức
	- Các thành phần cấu tạo của máu và các nhóm máu ở người.
	- Các nguyên tắc truyền máu, sơ đồ truyền máu?
	* HS : Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
	* Tiểu kết
	1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
 	- Máu gồm : Huyết tương chiếm 55%, tế bào máu chiếm 45% (gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)
	2. Các nhóm máu ở người
 	- Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B.
 	- Huyết tương có 2 loại kháng thể : anpha và bêta.
 	- Nếu A gặp anpha ; B gặp bêta sẽ gây kết dính hồng cầu.
 	- Có 4 nhóm máu ở người : A, B, O, AB.
 	+ Nhóm máu O : hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể.
 	+ Nhóm máu A : Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta.
 	+ Nhóm máu B : Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha.
 	+ Nhóm máu AB : Hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể.
 	- Sơ đồ truyền máu:
A
A
AB
O
O
AB
B
B
 	Hoạt động 3 : Ôn tập chủ đề 4 – Hệ hô hấp
	* GV : yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức
	- Giải thích sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào?
	* HS : Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
	* Tiểu kết
	- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
	- Trao đổi khí ở phổi
	+ Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.
	+ Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.
	- Trao đổi khí ở tế bào:
	+ Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 ở tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
	+ Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Hoạt động 4 : Ôn tập chủ đề 5 – Hệ tiêu hóa
	* GV : yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức
	- Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng?
	- Các con đường vận chuyển hấp thụ chất dinh dưỡng và vai trò của gan?
	 - Các hoạt động diễn ra trong quá trình tiêu hóa? Vai trò của hoạt động tiêu hóa là gì?
	* HS : Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
	* Tiểu kết
	1. Đặc điểm của ruột non
	- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
	- Lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc tới khoảng 600 lần.
	- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc 
tới từng lông ruột.
	- Ruột rất dài là phần dài nhất của ống tiêu hóa khoảng 2,8 – 3 m; diện tích bề mặt từ 400 - 500m2.
	2. Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ
	- Theo đường mao mạch máu: Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc. 
	- Theo con đường mạch bạch huyết: Các vitamin tan trong dầu và 70% lipit	3. Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.
	- Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
	- Khử các chất độc có hại cho cơ thể.
	4. Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã.
	5. Vai trò của tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Hoạt động 5 : Ôn tập chủ đề 6 – Trao đổi chất và năng lượng
	* GV : yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức
	- Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt?
	- Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt?
	- Phương pháp phòng chống nóng lạnh?
	* HS : Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời
	* Tiểu kết
	1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt
	- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong sự điều hoà thân nhiệt. Theo cơ chế sau:
	+ Khi trời nóng và khi lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra giúp toả nhiệt nhanh, tăng tiết mồ hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể.
	+ Khi trời rét mao mạch ở dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự thoát nhiệt. Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
	2. Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt
	- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt của da đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
 	3. Phương pháp phòng chống nóng lạnh
	- Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
	- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. 
	- Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
	- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
	- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
	- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
	4. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá
	- GV cho hs nhắc lại kiến thức đã ôn tập
	5. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- GV yêu cầu học sinh ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức để chuẩn bị tốt cho kì thi học kì I
Ngày soạn: 30/12/2018
TIẾT 36 : KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 30/12/2018
CHỦ ĐỀ 6 : TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (2 tiết)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.
	- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
	2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm...
	3. Thái độ
	- Say mê hứng thú yêu thích môn học
	II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
	- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.
2. Chuẩn bị của học sinh
 	- Đọc trước nội dung bài mới
	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1 : Vitamin và muối khoáng
Hoạt động 1.1 : Vitamin
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:
- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin
- GV lưu ý HS: vitamin D duy nhất được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Mùa hè cơ thể tổng hợp vitamin D dư thừa sẽ tích luỹ ở gan.
- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin
- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK cùng với vốn hiểu biết của mình, hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày kết quả nhận xét:
- kết quả đúng :1,3,5,6 
- HS dựa vào kết quả bài tập :
+ Thông tin đẻ trả lời kết luận
- HS nghiên cứu bảng 34.1 để nhận thấy vai trò của một số vitamin.
	* Tiểu kết
	- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.
	+ Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.
	- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
	- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 1.2 : Muối khoáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:
- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?
- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?K-G
- HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương vì cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D. Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hoá Ca và P tạo xương.
+ Sử dụng muối iốt để phòng tránh bướu cổ.
	* Tiểu kết
	- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
	- Khẩu phần ăn cần:
	+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)
	+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.
	+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) 
	+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
Hoạt động 2 : Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần
Hoạt động 2.1 : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc bảng mục I:
+ Đọc bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 
(Tr - 120) và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? K-G 
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV tổng kết lại nội dung thảo luận.
- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? 
- HS tự thu nhận thông tin => thảo luận nhóm, nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động cơ thể ít.
- HS tự tìm hiểu và rút ra kết luận.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
+ Các nước đang phát triển chất lượng cuộc sông thấp => trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
	* Tiểu kết	
	- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính : nam > nữ.
+ Lứa tuổi: trẻ em > người già.
+ Dạng hoạt động lao động : Lao động nặng > lao động nhẹ
+ Trạng thái cơ thể: Người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng > người có kích thước nhỏ.
+ Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.
Hoạt động 2.2 : Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?K-G
- GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
+ Giàu Gluxít
+ Giàu prôtêin 
+ Giàu lipit 
+ Nhiều vitamin và muối khoáng 
- GVnhận xét
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu bảng và trả lời 
Nhận xét và rút ra kết luận 
- HS dựa vào vốn hiểu biết quan sát tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày, bổ sung => đáp án chuẩn.
+ Tỉ lệ các loại chất trong thực phẩm không giống nhau => phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
	* Tiểu kết
	- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :
	+ Thành phần các chất hữu cơ. 
	+ Năng lượng chứa trong nó.
	- Tỉ lệ các chất hữu cơ chứa trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn.	
	Hoạt động 2.3 : Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
?-Khẩu phần là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận :
- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
- Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên căn cứ nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Vì sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
+ Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khoẻ.
+ Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ để dễ tiêu hoá.
HS rút ra kết luận.
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như : đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin, lipít
	* Tiểu kết
	- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
	- Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay với 1 người trong giai đoan khác nhau cũng khác nhau vì: nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_pha.doc