Giáo án theo chủ đề môn Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Câu phân loại theo mục đích nói

Câu hỏi vận dụng cao

 Câu 1: Đặt câu nghi vấn với các chức năng khác nhau

 Đáp án:

 Mức độ tối đa:đặt đúng kiểu câu, sử dụng đúng dấu câu.

 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, sử dụng sai dấu câu.

 Câu 2: Đặt câu cầu khiến với các chức năng yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo.

 Đáp án:

 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.

 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.

 Câu 3: Đặt câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc khi được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc?

 Đáp án

 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.

 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.

 Câu 4: Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, chúc mừng

 Đáp án

 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.

 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.

 

docx14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Câu phân loại theo mục đích nói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/01/2020
 CHỦ ĐỀ: CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
(Dạy tiết: 75,76,77,78,79)
MỤC TIÊU
 - Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
 - Phân biệt được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật.
 2. Kĩ năng
 - Sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật đúng hoàn cảnh giao tiếp.
 - Phân biệt được các kiểu câu.
 3.Thái độ
 Có ý thức sử dụng các kiểu câu đúng hoàn cảnh giao tiếp.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đặc điểm hình thức
Nêu được đặc điểm hình thức của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
Chỉ ra được các kiểu câu trong văn bản cụ thể.
Phân biệt được dấu hiệu hình thức của các kiểu câu.
Đặt câu dựa trên những dấu hiệu hình thức đã biết.
Chức năng
Nêu được chức năng của từng kiểu câu.
Chỉ ra chức năng của các kiểu câu trong văn cảnh cụ thể.
Phân biệt các kiểu câu có thực hiện cùng chức năng.
Đặt câu có sử dụng những chức năng khác nhau.
Câu hỏi nhận biết:
 Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức của câu nghi vấn?
 Đáp án
 Mức độ tối đa: có các từ ngữ nghi vấn: ai, gì nào, tại sao, không, bao nhiêu, bao giờ; có dấu hỏi chấm ở cuối câu( đôi khi kết thức bằng dấu chấm, chấm than)
 Mức độ không đạt: Trả lời thiếu hoặc không trả lời.
 Câu 2: Nêu đặc điểm hình thức của câu cầu khiến?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Có các từ cầu khiến: hãy , đừng, chớ, đi, thôi, nào..hoặc ngữ điệu cầu khiến, kết thúc câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
 Mức độ không đạt: Trả lời thiếu hoặc không trả lời.
 Câu 3: Đặc điểm hình thức của câu cảm thán là gì?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: có các từ ngữ cảm thán: than ôi, trời ơi, thay, sao.. có dấu chấm than cuối câu.
 Mức độ không đạt: Trả lời thiếu hoặc không trả lời.
 Câu 4: Chức năng của câu nghi vấn là gì? Ngoài chức năng chính câu nghi ván còn thức hiện những chức năng nào khác?
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa: chức năng chính để hỏi, ngoài ra còn thức hiện các chức năng: cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc.
 Mức độ không đạt: Trả lời thiếu hoặc không trả lời.
 Câu 5: Câu cầu khiến thực hiện những chức năng nào?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh, đe dọa
 Mức độ không đạt: trả lời thiếu hoặc không trả lời.
 Câu 6: Chức năng của câu cảm thán là gì?
 Đáp án : 
 Mức độ tối đa: dùng để bộc lộ cảm xúc.
 Mức độ không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời.
 Câu 7: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: không có đặc điểm của các kiểu câu còn lại, chức năng để kể, tả, nhận định, thông báo, bộc lộ cảm xúc; cuối câu kết thúc bằng dáu chấm.
 Mức độ không đạt: trả lời thiếu hoặc không trả lời.
Câu hỏi thông hiểu:
 Câu 1: Có mấy hình thức nghi vấn?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: có hai hình thức nghi vấn: nghi vấn lựa chọn và nghi vấn không lựa chọn.
 Mức độ không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời.
 Câu 2: Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật thì kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? vì sao?
 Đáp án
 Mức độ tối đa: câu trần thuật. Vì hầu hết hoạt động của con người đều xoay quanhh chức năng của kiểu câu này.
 Mức độ không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu 1: Phân biệt đặc điểm hình thức của câu nghi ấn thức hiện chức năng cầu khiến với câu cầu khiến?
 Đáp án
 Mức độ tối đa: câu nghi vấn có dấu hỏi chấm ở cuối câu, có từ để hỏi; câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến hoặc từ ngữ cầu khiến.
 Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai.
 Câu 2: Phân biệt câu trần thuật thức hiện chức năng cầu khiến với câu cầu khiến?
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa: câu trần thuật thực hiện chức năng cầu khiến không có từ cầu khiến, kết thúc bằng dấu hỏi chấm; câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến hoặc từ ngữ cầu khiến.
 Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai.
 Câu 3: Câu : “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn” thuộc kiểu câu gì, thực hiện chức năng gì?
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: câu trần thuật, chức năng khuyên bảo
 Mức độ không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng cao
 Câu 1: Đặt câu nghi vấn với các chức năng khác nhau
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa:đặt đúng kiểu câu, sử dụng đúng dấu câu.
 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, sử dụng sai dấu câu.
 Câu 2: Đặt câu cầu khiến với các chức năng yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.
 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.
 Câu 3: Đặt câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc khi được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc?
 Đáp án
 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.
 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.
 Câu 4: Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, chúc mừng 
 Đáp án
 Mức độ tối đa: đặt đúng kiểu câu, xác định đúng chức năng, sử dụng đúng dấu câu.
 Mức độ không đạt: đặt sai kiểu câu, chưa đúng chức năng, chưa đúng dấu câu.
KIỂM TRA MINH HỌA CHỦ ĐỀ CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
Ma trận
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Câu nghi vấn
Chỉ ra được câu nghi vấn và chức năng của nó
Phân biệt câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc.
Đặt đúng câu nghi vấn với các chức năng: hỏi, cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25%
Câu cầu khiến
Chỉ ra được câu cầu khiến và chức năng của nó.
Đặt đúng câu cầu khiến với các chức năng: yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo, hứa hẹn, yêu cầu.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Câu cảm thán
Chỉ ra câu cảm thán và chức năng của nó.
Phân biệt cảm thán và câu nghi vấn
Đặt đúng câu cảm thán với năng bộc lộ cảm xúc.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25%
Câu trần thuật
Chỉ ra câu trần thuật với các chức năng của nó.
Đặt đúng câu trần thuật với các chức năng: kể, tả, nhận định, thông báo, bộc lộ cảm xúc.
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ: 35%
Tổng
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
Phần 1( 3đ): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “ Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”
 Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “ Ha ha! Cơm nguội! Lại có bát cá kho! Cá rô kho khế, vừa dừ, vừa thơm. Chít chít anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”
 Xác định kiểu câu của các câu trong đoạn trích trên? Cho biết các câu đó thực hiện chức năng gì?
Phần 2(7đ):
 Câu 1: Trong những câu dưới đây câu nào là câu bộc lộ cảm xúc, câu nào là câu cảm thán: 
 a, A! Sông Ngân!
 b, Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
 Câu 2: Đặt câu theo yêu cầu sau:
- 3câu nghi vấn với các chức năng: hỏi, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc.
- 3 câu cầu khiến với các chức năng: yêu cầu, ra lệnh, đề nghị.
- 3 câu cảm thán với các chức năng: bộc lộ cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên.
 - 5 câu trần thuật với các chức năng: kể, tả, thông báo, nhận định, bộc lộ cảm xúc.
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM
Phần 1( 3đ) mỗi ý đúng: 0,5 đ
 Câu 1: trước dấu hai chấm: câu trần thuật( chức năng: kể); sau dấu hai chấm: câu nghi vấn(chức năng cầu khiến).
 Câu 2: câu trần thuật( chức năng kể)
 Câu 3: câu trần thuật( chức năng kể)
 Câu 4: câu cảm thán( bộc lộ cảm xúc)
 Câu 5: cầu khiến( yêu cầu)
Phần 2(7đ):
 Câu 1(2đ)
 a, câu cảm thán
 b, câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc
 Câu 2(5đ) đặt đúng các kiểu câu với chức năng yêu cầu mỗi ý 1đ, riêng câu trần thuật 1,5 đ
Chủ đề: CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
MỤC TIÊU
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến
 - Sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
 - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến
 - Chức năng chính của câu nghi vấn, câu cầu khiến và các chức năng khác của câu nghi vấn ngoài chức năng nghi vấn.
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết và hiểu chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến trong các văn bản cụ thể.
 - Sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến đúng mục đích giao tiếp.
 - Phân biệt câu nghi vấn với câu cầu khiến.
 - Phân biệt câu nghi vấn, câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
 C. CHUẨN BỊ
 1. Phương pháp:
 GV: Thuyết trình, vấn đáp
 HS: thảo luận nhóm
 2. Thiết bị, đồ dùng
 GV: giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ
 HS: Chuẩn bị bài, sgk, phiếu thảo luận
 3. Năng lực
 Năng lực tư duy, hợp tác; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác; năng lực cảm thụ thẩm mĩ
 D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Kể tên các kiểu câu phân loại theo cấu tạo mà em đã học. Xét theo cấu tạo câu sau đây thuộc kiểu câu gì?
 - Mặt trời dần xuống thấp, từng đàn chim bay về tổ
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Phát triển năng lực
 I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu bài mới: Các em thân mến, nếu xét theo cấu tạo thì câu trên là câu ghép nhưng nếu xét theo mục đích nói đó lại là câu trần thuật dùng để miêu tả. Vậy câu phân loại theo mục đích nói có những kiểu câu nào? Chúng có đặc điểm hình thức và chức năng ra sao, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Gv gọi các nhóm lên trình bày kết quả đã chuẩn bị ở nhà
Các nhóm của đại diện lên trình bày
Nhóm còn lại nghe, bổ sung
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng
 1, Ví dụ
Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt
Câu 
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Có các từ ngữ nghi vấn
Có dấu hỏi chấm ở cuối câu
Hỏi
Thế sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
Hỏi
Hay là u thương chúng con đói quá?
Hỏi
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Bộc lộ cảm xúc( tiếc thương)
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
Đe dọa
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à?
Đe dọa
 Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
Bộc lộ cảm xúc
Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy?
Bộc lộ cảm xúc( ngạc nhiên)
 Câu nghi vấn
 Đặc điểm hình thức
 Chức năng
 - Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à hử, chứ
 - Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi, dấu chám than, dấu chấm lửng.
- Chức năng chính để hỏi
- Ngoài ra dùng để cầu khiến,khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm
Gv hoan nghênh tinh thần chuẩn bị của nhóm 1
Gv gọi nhóm khác nhận xét
Gv mở rộng thêm
Gv (chiếu) xét các câu sau đây câu nào là câu nghi vấn?
1.Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
2.Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói.
3.Áo đen năm nút viền tà
Ai may cho bậu hay là bậu may?
4.Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
? Tại sao các câu 2,4 có các từ : “ai, như thế nào”mà không phải câu nghi vấn
GV: Đúng rồi các em ạ! Cần phân biệt các từ phiếm chỉ và các từ nghi vấn. khi xét câu nghi vấn cần căn cứ vào cả nội ndung và hình thức.
? Vậy khi nào chúng ta sử dụng câu nghi vấn
? Có phải tất cả các câu nghi vấn đều yêu cầu người nghe phải trả lời không
? Em hãy lấy ví dụ về trường hợp đó
Gv chiếu cho hs xem bức tranh, yêu cầu hs quan sát và đặt câu( một người hút thuốc ở nơi công cộng)
? Hai câu trên đều nhằm mục đích gì
? Câu nào yêu cầu tế nhị hơn
Gv: Như vậy trong khi giao tiếp chúng ta cần căn cứ vào những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, nắm rõ chức năng của kiểu câu để sử dụng câu cho phù hợp
Gv: chiếu đoạn thơ trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ
(Từ “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” đến “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” và câu hỏi thảo luận
? Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì
? Theo em để thực hiện chức năng đó chúng ta có thể có những cách nào khác
? Nếu cô thay những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên thực hiện chức năng đó một cách trực tiếp thì theo em cách nào sẽ hấp dẫn hơn
Gv: Đúng vậy, trong thơ ca các nhà thơ thường sử dụng các câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Các em thấy đấy trong đoạn thơ trên nhà thơ Thế Lữ đã khéo léo sử dụng các câu hỏi tu từ để khắc họa tâm trạng của con hổ. Từng câu hỏi tu từ cứ nối tiếp nhau như cảm xúc tiếc nuối của con hổ cứ dần bung ra và rồi vỡ òa ở câu thơ cuối.
? Vậy qua việc tìm hiểu về câu nghi vấn em hãy cho biết có mấy hình thức nghi vấn
Gv bổ sung( chiếu)
- Câu nghi vấn lựa chọn: kiểu câu này thường dùng các quan hệ từ: hay, hoặc; hoặc dùng cặp phó từ: có...không; đãchưa.
Vd: - Mình đọc hay tôi đọc( Nam Cao)
- Bác đã khỏe chưa ạ?
- Câu nghi vấn không lựa chọn
 + Câu nghi vấn có các đại từ nghi vấn: ai, gì nào, tại sao, đâu
 Vd: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?( Ngô Tất Tố)
 + Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ
 Vd: U bán con thật đấy ư?( Ngô Tất Tố)
GV chuyển ý: bên cạnh câu nghi vấn câu phân loại theo mục đích nói còn có kiểu câu khác đó là câu cầu khiến. Vậy đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu này là gì? Nó có điểm gì khác so với câu nghi vấn?
Gv: gọi nhóm 2 báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà
Hs suy nghĩ, trả lời
1.Câu nghi vấn
2.Không phải câu nghi vấn
3.Câu nghi vấn
4. không phải câu nghi vấn
Hs: vì đó không phải các đại từ nghi vấn mà là các từ phiếm chỉ, không dùng để hỏi
Hs: khi chúng ta có điều chưa biết hoặc hoài nghi chúng ta dùng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời, giải thích
Hs: Không, trong trường hợp xã giao thì người đật câu nghi vấn không yêu cầu người nghe phải trả lời
Hs: Ví dụ khi ra chợ gặp bác hàng xóm em có thể chào bác bằng câu hỏi:Bác đi chợ ạ?
Hs : suy nghĩ, trả lời
Có thể đặt hai câu
- Anh có thể tắt thuốc lá đi được không ạ?
- Anh không được hút thuốc ở đây!
Hs: đều nhằm mục đích yêu cầu người kia không hút thuốc gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
Hs; câu nghi vấn yêu cầu tế nhị hơn
Hs: quan sát
Hs thảo luận theo nhóm, sau 2p cử đại diện trình bày
Hs: Những câu nghi vấn đó dùng để bộc lộ cảm xúc tiếc nuối của con hổ về một thời oanh liệt. Chúng ta có thể bộc lộ trực tiếp bằng cách sử dụng những từ bộc cảm xúc.
Sử dụng câu hỏi tu từ sẽ hấp dẫn hơn
Hs: có hai hình thức nghi vấn:
- Câu nghi vấn không lựa chọn
- Câu nghi vấn lựa chọn
Nhóm 2 của đại diện trình bày
Nhóm 1 lắng nghe, nhận xét
2. Câu cầu khiến
Năng lực tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực tư duy, sáng tạo
Năng lực hợp tác, tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt
 Câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Thôi đừng lo lắng.
Có các từ cầu khiến: đừng. đi, thôi
Khuyên bảo
Cứ về đi.
Khuyên bảo
Đi thôi con.
Yêu cầu
Vd2
 - Câu “Mở cửa.” ở ý a đọc nhẹ nhàng, dùng để trả lời câu hỏi
 - Câu “Mở cửa!” ở ý b đọc nhấn mạnh, dùng để ra lệnh
Câu cầu khiế
 Đặc điểm hình thức
 Chức năng
Có các từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi thôi, nào.. hoặc ngữ điệu cầu khiến
Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than
 Dùng để ra lệnh, yêuu, khuyên bảo
Gv: chiếu hai câu cầu khiến
 - Ông Giáo hút trước đi!( Lão Hạc- Nam Cao)
 - Hút trước đi.
? Hãy so sánh sắc thái cầu khiến trong hai câu trên
? Vì sao lại có sự khác nhau đó
? Là hs khi sử dụng câu câu khiến em cần lưu ý điều gì
Gv: Cha ông ta từng khuyên:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Cùng là một câu nói, cùng lời đề nghị yêu cầu nhưng nếu các em biết sử dụng đúng thì các em sẽ vừa đạt được mục đích giao tiếp của mình, vừa làm người ghe thấy hài lòng.
Hs quan sát
Hs: Câu 1 mang sắc thái thân mật hơn câu 2
Hs: Vì câu 1 có chủ ngữ, câu 2 vắng chủ ngữ
Hs: Cần thêm vào các chủ ngữ để sắc thái cầu khiến nhẹ nhàng hơn
Năng lực tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt
 III/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV: chiếu bài tập trên máy : Xác định kiểu câu và chức năng của các câu sau: 
1. Bạn nói gì đấy mà tôi nghe không rõ?
2. Em hãy đứng lên nào.
3. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
4. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
HS thảo luận trả lời theo bàn
Năng lực hợp tác, giao tiếp tiếng Việt
IV/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Gv chia lớp thành hai nhóm
Chơi trò chơi: đặt các câu nghi vấn và cầu khiến với các chức năng khác nhau, sau 1p đội nào ghi được nhiều câu đúng đội đó thắng
Gv nhận xét, kết luận
Hs hai nhóm lần lượt lên bảng ghi cấc câu
Năng lực hợp tác; tư duy, sáng tạo
V/ HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Gv: Các em thân mến tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Để sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng cho hay thì việc nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của từng kiểu câu cũng không kém phần quan trọng để từ đó sử dụng đúng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
4.Củng cố
Gv cho hs thảo luận theo cặp, lập sơ đồ tư duy bài học
 5.Dặn dò
 - Học, nắm chắc nội dung bài học
 - Đặt câu nghi vấn, câu cầu khiến với các chức năng khác nhau.
 - Chuẩn bị bài mới:
 + Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu trong phần ví dụ bài câu cảm thán.
 + Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các ví dụ ở bài câu trần thuật.
 - Lập sơ đồ tư duy của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. 

File đính kèm:

  • docxGIAO AN CHU DECAU PHAN LOAI THEO MUC DICH NOI_12750379.docx