Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX - Năm học 2019-2020
- Giới thiệu Phan Đình Phùng: Làng Đông Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh, là quan ngự sử(can gián vua), do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết nên bị đuổi về quê, năm 1885 hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông nổi dậy khởi nghĩa
Cao Thắng: Hàm Lại, Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh là nông dân nghèo, có tài về tổ chức, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng.
DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ 1885 - 1895
Từ 1885 – 1888: Nghĩa quân lo tổ chức huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thực Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ (đơn vị), mỗi quân thứ từ 100 đến 500 người. Nghĩa quân đã tự chế được súng trường trang bị cho gần 1000 người.
Từ 1888 – 1895 - Là thời kì chiến đấu ác liệt của nghĩa quân. Dựa vào núi rừng hiểm trở nghĩa quân đã đẩy lui được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp. (Tiêu biểu chiến thắng Trường Lưu (Can Lộc), Hương Sơn 1890, Nghệ An 1893, đặc biệt là Vụ Quang 1894 tiêu diệt hàng trăm lính Pháp, thu nhiều vũ khí)
- Để đối phó Pháp tập trung binh lực bao vây, cô lập nghĩa quân, tấn công căn cứ Ngàn Trươi, do phải chiến đấu liên tục lại chênh lệch về vũ khí, lực lượng nên nghĩa quân bị suy yếu dần. 28.12.1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa kéo dài thêm một thời gian rồi tan rã. Cuộc khởi nghĩa thất bại đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương.
Trong nh÷ng n¨m cuèi thÕ kû XIX. (Bài 26,27) Ngày soạn: 24/4/2020 Lớp: 8B, ngày dạy: 27/4/2020, kiểm diện . .. Lớp: 8A, ngày dạy: 27/4/2020, kiểm diện . .. I. MỤC TIÊU CHUNG 1.Kiến thức: Sau bài học, học sinh: - Nêu được nguyên nhân bùng nổ, các giai đoạn của phong trào Cần Vương - Tìm hiểu, giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế (được đặt tên cho các đường phố và trường học..). - Lập niên biểu diễn biến các giai đoạn của PTCV, kn Hương Khê, KN Yên Thế. - Giải thich được vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV. - Biết lí giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi, nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. - Rút ra bài học lịch sử từ các phong trào. 2- Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể: - Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu thông tin, tái hiện lịch sử, tranh luận, trình bày chính kiến và xúc cảm lịch sử, khai thác thông tin kênh hình, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử. -Sử dụng lược đồ, nhận xét. 3. Thái độ: Sau bài học, học sinh có thể: - Khâm phục, tự hào về tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; có thái độ khách quan khi đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử; Tự bồi dưỡng ý thức học tập, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết. -Tôn trọng, biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho dân tộc 4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh - Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước, Tự trọng , Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỷ luật pháp luật. -Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 1. PTCV nổ ra và phát triển như thế nào? Các giai đoạn ? 2. Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Cuộc KN nào là tiêu biểu nhất? 3. Tại sao nói cuộc KN Hương Khê là cuộc KN tiêu biểu nhất? 4. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX? III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ - Bài tập ứng dụng, quan sát. - Các công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm - Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Lược đồ phòng trào Cần vương, Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê. - Tư liệu lịch sử các nhân vật lịch sử(Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 2: Bài mới: Sau điều ước Pa-tơ-nốt, triều Nguyễn chính thức đầu hàng giặc, nhưng phong trào chống Pháp vẫn phát triển mạnh khắp Bắc, Trung kì với hình thức Cần Vương- "phò vua, giúp nước" mà chỗ đựa chủ yếu là phe chủ chiến trong triều, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, phe chủ chiến đã tiến hành phản công tại kinh thành Huế, Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương mở đầu cho phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đó. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG ( 1885 – 1896) Hoạt động 3: Cả lớp/Cá nhân Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ, các giai đoạn của phong trào Cần Vương. Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước (kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân). à Một phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả nước. từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK: Từ đoạn sau hai hiệp ước ..bị giết hai. Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương? Sau hiệp ước năm 1883 và 1884, Việt Nam rơi vào thảm trạng mất nước. Triều đình hình thành hai phe: Phe chủ hòa và Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Tôn Thất Thuyết đã thẳng tay trừng trị những người thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi vua ( Hàm Nghi), tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới - Hành động của phái chủ chiến khiến TDP lo lắng, tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến. - Trước sự uy hiếu của kẻ thù, TTT và pháp chủ chiến quyết định nổ súng để giành thế chủ động. đêm mùng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, TTT hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang cá nhưng bị thất bại. TTT đã đưa vua Hàm Nghi rút chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị). 13-7-1885 tại Tân Sở Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi nhân dân và các sĩ phu yêu nước đứng lên chống Pháp. 1. Nguyên nhân bùng nổ: Sau 1884, Phe chủ chiến vẫn hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Tôn Thất Thuyết đã thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi vua ( Hàm Nghi), tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới - Sau thất bại tại đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ, TTT đã đưa vua Hàm Nghi rút chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị). 13-7-1885 tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi nhân dân và các sĩ phu yêu nước đứng lên chống Pháp à Bùng nổ Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến 1896 (cuối thế kỉ XIX). -Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khẳng khái. Ông đã đứng về phía nhân dân và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp, mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, can tâm làm tay sai cho giặc. “ Chiếu Cần Vương” phù hợp với tâm tư nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại giai cấp nhân dân Việt Nam”. à Sau khi “ Chiếu Cần Vương” được ban ra một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng mạnh mẽ Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạokếo dài cho đến cuối thế kỉ XIX. GV nêu sơ lược Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương cho HS biết: Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp Lên án tính bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại Khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi Thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả nước cùng tham gia cuộc chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập Giới thiệu nhân vật TTT: Sinh năm 1835 – 1913), tại thôn Phú Môn, Xã Xuân Long, Huế trong một gia đình hoàng tộc.Từng giữ chức Phụ chính đại thần, thượng thư bộ binh nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. - Ông là một người yêu nước,đức tính khẳng khái, dựa vào ý chí của nhân dân yêu nước và những người trong phe chủ chiến, ông đã ra sức xây dựng lực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi vua ( Vua Hàm Nghi). Sau này ông cùng vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi nhân dân và các sĩ phu yêu nước đứng lên chống Pháp Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước". Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc. 1913, ông mất tại Trung Quốc. Vua Hàm Nghi (1871-1943) Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch em ruột vua Kiến Phúc. Lên ngôi lúc 13 tuổi là vị hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn. Ông là vị vua trẻ tuổi có tinh thần yêu nước chống Pháp.. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại , tại cǎn cứ Tân Sở trên cao nguyên miền Trung, phía Tây giáp Lào, vua Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương, kêu gọi quân dân cả nước ra sức chống giặc Pháp. Thực dân Pháp dùng kế phản gián bắt được vua Hàm Nghi đưa về Huế ngày 14/11/1888, lúc đó vua mới 17 tuổi. Pháp tìm mọi cách mua chuộc, dụ dỗ, hòng thuyết phục Hàm Nghi cộng tác với chúng, nhưng thất bại, chúng đã đưa vua Hàm Nghi đi đày tại An-giê. Hàm Nghi sống ở An-giê được 47 nǎm thì mất, thọ 64 tuổi. Hoạt động 4: Nhóm Tìm hiểu các giai đoạn của phong trào Cần Vương. 2. Các giai đoạn của phong trào Cần Vương. Bài tập: Lập bảng thống kê các giai đoạn của phong trào Cần Vương theo mẫu sau: Thời gian Nội dung Giai đoạn 1 (Từ 1885 - 1888) Giai đoạn 2 (Từ 1888 - 1896 Giai đoạn Nội dung Giai đoạn 1 (Từ 1885 - 1888) Phong trào nổ ra khắp cả nước, sôi nổi nhất là ở Bắc và Trung Kì dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và TTT. Trước những khó khăn của phong trào, cuối năm 1886 TTT sang Trung Quốc cầu viện. Tháng 11-1888, do có tay sai, thực dân Pháp đã bắt và đưa vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Giai đoạn 2 (Từ 1888 - 1896 Không còn sự chỉ huy cuả Vua HN và TTT, Phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trước, gây cho Pháp nhiều tổn hại, khó khăn trong quá trình bình định nước ta. PT chấm dứt khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại. Tiết thứ: 45 CHỦ ĐỀ: Phong trµo kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p Trong nh÷ng n¨m cuèi thÕ kû XIX. ( Tiếp theo) Ngày soạn: 01/5/2020 Lớp: 8B, ngày dạy: 04/5/2020, kiểm diện . .. Lớp: 8A, ngày dạy: 07/5/2020, kiểm diện . .. II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động 4: Cá nhân/cả lớp CH: Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong PTCV? 1. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) CH: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) KN Hương Khê (1885 - 1895) - Giới thiệu Phan Đình Phùng: Làng Đông Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh, là quan ngự sử(can gián vua), do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết nên bị đuổi về quê, năm 1885 hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông nổi dậy khởi nghĩa Cao Thắng: Hàm Lại, Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh là nông dân nghèo, có tài về tổ chức, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ 1885 - 1895 Từ 1885 – 1888: Nghĩa quân lo tổ chức huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thựcLực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ (đơn vị), mỗi quân thứ từ 100 đến 500 người. Nghĩa quân đã tự chế được súng trường trang bị cho gần 1000 người. Từ 1888 – 1895 - Là thời kì chiến đấu ác liệt của nghĩa quân. Dựa vào núi rừng hiểm trở nghĩa quân đã đẩy lui được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp. (Tiêu biểu chiến thắng Trường Lưu (Can Lộc), Hương Sơn 1890, Nghệ An 1893, đặc biệt là Vụ Quang 1894 tiêu diệt hàng trăm lính Pháp, thu nhiều vũ khí) - Để đối phó Pháp tập trung binh lực bao vây, cô lập nghĩa quân, tấn công căn cứ Ngàn Trươi, do phải chiến đấu liên tục lại chênh lệch về vũ khí, lực lượng nên nghĩa quân bị suy yếu dần. 28.12.1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa kéo dài thêm một thời gian rồi tan rã. Cuộc khởi nghĩa thất bại đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương. Giải thích Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Lãnh đạo là các văn thân sĩ phu tài giỏi, thời gian kéo dài 30 năm, địa bàn hoạt động rộng ( khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tổ chức quân chặt chẽ, Nghĩa quân đã sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong tấn công, đánh đồn diệt viện. chế tạo được súng trường theo kiểu Pháp gây cho địch nhiều tổn thất. --> KNHK thất bại cũng là mốc đánh dấu sự kết thúc của PTĐT chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. GV: Song song với các cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ CV ,vào cuối TKXIX ở nước ta còn bùng nổ một loạt cuộc đấu tranh mang t/c tự vệ (tự phát ) của nông dân .Tiêu biểu là cuộc kn của nông dân Yên Thế III. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN YÊN THẾ 1884 – 1913 Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động 5: Cá nhân/cả lớp Tìm hiểu ngyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Yên Thế. 1. Nguyên nhân: Dưới thời Nguyễn, do tình hình kinh tế nông nghiệp sa sút, nhiều nông dân ở vùng đồng bằng bắc bộ đã phải rời quê hương đi nơi khác sinh sống, nhiều người đến Yên Thế lập làng và tổ chức sản xuất. Khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng bắc kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đoàn kết đứng lên đấu tranh. - GV bổ sung điểm khác biệt của KNYT: Phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do các văn thân sĩ phu phát động, tập hợp mà là 1 loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu. Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương. Mong muốn xây dựng 1 cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế- xã hội. Đây là 1 biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân. -Trong tất cả các thủ lĩnh thì người có uy tín hơn cả là Đề Nắm & Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). - Giới thiệu ảnh chân dung Hoàng Hoa Thám (SGK-132). Hoµng Hoa Th¸m (1851-1913) HHT xuát thân từ nông dân ở tỉnh Hưng Yên lên Sơn Tây và Yên Thế (Bắc Giang) . Lớn lên ông tham gia toán nghĩa quân của Đề Nắm . Khi Đề Nắm mất năm 1892 nghĩa quân rất mến phục tin tưởng ông. Ông được giao toàn quyền chỉ huy, bên cạnh ông còn có thủ lĩnh xuất sắc như Cả Trọng, cả Dinh, cả Huỳnh, bà Ba Cẩn- vợ ba Đề Thám; ông là người ndân sống giản dị nhưng sự can đảm, lòng kiên trì và tài năng chiến trận của ông đã khiến cho kẻ thù nhiều phen khiếp đảm; Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS lập niên biểu các giai đoạn của khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Giai đoạn Hoạt động của nghĩa quân 1884- 1892 Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. (thủ lĩnh có uy tín nhất lúc này là Đề Nắm). Tháng 4-1892, Đề Nắm mất, Hoàng Hoa Thám trử thành chỉ huy tối cao của PT. 1893 - 1908 - Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Do lực lượng chênh lệch, Đề Thám đã hai lần xin giảng hòa với Pháp để xây dựng lực lượng (1894,1897). - Nghĩa quân đã có nhiều trận đánh giành được thắng lợi ( Hố Chuối, Phồn Xương). 1909 - 1913 Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đếnvụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, trải qua nhiều trận càn quét của địch lực lượng nghĩa quân hao mòn dần, à Ngày 10 - 2 - 1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. Ho¹t ®éng: Củng cố - dặn dò: Hệ thống kiến thức chủ đề; Mở rộng: GV: Kết cục các cuộc KN đều bị thất bại. à Nguyên nhân thất bại của PTCV (Các cuộc KN lớn cuối TK XIX)? - TDP còn mạnh, cấu kết với tay sai đàn áp PTĐT của nhân dân. - PT do các văn thân sĩ phu lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ PK đã lỗi thời không còn phù hợp nên không tập hợp đoàn kết toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp; - Cần Vương là giúp vua chống Pháp, khôi phục lại vương triều phong kiến. Khẩu hiệu Cần Vương đưa ra chỉ đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của GCPK, chưa giải quyết được yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nông dân là xóa bỏ GCPK, chống TDP giành ĐLDT. Khi quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân chưa được giải quyết thì sức mạnh của nó không được phát huy. - Các cuộc KN đều mang tính địa phương nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, - Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. CH: Ý nghĩa lịch sử của PTCV? - Nêu cao tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của một bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước và của nhân dân ta cuối TK XI X. - Mặc dù thất bại nhưng cũng góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. Đồngthời tạo tiền đề cho cuộc đấu tranh theo khuynh hướng mới vào những năm đầu TK XX. Đặc điểm, bài học của PT vũ trang chống Pháp cuối TK XIX * Ưu điểm: - Phong trào bùng nổ và phát triển sôi nỗi, mạnh mẽ trên cả nước. Mục tiêu: Chống ĐQ chống PK giành độc lập, tự do. Lãnh đạo chủ yếu là các văn thân, sĩ phu yêu nước. - PT có tính chất yêu nước chống Pháp xâm lược trên lập trường PK, mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. - Nông dân là tầng lớp tham gia đông đảo nhất. với tinh thần dũng cảm, quyết tâm cao để bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh giặc với nhiều hình thức và mọi thứ vũ khí có trong tay từng bước kết hợp đấu tranh chống đế quốc vừa đấu tranh chống phong kiến đầu hàng, tiêu biểu nhất là Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao. * Tính chất của phong trào Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. * H¹n chÕ : Các cuộc khởi nghĩa do thiếu đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nên diễn ra rời rạc, lÎ tÎ, thiÕu sù liªn kÕt thµnh søc m¹nh đều thất bại. Ngọn cờ PK đã lỗi thời không còn phù hợp nên không tập hợp đoàn kết toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp; Tuy nhiên Cuộc đấu tranh cuối TK XI X đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của TDP. II. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX. Phong trào bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài : + Tại Nam Kỳ : người Thượng , Khơ -me, X- tiêng , cùng người Kinh sát cánh đánh Pháp . + Tại miền Trung do Hà văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo . + Tại Tây Nguyên : các tù trưởng kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu. + Vùng Tây Bắc dân tộc Thái , Mường , Mông tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích , Nguyễn văn Giáp chống Pháp . +Tại Sơn La , Yên Bái do Đèo Chính Lục , Đặng Phúc Thành cầm đầu phục kích quân Pháp ở nhiều nơi. + Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo nổi dậy chống Pháp . + Tại vùng Đông Bắc bùng nổ phong trào của người Dao , người Hoa , tiêu biểu là đội quân của Lưu Kỳ . * Nhận xét : -Muộn hơn , phát triển mạnh mẽ , diễn ra bề bỉ và lâu dài. -Diễn ra ở khắp các vùng miền núi -Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên. -Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng -Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp. * Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi : -Bó hẹp trong 1 địa phương , bị cô lập , so sánh lực lượng chênh lệch . -Bị Pháp và phong kiến đàn áp . -Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến . * Ý nghĩa lịch sử : -Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân . -Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp . -Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên . 1. Tại sao cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân? a. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đếu là nông dân. b. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra tại thành thị nhưng được nông dân ủng hộ tích cực. c. Vì cuộc khởi nghĩa chỉ chống triều đình phong kiến . d. Tất cả câu trên đều đúng . 2. Nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế ? a.Bó hẹp ở địaphương, bị cọ lập, lực lượng chênh lệch. b. Bị thực dân Pháp cấu kết với phong kiến đàn áp. c. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. d. Cả ba đều đúng . 3. Ý nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế? a. Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp . b. Chứng minh sức mạnh của nông dân. c. Kế tục truyền thống yêu nước của dân tộc. c. Cả ba đều đúng. 4. Yên Thế thuộc tỉnh? a. Hà Giang. b. Thanh Hóa. c. Bắc Giang . d. Sơn Tây. 5. Hoàng Hoa Thám có biệt hiệu là gì? a. Bình Tây Đại Nguyên soái . b. Quận He. c. Hùm Thiêng Yên Thế . d. Một tên gọi khác: 6. Lãnh đạo phong trào Yên Thế thuộc giai cấp nào ? a. Thương nhân. b. Văn thân sĩ phu. c. Nông dân. d. Vương hầu. Những khác biệt Khởi nghĩa Yên Thế Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê Thời gian tồn tại Gần 30 năm từ 1884-1913 Lâu nhất là Hương Khê từ 1885-1895 Thành phần lãnh đạo Do thủ lĩnh địa phương lãnh đạo như Đề Nắm , Đề Thám –họ là những nông dân . Do văn thân sĩ phu phát động , chịu ảnh hưởng phong kiến Mục tiêu đấu tranh Mong cuộc số
File đính kèm:
- Bai 26 Phong trao khang chien chong Phap trong nhung nam cuoi the ki XIX_12822107.doc