Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc - Nguyễn Thị Mỹ Trang
1.Mức độ nhận biết
Câu 1:Trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ đã có sự phát triển và tiến bộ như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Mức độ đúng: Công cụ được mài toàn bộ.Hình dáng cân xứng, đẹp, đa dạng về kích thước.Đồ gốm có hoa văn hình chữ S, đối xứng hoặc in những con dấu nổi liền nhau.
Mức độ chấp nhận: một trong các ý trên.
Mức độ sai: Trả lời không đúng các ý trên.
Câu 2: Những bằng chứng nào chứng tỏ thời Phùng Nguyên ,Hoa Lộc đã biết luyện kim?
Gợi ý trả lời;
Mức độ đúng: phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng
Mức độ chấp nhận :trả lời một trong các ý trên.
Mức độ sai: không trả lời được.
Câu 3: Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời:
thủ công). - Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN. -Trình bày được diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, qua đó rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. -Biết ơn, kính trọng công lao của các vua Hùng trong việc dựng nước và giữ nước, giáo dục tinh thần cảnh giác. Rèn luyện ý thức bảo tồn các khu di tích lịch sử. II.BẢNG MÔ TẢ KIẾN THỨC. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội. -Biết được trình độ sản xuất và công cụ của người Việt cổ. -Biết được người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim. -Biết được những chuyển biến của xã hội -Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước. -Hiểu được vì sao con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn. -Giải thích được các khái niệm : Bộ lạc, chế độ phụ hệ, thị tộc. -So sánh kĩ thuật chế tác công cụ(thời kì Phùng Nguyên-Hoa Lộc) với các công cụ thời kì trước ( Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long). Nước Văn Lang. -Biết được điều kiện ra đời của nước Văn Lang. -Biết được thời gian, địa bàn thành lập của nhà nước Văn Lang, những nét chính về tổ chức nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. -Hiểu được tổ chức của nhà nước Văn Lang. -Xác định được phạm vi của nước Văn Lang trên lược đồ. -Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. -Vận dụng kiến thức liên môn kể các câu truyện cổ tích, thần thoại liên quan đến nhà nước Văn Lang. -Liên hệ về sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông. -Nhận xét về nghề luyện kim.(Trống Đồng). -Bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam.(phong tục, tập quán, lễ hội). Nước Âu Lạc. -Biết được tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. -Biết được sự thay đổi rõ nét về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc. -Biết mô tả về thành Cổ Loa. -Biết được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà. -Hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc. -Hiểu được sự tiến bộ trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương. -Hiểu được nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. -Vẽ được sơ đồ nhà nước Âu Lạc. -So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. -Nhận xét về Thành Cổ Loa. -Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thất bại của An Dương Vương. -Liên hệ chuyện Mị Châu-Trọng Thủy Định hướng năng lực hình thành: -Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sang tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp -Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, năng lực thực hành bộ môn lịch sử, so sánh, phân tích, nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử, vận dụng, liên hệ kiến thức đã học. II.CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1.Mức độ nhận biết Câu 1:Trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ đã có sự phát triển và tiến bộ như thế nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Công cụ được mài toàn bộ.Hình dáng cân xứng, đẹp, đa dạng về kích thước.Đồ gốm có hoa văn hình chữ S, đối xứng hoặc in những con dấu nổi liền nhau.. Mức độ chấp nhận: một trong các ý trên. Mức độ sai: Trả lời không đúng các ý trên. Câu 2: Những bằng chứng nào chứng tỏ thời Phùng Nguyên ,Hoa Lộc đã biết luyện kim? Gợi ý trả lời; Mức độ đúng: phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng Mức độ chấp nhận :trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai: không trả lời được. Câu 3: Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Tốt hơn,cứng hơn,vừa có thể làm được nhiều loại công cụ theo ý muốn,năng suất lao động tăng. Mức độ chấp nhận:trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai: Trả lời sai các ý trên. Câu 4: Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt cổ đã phát minh ra nghề nông trồng lúa nước ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình vò đất nung lớn. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai:Không trả lời được các ý trên. Câu 5: Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống con người, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn. Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn về cả vật chất và tinh thần. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai:Trả lời sai Câu 6: Trình bày những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội thời Văn Lang-Âu Lạc? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:-Sự phân công lao động trong xã hội được hình thành. - Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ. Mức độ chấp nhận:trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai:Trả lời sai. Câu 7: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:-Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm. -Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. -Đoàn kết giải quyết các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai: trả lời sai. Câu 8: Trình bày sự thành lập của nhà nước Văn Lang? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: vào khoảng thế kỉ VII TCN ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã dùng tài trí khuất phục được các bộ lạc khác và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong các ý trên Mức độ sai:không trả lời được . Câu 9: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:chính quyền trung ương gồm ( vua, lạc hầu, lạc tướng), ở địa phương (chiềng, chạ), đơn vị hành chính :nước-bộ. Vua nắm mọi quyền hành trong nước. Mức độ chấp nhận:trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai: trả lời sai Câu 10:Dựa vào hình 33, 34 SGK/34, cho biết người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: trả lời được tên gọi của công cụ Mức độ chấp nhận:trả lời được 1 trong các tên công cụ. Mức độ sai:không trả lời được ý nào. Câu 11: Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng. Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: -Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. -Họ ở nhà sàn. Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. - Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. -Thường tổ chức lễ hội, vui chơi Mức độ chấp nhận:trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai:không trả lời đúng ý nào. 2.Mức độ thông hiểu Câu 1:Vì sao người nguyên thủy dần dần chuyển xuống các vùng ven sông, ven biển để sinh sống? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong 2 ý trên. Mức độ sai: không trả lời được. Câu 2: Tại sao nói nghề làm gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: vì làm gốm phát triển tạo ra các khuôn đúc . Mức độ chấp nhận:trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai:không trả lời được. Câu 3: Vì sao nghề nông trồng lúa nước ra đời, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông lớn ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Cây lúa nước trở thành lương thực chính của con người. Mức độ chấp nhận: thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Mức độ sai:không trả lời được ý nào. Câu 4: Qua các hình 36,37,38 em nhận thấy nghề nào được phát triển lúc bấy giờ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: nghề đúc đồng Mức độ chấp nhận: luyện kim. Mức độ sai: không trả lời được. Câu 5: Em hiểu như thế nào về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và người Lạc Việt? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: kiên cường, quyết liệt. Mức độ chấp nhận: đoàn kết, yêu nước. Mức độ sai: trả lời không đúng các ý trên. Câu 6: Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Do tính chủ quan ỷ lại vào chiếc nỏ thần,không tin tưởng các trung thần (đuổi Nội Hầu và Cao Lỗ về quê) nội bộ không đoàn kết. Mức độ chấp nhận: trả lời đúng một trong các ý trên. Mức độ sai: không trả lời được ý nào trong các ý trên. 3.Mức độ vận dụng thấp. Câu 1: So sánh hình dáng công cụ hình 28,29,30 với công cụ hình 19 sgk và nhận xét về trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: :-Công cụ được mài nhẵn toàn bộ có hình dáng cân xứng -Đồ gốm có in hoa rất đẹp -Đồ trang sức. -Thể hiện kĩ thuật cao trong chế tác công cụ và đồ gốm. Mức độ chấp nhận:một trong 4 ý trên Mức độ sai: không trả lời được ý nào. Câu 2:Dựa vào lược đồ, em hãy xác định vị trí hình thành của nhà nước Văn Lang? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: xác định đúng trên lược đồ. Mức độ chấp nhận:xác định gần đúng Mức độ sai: không xác định được. Câu 3: Sản xuất của cư dân các bộ lạc phát triển dẫn đến sự phân hóa trong xã hội như thế nào? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: xã hội có sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo. Mức độ chấp nhận: trả lời được 1 trong các ý trên. Mức độ sai:không trả lời được. Câu 4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? HÙNG VƯƠNG LẠC HẦU-LẠC TƯỚNG (trung ương) LẠC TƯỚNG (bộ) LẠC TƯỚNG (bộ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Mức độ chấp nhận: vẽ thiếu. Mức độ sai:không vẽ được hoặc vẽ sai. Câu 5: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã nói lên điều gì ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Đây là thời kì đồ đồng và thuật luyện kim rất phát triển.Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trong và ngoài nước đã chứng tỏ có sự trao đổi lưu hành trong và ngoài nước. Mức độ chấp nhận: nghề đúc đồng đã đạt đến trình độ cao. Mức độ sai: trả lời không đúng câu hỏi Câu 6: Các truyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết người thời Văn Lang đã có những tục gì? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: các truyện “ Trầu, cau” và “ Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết một số phong tục tập quán của người Văn Lang là biết ăn trầu cau và gói bánh vào các ngày lễ Mức độ chấp nhận: cho ta biết các phong tục của người Văn Lang. Mức độ sai: trả lời sai. Câu 6: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang với nhà nước Au Lạc ? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: Giống nhau Khác nhau -Vua có quyền quyết địng mọi việc. Giúp Vua có Lạc Hầu,Lạc Tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ,Bồ Chính đứng đầu các Chiềng,Chạ. -Kinh đô Văn Lang ở vùng trung du (BH-PT) -Kinh đô Âu Lạc ở vùng đồng bằng (ĐA-HN).Âu Lạc có thành Cổ Loa,vừa là kinh đô,vừa là trung tâm kinh tế-chính trị,vừa là công trình quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia..An Dương Vương có quyền lực cao hơn Hùng Vương. Mức độ chấp nhận: trả lời một trong các ý trên. Mức độ sai: không trả lời đúng ý nào hoặc trả lời sai câu hỏi. 4.Mức độ vận dụng cao Câu 1:Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước Văn Lang? Gợi ý trả lời Mức độ đúng: -Là nhà nước đầu tiên ở nước ta, tuy chưa có quân đội và luật pháp nhưng được tổ chức từ trung ương đến địa phương, -Đánh dấu bước chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, nhà nước. đánh dấu bước phát triển trong lịch sử loài người. Mức độ chấp nhận:trả lời một trong 2 ý trên. Mức độ sai:không trả lời được. Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ : « Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ». Gợi ý trả lời: Mức độ đúng: -Khẳng định các bậc vua Hùng những người có công đầu tiên, to lớn trong việc lập ra nhà nước. -Khẳng định trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước. -Có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào về truyền thống, cội nguồn dân tộc và xác định trách nhiệm của mình đối với cuộc sống. Mức độ chấp nhận: trả lời được một trong các ý trên. Mức độ sai:không trả lời được. Câu 3: Là một người Việt, em phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:giữ gìn và phát huy các phong tục , tập quán, các lễ hội. Mức độ chấp nhận: học tập thật tốt để giới thiệu các phong tục , tập quán của nước ta. Mức độ sai: trả lời sai câu hỏi. Câu 4:Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm gì? Gợi ý trả lời: Mức độ đúng:phải luôn đoàn kết và cảnh giác trước kẻ thù. Mức độ chấp nhận: không được chủ quan, lơ là Mức độ sai:không trả lời được. III.GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC Mức độ nhận biết Kiến thức, kĩ năng PP/KT dạy học Hình thức dạy học Nhận biết -Biết được trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ. -Biết được người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim. -Biết được những chuyển biến của xã hội. -Biết được điều kiện ra đời của nước Văn Lang. -Biết được thời gian, địa bàn thành lập của nhà nước Văn Lang, những nét chính về tổ chức nhà nước, đời sống vật chất(ăn, mặc, ở, đi lại) và tinh thần (phong tục, tín ngưỡng, lễ hội) của cư dân Văn Lang. -Biết được tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. -Biết được sự thay đổi rõ nét về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc. -Biết sử dụng hình ảnh để mô tả về thành Cổ Loa. -Biết được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà. -Nêu và giải quyết vấn đề. -Đàm thoại, -Đồ dùng trực quan. -Kỹ thuật: động não, tia chớp. Cả lớp/ Cá nhân Thông hiểu -Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước. -Hiểu được vì sao con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn. -Giải thích được các khái niệm : Bộ lạc, chế độ phụ hệ, thị tộc. -Trình bày được tổ chức của nhà nước Văn Lang dựa vào sơ đồ. -Hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc. -Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương. -Hiểu được nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. -Nêu được điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. -Phương pháp: thông tin tái hiện lịch sử, tìm tòi. -Thảo luận -Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. -Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Cả lớp/ Cá nhân/Nhóm Vận dụng thấp -So sánh kĩ thuật chế tác công cụ với các công cụ thời kì trước ( Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long). -Xác định được phạm vi của nước Văn Lang trên lược đồ. -Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. -Vẽ được sơ đồ nhà nước Âu Lạc. -phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. -Phương pháp thảo luận. -Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Nhóm / Cá nhân/ Toàn lớp. Vận dụng cao -Kể được các truyện cổ tích, thần thoại để hiểu hơn về nhà nước Văn Lang. (tích hợp ngữ văn 6). -Liên hệ kiến thức đã học về sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông. -Nhận xét về nghề luyện kim. -Nhận xét về Trống Đồng. -Bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam. -Nhận xét về Thành Cổ Loa. -Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thất bại của An Dương Vương. -Liên hệ chuyện Mị Châu-Trọng Thủy -Trao đổi, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. -Phương pháp thảo luận. Toàn lớp/Nhóm/ Cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC Nội dung: Nước Văn Lang Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? 1.Mục tiêu -Kiến thức: Biết được những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. - Kĩ Năng: - Phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, - Phát triển năng lực phân tích , tổng hợp một vấn đề. - Phát triển năng lực đánh giá nhận xét những tình huống có vấn đề trước tập thể. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện thông tin lịch sử. 2. Chuẩn bị + Giáo viên : SGK+SGV lịch sử 6, chuẩn kĩ năng kiến thức lịch sử. + Học sinh :SGK, tập, viết, tài liệu khác. 3.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thông tin tái hiện lịch sử.. 4.Tiến trình dạy học. (12 phút) Hoạt động của Thầy và trò Nội dung 1. Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? GV cho HS đọc SGK sau đó đặt câu hỏi định hướng: ? Vào khoảng cuối thế kỷ VIII đến đầu thế kỉ VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có những thay đổi gì lớn? -HS:trả lời =>GV chốt ý =>GV cho HS xem 2 đoạn video clip và đặt câu hỏi: - 2 đoạn video clip nói lên những hoạt động gì của nhân dân ta thời đó? - HS:. =>GV chốt ý. GV cho HS làm việc nhóm: ?Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? -GV yêu cầu HS khắc sâu hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang (Hoàn cảnh khá phức tạp) 1. Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? - Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông 1ớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm. - Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thường, xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội. Vì vậy, cần pnải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thuỷ lợi bảo vệ mùa màng. - Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó. Hoạt động 2: Nước Văn Lang thành lập 1.Mục tiêu: -Nhà nước Văn Lang thành lập ở đâu và thời gian nào, do ai đứng đầu. -Hình thành và phát triển năng lực thực hành đồ dùng trực quan, năng lực tự học tính toán, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực khái quát tổng hợp. 2.Chuẩn bị của Thầy và trò -Thầy: SGK, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu tham khảo -Trò: SGK, tập, viết, tài liệu khác 3.Phương pháp:thông tin tái hiện lịch sử, nhận thức lịch sử, tìm tòi. Hình thức: cả lớp/ nhóm/ cá nhân. 4.Tiến trình dạy học (7 phút) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ? Nước Văn Lang được thành lập như thế nào? Do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu? HS: Nước Văn Lang được thành lập vào thế kỉ VII TCN, Do thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang (ở Gia Ninh-Phú Thọ) được các tù trưởng của các bộ lạc khác suy tôn,sau đó tập hợp các bộ lạc khác lại thành 1 nước và lấy tên là nước Văn Lang.Đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc-Phú Thọ). .Ông tự xưng là Hùng Vương . *GV giải thích :Hùng là mạnh,Vương là vua. + Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc. Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó. + Vào khoảng thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc và đặt tên nước là Văn Lang.Ông tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (thuộc Phú Thọ ngày nay). Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? 1.Mục tiêu: - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử,tuy còn sơ khai,nhưng đó là 1 tổ chức đất nước vững bền,đánh dấu sự mở đầu cho thời kì dựng nước. -Trình bày được tổ chức của nhà nước Văn Lang. -Hình thành năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. -Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn lịch sử, năng lực nhận xét năng lực trình bày kiến thức bằng bản đồ tư duy; liên hệ thực tiễn. 2.Chuẩn bị của Thầy và trò -Thầy: SGK, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu tham khảo -Trò: SGK, tập, viết, tài liệu khác 3.Phương pháp:thông tin tái hiện lịch sử, nhận thức lịch sử, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận. Hình thức: cả lớp/ nhóm/ cá nhân. 4.Tiến trình dạy học (15 phút) Hoạt động của Thầy và trò Nội dung GV cho HS đọc đoạn thông tin. -Dựa vào đoạn thông tin trên, điền vào ô trống trong sơ đồ tổ chức của nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức của nhà nước Văn Lang? HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý. GV tích hợp di sản Lăng Vua Hùng và hình Bác Hồ thăm đền Hùng. -Các em có biết câu danh ngôn nào Bác Hồ nói về Vua Hùng? HS trả lời, GV chốt ý. Cho HS thảo luận theo nhóm (5 phút) 1Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 2.Sau khi hoc xong bài học, em có suy ng
File đính kèm:
- Bai 12 Nuoc Van Lang_12703617.docx