Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Bazơ - Năm học 2019-2020

Câu hỏi:

1. Viết PTHH TN2.2 biết rằng sản phẩm tạo thành muối và H2O.

2. Viết PTHH TN3 biết rằng sản phẩm tạo thành CuO và H2O.

Các bazơ không tan khác như Mg(OH)2, Fe(OH)3 cũng bị nhiệt phân tạo thành oxit và nước. Các bazơ tan thì không bị nhiệt phân.

Ngoài ra bazơ còn tác dụng với muối (Học bài 9).

Rút ra kết luận tính chất hóa học của bazơ.

* Sản phẩm mong đợi: Biết tính chất hóa học của bazơ.

 Bài 1: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là :

A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.

 B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2.

C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.

Bài 2: Phân hủy hết 9,8g Cu(OH)2 khối lượng chất rắn thu được là :

 A: 8 gam B: 16 gam

 C: 4 gam D: 24 gam

VD: liên hệ phần tiếp theo.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Bazơ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/9/2019 	 Tiết PPCT:12,13,14
Ngày dạy:30/9/2019 
CHỦ ĐỀ: BAZƠ
I. Mục tiêu 
1.Về kiến thức:
- Nêu được tính chất hóa học chung của bazơ: tác dụng với axit; tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước.
- Nêu được: Tính chất, ứng dụng của NaOH và Ca(OH)2; phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
- Nêu được thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của các bazơ nói chung.
- Viết PTHH chứng minh tính chất của bazơ.
- Nhận biết được dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quì, dung dịch phenolphtalein); nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 trong phản ứng.
3. Thái độ:
Tích cực thực hiện nhiệm vụ do giáo viên giao cho, cẩn thận, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh:
- Năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng:
Trực quan, thí nghiệm, hoạt đông nhóm, vấn đáp, tìm tòi.
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên:
+ Dụng cụ: Đèn cồn, giá gỗ, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, cốc 100ml, chén sứ, ... (đủ cho các nhóm).
+ Hoá chất: CaO, axit clohiđric, axit H2SO4 loãng, NaOH, phenolphtalein, quỳ tím.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trước.
- Học liệu: 
V. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm tòi về tính chất hóa học của bazơ.
- Phương thức tổ chức hoạt động: 
+ HS quan sát hình ảnh, điền thông tin còn thiếu vào khoảng trống.
	Natri hiđroxit hay còn gọi là xút hay xút ăn da. Chất này công thức hóa học là .
	Cu(OH)2 là chất rắn có màu xanh lơ. Chất này có tên gọi là.. 
+ Học sinh làm thí nghiệm cho phenolphtalein vào 2 dung dịch (NaOH, H2SO4) mất nhãn, nêu hiện tượng thấy được. Nhỏ H2SO4 vào dung dịch thu được quan sát, giải thích.
+ Học sinh trả lời câu hỏi. phenolphtalein hóa hồng, nhỏ H2SO4 vào dung dịch thu được mất màu hồng.
+ Giáo viên đặt vấn đề: để tìm hiểu đó là dung dịch gì mà làm phenolphtalein hóa hồng, nhỏ H2SO4 vào dung dịch thu được mất màu hồng, ngoài ra nó còn có những tính chất nào khác trong bài học này ta sẽ tìm hiểu.
- Kết quả mong đợi từ hoạt động:
 	Học sinh hứng thú tìm hiểu tính chất của bazơ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
(Đơn vị kiến thức)
Hoạt động 1. Tính chất hóa học của bazơ.
* Mục tiêu: Tính chất hóa học của bazơ: tác dụng với chất chỉ thị, với oxit axit, với axit.
* Phương thức tổ chức hoạt động: Thí nghiệm, thảo luận nhóm.
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng 
1. Bazơ tác dụng với quì tím
Cho 1 giọt NaOH, Ca(OH)2 lên quì tím. 
2. Bazơ tác dụng với phenolphtalein
Cho 1-2 giọt phenolphtalein vào ống nghiệm có NaOH/ Ca(OH)2 lắc đều. Sau đó cho 1 vài giọt HCl vào
3. Nhiệt phân bazơ không tan
Cho Cu(OH)2 vào chén sứ nung trên ngọn lửa đèn cồn. 
Câu hỏi:
1. Viết PTHH TN2.2 biết rằng sản phẩm tạo thành muối và H2O.
2. Viết PTHH TN3 biết rằng sản phẩm tạo thành CuO và H2O.
Các bazơ không tan khác như Mg(OH)2, Fe(OH)3 cũng bị nhiệt phân tạo thành oxit và nước. Các bazơ tan thì không bị nhiệt phân.
Ngoài ra bazơ còn tác dụng với muối (Học bài 9).
Rút ra kết luận tính chất hóa học của bazơ.
* Sản phẩm mong đợi: Biết tính chất hóa học của bazơ.
 Bài 1: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là :
Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH. 
 B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2.
 Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
 Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.
Bài 2: Phân hủy hết 9,8g Cu(OH)2 khối lượng chất rắn thu được là :
	A: 8 gam 	B: 16 gam 
	C: 4 gam	D: 24 gam
VD: liên hệ phần tiếp theo.
1. Tác dụng chất chỉ thị màu:
Dung dịch bazơ làm 
 + quì tím hóa xanh.
 + Dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
b. Tác dụng dung dịch bazơ với oxit axit tạo thành muối và nước
Ba(OH)2 + CO2"BaCO3 +H2O 
c. Tác dụng của bazơ với axit tạo thành muối và nước.
Ca(OH)2 + 2HCl"CuCl2 + 2H2O
d. Bazơ không tan bị nhiệt phân tạo thành oxit và nước.
Cu(OH)2 CuO+ H2O
II. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
(Đơn vị kiến thức)
1. Natri hiđroxit (NaOH)
(Đơn vị kiến thức)
Hoạt động 1. Tính chất vật lí
* Mục tiêu: Nắm được tính chất vật lí của NaOH 
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn
Quan sát mẫu vật NaOH, đọc thông tin cho biết cho biết tính chất vật lí ( trạng thái màu sắc, khả năng hút ẩm, tính tan) của NaOH. 
* Sản phẩm mong đợi: Biết tính chất vật lí NaOH 
1. Tính chất vật lí:
NaOH là chất rắn hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước.
Hoạt động 2. Tính chất hóa học
* Mục tiêu: Nắm được tính chất hóa học của NaOH 
* Phương thức tổ chức hoạt động: đàm thoại, phát vấn, thí nghiệm, quan sát.
Câu hỏi:
Hãy dự đoán tính chất hóa học của dung dịch NaOH.
1.1.Nhận biết nhanh 3 dung dịch sau: HCl, NaOH, Na2SO4
1.2 Hoàn thành các PTHH sau:
a) NaOH + HCl -> ..................+....................
b) NaOH + ............... -> Na2SO4 +.................
c) NaOH + CO2 -> .................. +.................
d) NaOH + ........ -> Na3PO4 +...............
2. Rút ra tính chất hóa học của NaOH.
3. Viết PTHH minh họa cho các tính chất của NaOH.
Ngoài ra NaOH còn tác dụng với muối.
* Sản phẩm mong đợi: nắm được tính chất của NaOH.
2. Tính chất hóa học
a Tác dụng chất chỉ thị màu:
Dung dịch bazơ làm 
 + quì tím hóa xanh.
 + Dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
b. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
2NaOH + CO2"Na2CO3 +H2O 
c. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
NaOH + HCl"NaCl + H2O
Hoạt động 3. ứng dụng
* Mục tiêu: Nắm được ứng dụng của NaOH 
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn, quan sát.
Đọc thông tin cho biết ứng dụng của NaOH.
* Sản phẩm mong đợi: biết NaOH được dùng như thế nào trong cuộc sống.
3. Ứng dụng:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy, rửa.
- Sản xuất giấy.
Hoạt động 4. Sản xuất NaOH.
* Mục tiêu: Nắm được nguyên liệu sản xuất NaOH 
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn, quan sát.
Câu hỏi:
1. Hãy cho biết quá trình sản xuất NaOH cần nguyên liệu gì?
2. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
* Sản phẩm mong đợi: Nắm được phương pháp sản xuất NaOH
4. Sản xuất NaOH.
2NaCl + 2H2O 
 2NaOH + H2 + Cl2
1. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2)
(Đơn vị kiến thức)
Hoạt động 1. Tính chất vật lí
* Mục tiêu: Nắm được tính chất vật lí của Ca(OH)2
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn
Đọc thông tin cho biết cho biết tính chất vật lí ( trạng thái, màu sắc, tính tan) của Ca(OH)2.
 * Sản phẩm mong đợi: Biết tính chất vật lí Ca(OH)2
I. TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lí:
Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, ít tan nhiều trong nước.
Dung dịch Ca(OH)2 còn được gọi là nước vôi trong.
Hoạt động 2. Tính chất hóa học
* Mục tiêu: Nắm được tính chất hóa học của Ca(OH)2
* Phương thức tổ chức hoạt động: đàm thoại, phát vấn.
Câu hỏi:
1. Hãy dự đoán tính chất hóa học của dung dịch Ca(OH)2.Thí nghiệm chứng minh.
2. Viết PTHH minh họa cho các tính chất của Ca(OH)2.
Ngoài ra NaOH còn tác dụng với muối.
* Sản phẩm mong đợi: nắm được tính chất của NaOH.
2. Tính chất hóa học
a Tác dụng chất chỉ thị màu:
Dung dịch Ca(OH)2 làm 
 + quì tím hóa xanh.
 + Dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
b. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ca(OH)2 + CO2"CaCO3 +H2O 
c. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ca(OH)2 + 2HCl"CaCl2 + H2O
Hoạt động 3. ứng dụng
* Mục tiêu: Nắm được ứng dụng của Ca(OH)2
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn, quan sát.
Đọc thông tin, quan sát hình cho biết ứng dụng của Ca(OH)2.
* Sản phẩm mong đợi: biết Ca(OH)2 được dùng như thế nào trong cuộc sống.
3. Ứng dụng:
Khử chua đất trồng, chất thải công nghiệp
Hoạt động 4. THANG pH
* Mục tiêu: Nêu được thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
* Phương thức tổ chức hoạt động: Phát vấn, quan sát.
Câu hỏi:
1. Hãy cho biết thang pH lấy mấy làm chuẩn?
2. Cho ví dụ từng thang pH lớn hơn, nhỏ hơn chuẩn.
* Sản phẩm mong đợi: Nắm được thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
II. THANG pH
pH=7 trung tính.
pH>7 tính bazơ.
pH<7 tính axit.
3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Viết PTHH chứng minh tính chất của bazơ.
Viết PTHH chứng minh tính chất của bazơ.
- Nhận biết được dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quì, dung dịch phenolphtalein); nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 trong phản ứng.
- Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, đàm thoại, phát vấn.
Bài 1: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho CO2 lần lượt tác dụng với:
a) Ba(OH)2 	b) KOH 	c) Fe(OH)3 	d) Cu(OH)2
Bài 2: Viết PTHH phản ứng nhiệt phân xảy ra (nếu có).
a) Al(OH)3 	b) KOH 	c) Fe(OH)3 	d) Mg(OH)2
Bài 3: Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch không nhã sau: HCl, H2SO4loãng, NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Viết PTHH phản ứng xảy ra (nếu có).
Bài 4: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
CaCO3 CaO Ca(OH)2CaSO3 SO2
	CaCO3 	 CaSO4 
Bài 5: Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. 
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đem dùng. (8g)
b. Nếu trung hòa H2SO4 trên bằng dung dịch KOH 5,6% có khối lượng riêng là D= 1,045(g/ml). Tính thể tichs dung dịch KOH đã dùng. (83,3ml)
- Kết quả mong đợi: Rèn kỹ năng viết PTHH, nhận biết, tính toán hóa học.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức bảo vệ bản thân.
- Phương thức tổ chức hoạt động: Giao bài về nhà
+ Vận dụng: Dùng giấy pH hãy xác định một số chất thường gặp hằng ngày như: giấm ăn, nước sinh hoạt, nước mưa, xà phòng, kem đánh răng, chất tẩy rửa.. Có nên dùng nước mưa trực tiếp làm nước ăn, uống hằng ngày không? Vì sao?
+ Mở rộng: 
1. Tại sao những người bị bệnh viêm, loét dạ dày không nên ăn thức ăn quá chua hoặc qua cay hoặc uống nhiều rượu, bia, nước uống có gas
2. Độ pH cũng có vai trò quan trọngđối với cây trồng và thủy sản. em hãy tìm hiểu qua sách báo, mạng internet về độ pH thích hợp đối với một số cây trồng hoặc thủy sản ở địa phương. Nếu độ pH của môi trường không thích hợp với một số cây trồng hoặc thủy sản đó thì phải làm như thế nào?
- Kết quả mong đợi: Hs viết bài thu tìm hiểu nộp sản phẩm cộng điểm kt 15 phút.
 Giáo viên biên soạn

File đính kèm:

  • docxBai 7 Tinh chat hoa hoc cua bazo_12681191.docx
Giáo án liên quan