Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi

1. Định nghĩa:

Cho các chất: SO2, P2O5, Fe3O4, trả lời câu hỏi:

- Các sản phẩm trên thuộc loại đơn chất hay hợp chất?

- Những hợp chất trên được tạo bởi mấy nguyên tố?

- Trong hợp chất trên có chung nguyên tố nào?

- Vậy Oxit là gì?

Kiến thức cần nhớ:

 - Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: Na2O, CO2

- Công thức chung của oxit: MxOy

M: KHHH của ngtố khác (có hoá trị n)

x, y lần lượt là chỉ số nguyên tử của M và O

Theo QTHT ta có: x. n = y. II

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: OXI
Gồm 4 bài: 24, 25, 26, 27
I. Tính chất vật lí:
Học sinh (HS) nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) trả lời các câu hỏi:
- Nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi vị của oxi?
- Oxi có tan được trong nước không? Vì sao em biết?
- Oxi tan nhiều hay tan ít trong nước?
- Oxi nặng hơn hay nhẹ hơn không khí?
Kiến thức cần nhớ:
Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, oxi hoá lỏng ở -183C, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hóa học:
1. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với phi kim:
HS xem thí nghiệm tại https://www.youtube.com/watch?v=vndIk8ZqQFA
- Quan sát và nhận xét hiện tượng khi đốt S ngoài không khí và trong lọ đựng khí Oxi?
Kiến thức cần nhớ:
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, yếu.
- Cháy trong oxi mãnh liệt hơn có khói trắng, sản phẩm có mùi hắc.
 S + O2 SO2
 (lưu huỳnh đioxit hay khí sunfurơ)
(Phần tác dụng với photpho các em tự tìm hiểu tại https://www.youtube.com/watch?v=DeAcww-mlfo)
b. Tác dụng với kim loại:
HS nghiên cứu SGK và xem thí nghiệm tại https://www.youtube.com/watch?v=Vhlv-6AJ924
Kiến thức cần nhớ:
	 3Fe + 2O2 Fe3O4
(Oxit sắt từ), Sắt (II,III) oxit
c. Tác dụng với hợp chất:
HS nghiên cứu SGK và xem thí nghiệm tại https://www.youtube.com/watch?v=Nz7_9SM86p8
Kiến thức cần nhớ:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 * Kết luận: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II.
- HS làm bài tập
Bài tập 1: Hoàn thành các PTHH sau
Mg + O2 .....
.... + O2 Al2O3
Na + O2 Na2O
CH4 + O2 CO2 + ......
Bài tập 2: Khí Butan C4H10 cháy trong oxi tạo thành CO2 và H2O .
- Viết PTHH xảy ra.
- Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hết 1,12 l Butan. Các chất khí đo ở đktc.
- Bài tập 1:
2Mg + O2 2MgO.....
4Al.. + O2 2Al2O3
4Na + O2 2Na2O
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
HS: Giải bài tập 2 
2C4H10 +13O2 8CO2 +10H2O
Theo PTHH nO= 13/2.nC4H10
Đối với chất khí thì tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ về thể tích nên thể tích khí oxi cần dùng là:
VO2= 13/2VC4H10= 6.5. 1,12 = 7,28(lit)
	Làm bài tập trong SGK trang 84 (bỏ bài 5*)
	Làm thêm bài tập trong SBT 24.5 13.11/ 29
	Hướng dẫn giải bài tập 4 trang 84 SGK:
	a) nP = 12,431=0,4 (mol) nO2 = 1732=0,531 (mol)
	PTHH:	4P + 5O2 2 P2O5
	Theo pt:	4 5 2 (mol)
	Theo đề: 0,4 0,531 (mol)
	Tỉ lệ: 	0,44 nên oxi dư, P phản ứng hết
	nP phản ứng = 0,4. 54=0,5 (mol)
nP dư = 0,531 - 0,5 = 0,031 (mol) 
b) chất tạo thành: P2O5
Số mol của P2O5: n P2O5 = ½.np = ½. 0,4 = 0,2 (mol)
Khối lượng của P2O5: mP2O5 = 0,2 . 142 = 24,8 (g)
* Lưu ý: 	
- Khi đề bài cho số liệu của 2 chất tham gia thì ta quy về số mol rồi lập tỉ lệ để so sánh. Số nào nhỏ hơn thì tương ứng với chất đó hết, số nào lớn hơn tương ứng với chất đó dư.
- Ta giải bài tập theo chất tác dụng hết (với bài tập này là oxi)
- Lập tỉ lệ: ta lấy số mol đề cho chia cho số mol của phương trình (sau khi đã cân bằng)
2. Sự oxi hóa:
S + O2 SO2
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
Những PƯHH trên được gọi là sự oxi hoá.
Kiến thức cần nhớ: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
III. Oxit:
1. Định nghĩa:
Cho các chất: SO2, P2O5, Fe3O4, trả lời câu hỏi:
- Các sản phẩm trên thuộc loại đơn chất hay hợp chất?
- Những hợp chất trên được tạo bởi mấy nguyên tố?
- Trong hợp chất trên có chung nguyên tố nào?
- Vậy Oxit là gì?
Kiến thức cần nhớ:
	- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: Na2O, CO2
- Công thức chung của oxit: MxOy 
M: KHHH của ngtố khác (có hoá trị n)
x, y lần lượt là chỉ số nguyên tử của M và O
Theo QTHT ta có: x. n = y. II	
2. Phân loại:
- Dựa vào thành phần cấu tạo của Oxit. Em hãy phân loại các oxit sau:
CO2, P2O5, K2O, SO2, Fe2O3, MgO
Vậy Oxit được chia làm mấy loại?
- Căn cứ vào thành phần và hoá tính mà phân oxit thành hai loại: oxit axit và oxit bazơ.
+ Thế nào là oxit axit?
+ Thế nào là oxit bazơ ?
- Một số kim loại có nhiều hoá trị thì có nhiều oxit, riêng oxit kim loại ở trạng thái hoá trị cao là oxit axit như Mn2O7
Một số oxit phi kim không phải là oxit axit như: CO; NO; N2O
=> Chính vì vậy oxit phi kim thường là oxit axit.
- Em hãy nhận xét hoá trị của kim loại trong oxit và trong bazơ?
- Oxit tạo bởi kim loại và Oxi 
Oxitbazơ
Bazơ tương ứng
K2O
Fe2O3, 
MgO
KOH
Fe(OH)3
Mg(OH)2
- Oxit tạo bởi phi kim và Oxi
Oxit axit
Axit tương ứng
CO2
 P2O5
SO2
H2CO3
H3PO4
H2SO3
có 2 loại oxit
- Oxit axit thường là oxit phi kim và tương ứng với một axit.
- Những oxit kim loại ở trạng thái hoá trị cao là oxit axit.
VD: Mn2O7 tương ứng với axit: HMnO4
 CrO3 tương ứng với axit: H2CrO4
- Oxit bazơ là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Hoá trị của kim loại trong oxit và trong bazơ bằng nhau.
Kiến thức cần nhớ:
a/ Oxit axit:
Oxit axit thường là oxit phi kim và tương ứng với một axit.
VD: SO2 tương ứng với axit H2SO3
 SO3 tương ứng với axit H2SO4
b/ Oxit bazơ:
Oxit bazơ là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
VD: Na2O tương ứng với bazơ : NaOH
 CuO tương ứng với bazơ : Cu(OH)2
3. Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
CaO: Can xi oxit CO : Cacbon oxit
Nếu kim loại có nhiều hoá trị thì:
Tên oxit ba zơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit
VD: FeO: Sắt(II) oxit
 Fe2O3 Sắt (III) oxit
Tên oxit axit: Tên phi kim ( có tiền tố chỉ số ngtử phi kim) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
VD: SO2: Lưu huỳnh đioxit
 P2O5 Điphotpho pentaoxit
Kiến thức cần nhớ:
- Nguyên tắc chung gọi tên oxit:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
 Ví dụ: CaO: Can xi oxit; CO: Cacbon oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
+ Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit
 VD: FeO: Sắt(II) oxit; Fe2O3 Sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
* Tên oxit axit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
 VD: SO2: Lưu huỳnh đi oxit; P2O5 Điphotpho pentaoxit
HS làm bài tập
Oxit
Oxit bazơ
Oxit axit
gọi tên
CT axit hay bazơ tương ứng
N2O3
K2O
Al2O3
- Làm BT: 1-5/91 SGK, BT 26.1, 26.2, 26.3 SBT
IV. Phản ứng hóa hợp:
HS hoàn thành bảng sau:
PƯHH
Số chất PƯ
Số chất sản phẩm
4P + 5O2 2P2O5
P2O5 + 3H2O2H3PO4
CaCO3+CO2+H2O
Ca(HCO3)2
CaO + H2O Ca(OH)2
PƯHH
Số
chất PƯ
Số chất sản phẩm
4P + 5O2 2P2O5
2
1
P2O5 + 3H2O2H3PO4
2
1
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
3
1
CaO + H2O Ca(OH)2
2
1
Những PƯHH trên đây được gọi là PƯ hoá hơp => định nghĩa về PƯ hoá hợp?
Yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập : Hoàn thành các PƯ sau và cho biết PƯ nào là PƯ hoá hợp?
a/ SO2 + O2 SO3
b/ CuO + H2 Cu + H2O
c/ Na2O + H2O NaOH
d/ KClO3 KCl + O2
HS: Làm bài tập 
a/ 2SO2 + O2 2SO3
b/ CuO + H2 Cu + H2O
c/ Na2O + H2O 2NaOH
d/ 2KClO3 2KCl + 3O2
Kiến thức cần nhớ:
1/ Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
2/ Ví dụ: 4Na + O2 2Na2O
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
V. Điều chế - ứng dụng của oxi và phản ứng phân hủy:
1. Điều chế oxi:
HS xem thí nghiệm điều chế tại https://www.youtube.com/watch?v=UHtO9ePzUZQ
HS xem thí nghiệm thu khí tại https://www.youtube.com/watch?v=SZGViide-ak
	 https://www.youtube.com/watch?v=3plWnvRKnbc
- Vậy ta đã thu khí oxi bằng cách nào?
- Ngoài cách thu trên, ta còn có cách thu nào khác? Vì sao?
- Tại sao đặt đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm?
- Tại sao phải đặt bông vào miệng ống nghiệm?
- Tại sao lấy ống dẫn ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn?
GV: Điều chế oxi ta thu được sản phẩm là oxi, ngoài ra còn có chất rắn trong ống nghiện là K2MnO4 và MnO2. viết PTHH.
- Quan sát, theo dõi và nhận xét hiện tượng: Khí sinh ra làm cho tàn đóm bùng cháy là khí oxi.
- Ta thu oxi bằng cách đẩy không khí vì oxi nặng hơn không khí, ngoài ra còn thu bằng cách đẩy nước vì oxi ít tan trong nước.
- Đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm để diện tích tiếp xúc với nhiệt lớn, nếu hoá chất bị ướt thì hơi nước thoát ra không chảy ngược làm vỡ ống nghiệm.
- Đặt bông vào miệng ống nghiệm tránh hiện tượng thăng hoa của KMnO4 làm cho chậu nước có màu tím đồng thời tránh sự tắt ống dẫn.
- Lấy ống dẫn ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn vì tránh nước dâng vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm do áp suất giảm. 
2KMnO4K2MnO4+MnO2+ O2
Kiến thức cần nhớ:
Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO3
 	2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 	2KClO3 2KCl + 3O2
2. Ứng dụng của oxi:
HS quan sát hình vẽ 4.4 và kể những ứng dụng của oxi; tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi:
- Vì sao oxi lại cần cho sự hô hấp?
- So sánh sự cháy ngoài không khí và trong oxi? 
Kiến thức cần nhớ:
a/ Sự hô hấp: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người, động vật và thực vật.
b/ Sự đốt nhiên liệu:
- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí.
- Trong công nghiệp sản xuất gang thép, làm mìn phá đá, đốt nhiên liệu trong tên lửa 
3. Phản ứng phân hủy:
HS hoàn thành bảng :
PƯHH
Số chất PƯ
Số chất SP
2Fe(OH)3Fe2O3 + H2O
MgCO3MgO + CO2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
- Những PƯHH trên là PƯ phân huỷ. Vậy em thử định nghĩa phản ứng phân huỷ.
- Em hãy nêu ví dụ về PƯHH đó.
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập: Phản ứng nào là PƯ phân huỷ:
a/ 2Na + 2H2O 2NaOH + H2O
b/ 2H2O 2H2 + O2
c/ SO3 + H2O H2SO4
d/ Cu + H2 Cu + H2O
e/ CaCO3 CaO + CO2
PƯHH
Số chất PƯ
Số chất SP
2Fe(OH)3Fe2O3 + H2O
1
2
MgCO3MgO + CO2
1
2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
1
3
HS:1/ Định nghĩa: như SGK
2/ Ví dụ: 2Fe(OH)3Fe2O3 + 3H2O
PƯ phân huỷ: b, e
Kiến thức cần nhớ:
	Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
	- Làm bài tập 1-6 trang 94 SGK, 27.1, 27.2, 27.3, 27.6, 27.7 trang 34 SBT.
	- Hướng dẫn giải bài tập 4a) trang 94 SGK
	+ Tính số mol O2 = 1,5 (dựa vào công thức n = m/M)
	+ Viết và cân bằng phương trình 2KClO3 2KCl + 3O2
	+ Đưa số mol lên phương trình, tính được số mol của KClO3 = 1 (mol)
	+ Tính khối lượng của KClO3 = 122,5 (g)
Bài 4b) tính số mol của O2 theo công thức n = V/22,4 (vì đề cho thể tích O2 ở đktc)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
	Bài tập 1: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa 8 g oxi. Hãy cho biết sau khi cháy:
	a) Chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
	b) Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu?
	Bài tập 2: Tính khối lượng oxi cần dùng để tác dụng đủ với hỗn hợp gồm 6 g cacbon và 8 g lưu huỳnh.
	Bài tập 3: Hãy tính
	a) Khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế được 24 g oxi.
	b) Khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế được 3,36 lít oxi (đktc).
	c) Số mol và số gam KClO3 cần dùng để điều chế được 48 g oxi.
	Bài tập 4: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam KmnO4 cần dùng để có lượng oxi đủ điều chế được 2,32 g Fe3O4.

File đính kèm:

  • docxCHỦ ĐỀ Oxi.docx