Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 17: Oxi - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

III. Ứng dụng của oxi:

GV đưa ra vấn đề:

+ Hãy kể ra những loại ứng dụng của oxi mà em đã thấy trong cuộc sống?

+ Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là gì?

+ Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người, động vật và thực vật?

+ Trong trường hợp nào người ta phải dùng oxi trong các bình đặc biệt?

+ Tại sao người ta không đốt trực tiếp axetilen trong không khí?

( Ứng dụng: đèn xì – axetilen được dùng để hàn hoặc cắt kim loại )

+ Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng như thế nào?

+ Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì?

HS: Làm việc cá nhân, đọc thông tin, thảo luận nhóm nhỏ, đại diện đưa ra giải đáp, HS khác cùng tương tác làm rõ vấn đề.

GV nhận xét, chuẩn xác, giáo dục HS về sự cần thiết của oxi trong đời sống.

- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

+ Sự hô hấp:

- Oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật.

- Bệnh nhân khó thở, phi công, chiến sĩ chữa cháy.

+ Sự đốt nhiên liệu:

- Hỗn hợp axetilen và oxi để hàn cắt kim loại.

- Trong công nghiệp sản xuất, người ta nạp oxi vào lò để tăng nhiệt độ, nâng hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

- Oxi lỏng để chế tạo mìn phá đá

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 17: Oxi - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân hủy
- Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 5 tiết (tiết 37 à tiết 41)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Học sinh biết được:
+ Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
+ Tính chất hóa học của oxi: là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao, tác dụng với nhiều phi kim như ( P,S), hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. Tác dụng với hầu hết kim loại( Fe, Cu..), với chất hợp (CH4)
+ Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
+ Khái niệm phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy 
+ Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
+ Định nghĩa oxit nói chung, khái niệm oxit axit, oxit bazơ, oxit của kim loại có nhiều hóa trị , oxit của phi kim nhiều hóa trị. Cách lập CTHH của oxit.
+ Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách điều chế oxi) và thu khí o xi.
- Kĩ năng: 
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hoá học của oxi nói chung.
+ Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O2.
+ Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế oxi 
+ Viết các PTHH , giải bài tập tính theo PTHH, lập CTHH oxit
- Thái độ: Giáo dục yêu thích bộ môn.
+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
- Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện.
- Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận
- Năng lực tính toán hóa học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, pipet. giấy lọc, phễu lọc, đèn cồn.
- Hóa chất: 3 lọ thu sẵn khí oxi, bột S , P đỏ, dây Fe, KMnO4, KClO3, MnO2 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập. Tranh vẽ ứng dụng của o xi
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà, đọc các thí nghiệm.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát/khởi động.
- Mục tiêu hoạt động: HS biết Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất, nêu được một số tính chất, vai trò của oxi đã học ở các lớp dưới.
- Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
GV nêu vấn đề: nguyên tố hóa học phổ biến nhất là gì? Nêu một số tính chất và ứng dụng của nguyên tố đó mà em biết?
HS: hoạt động cá nhân tìm hiểu vấn đề, sau đó trao đổi trong bàn thống nhất câu trả lời.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất ( chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất)
+ Tính chất, ứng dụng: ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, cần cho sự hô hấp . . . 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu hoạt động: HS biết tính chất, vai trò của oxi, nhận ra oxít bằng cách đơn giản nhất, biết được oxit là những hợp chất có thành phần hóa học như thế nào. Vai trò của oxi trong đời sống. Phân loại được hợp chất oxit (dựa vào CTHH), cho được ví dụ về oxit axit, oxit bazơ và các loại phản ứng hóa học.
- Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 
Nội dung 1: Tính chất của oxi.
I. Tính chất vật lí: 
GV đặt câu hỏi : 
+ Trong tự nhiên oxi có ở đâu?	
+ Cho biết kí hiệu hóa học, CTHH, NTK, PTK của oxi?
GV cho HS quan sát lọ chứa khí oxi (lọ 1)
+ Nhận xét gì về trạng thái, màu sắc và mùi vị của khí oxi ?
GV hướng dẫn HS dùng tay phẩy nhẹ khí oxi vào mũi để nhận xét 
GV: yêu cầu HS thảo luận cặp các câu hỏi trả lời các câu hỏi:
+ 1 lít nước ở 200C hòa tan được 31 ml khí oxi, có chất khí ( ví dụ khí amoniac ) tan được 700 lít trong 1 lít nước  Vậy khí oxi là chất tan nhiều hay ít trong nước? 
+ Khí oxi nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? ( cho biết tỉ khối của oxi đối với không khí là 32 : 29 )
HS: thảo luận cặp trả lời câu hỏi. Đại diện đưa ra giải đáp, các nhóm cùng tương tác làm rõ vấn đề.
à HS rút ra kết luận tính chất vật lí của oxi 
GV nhận xét, chuẩn xác, giới thiệu thêm: Dưới áp suất khí quyển oxi hóa lỏng ở – 183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.chuyển ý.
GV tích hợp kiến thức môn sinh học: trong không khí khí oxi được tạo ra từ đâu?
Vận dụng: Tại sao trong các bể nuôi cá cảnh người ta phải bơm sục khí oxi hoặc thả rong vào?
HS: trao đổi cặp những hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ KHHH: O 
+ CTHH: O2 
+ Nguyên tử khối : 16 
+ Phân tử khối : 32
+ Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Dưới áp suất khí quyển oxi hóa lỏng ở – 183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hóa học: 
GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 1a và 1b trang 81 SGK, giới thiệu dụng cụ hóa chất, hướng dẫn HS các nhóm đốt S trong không khí và trong khí oxi ( lưu ý khi có dấu hiệu phản ứng phải đậy nút nhanh vì khí SO2 độc) và TN0 đưa muỗng sắt chứa photpho vào lọ chứa oxi
+ Hãy so sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và trong không khí? 
+ Chất tạo ra có công thức là gì? 
+ Viết PTPƯ? Nêu trạng thái của chất tham gia và sản phẩm?
+ So sánh sự cháy của photpho trong không khí và trong oxi. Nhận xét chất tạo thành ở trong lọ và trong thành lọ?
+ Chất tạo ra có công thức hóa học là gì? 
+ Viết PTPƯ?
HS: các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Trao đổi nhóm đại diện đưa ra giải đáp, các nhóm khác cùng tương tác làm rõ vấn đề.
GV: Tổng hợp, nhận xét – đánh giá. hoàn thiện nội dung.
- GV cho HS quan sát clip TN0: Lấy đoạn dây sắt đưa vào lọ khí oxi → Nhận xét hiện tượng xảy ra của thí nghiệm trên? → tiếp tục tiến hành thí nghiệm: Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ, đốt cho sắt và than nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa khí oxi 
+ Nhận xét hiện tượng của thí nghiệm trên?
+ Chất tạo ra có công thức hóa học là gì? Viết PTPƯ?
GV chuyển ý: Chúng ta đã tìm hiểu tác dụng của oxi với đơn chất phi kim và kim loại, oxi có tác dụng với hợp chất không? Vậy khí oxi tác dụng với hợp chất nào? Sản phẩm tạo thành là những chất gì? Viết PTPƯ? 
+ Qua các tính chất hóa học của oxi, em có kết luận gì về tính chất hóa học của oxi? 
+ Vì sao khi nhốt con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy kín, sau một thời gian con vật sẽ chết, mặc dù vẫn đủ thức ăn? 
HS: Trả lời → đại diện đưa ra giải đáp, HS khác cùng tương tác làm rõ vấn đề.
GV chuẩn xác, GV giáo dục HS về sự cần thiết của oxi trong cuộc sống.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
1) Tác dụng với phi kim:
a) Với lưu huỳnh: Lưu huỳnh + oxià lưu huỳnh đioxit 
- PTHH:S + O2 SO2
b) Với photpho: photpho + oxià điphotpho pentaoxit
- PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
2) Tác dụng với kim loại:
- Sắt cháy mạnh trong khí oxi tạo ra các hạt màu nâu đỏ là oxit sắt từ.
- PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4
3) Tác dụng với hợp chất: 
- Khí metan cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt.
- PTHH: CH4+ 2O2 CO2+ H2O
* Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, nó dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất . Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. 
Nội dung 2: Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi
I. Sự oxi hóa:
GV nêu vấn đề: Viết 2 PTHH trong đó oxi tác dụng với đơn chất và oxi tác dụng với hợp chất? 
+ Trong các PƯHH đó có điểm gì giống nhau về chất tham gia, sản phẩm? 
+ Những phản ứng hóa học nêu trên được gọi là sự oxi hóa. Vậy có thể định nghĩa sự oxi hóa một chất là gì?
HS: Trả lời → đại diện đưa ra giải đáp, HS khác cùng tương tác làm rõ vấn đề.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa( Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất).
+ Ví dụ: S + O2 SO2
 CH4 +2O2CO2 +H2O
II. Phản ứng hóa hợp:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi: 
Phản ứng hóa học 
Số chất PƯ
Số chất SP
4P + 5O2 2P2O5
3Fe + 2O2 Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3
+ Các phản ứng trên có điểm gì giống nhau?
+ Định nghĩa phản ứng hóa hợp là gì?
HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện đưa ra giải đáp, các nhóm cùng tương tác làm rõ vấn đề.
GV nhận xét, chuẩn xác, giới thiệu thêm: Ở nhiệt độ thường nhiều PƯHH hầu như không xảy ra, nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ để khơi mào PƯ lúc đầu, các chất sẽ cháy đồng thời tỏa nhiều nhiệt.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
+ Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3 
III. Ứng dụng của oxi:
GV đưa ra vấn đề:
+ Hãy kể ra những loại ứng dụng của oxi mà em đã thấy trong cuộc sống? 
+ Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là gì? 
+ Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người, động vật và thực vật? 
+ Trong trường hợp nào người ta phải dùng oxi trong các bình đặc biệt? 
+ Tại sao người ta không đốt trực tiếp axetilen trong không khí? 
( Ứng dụng: đèn xì – axetilen được dùng để hàn hoặc cắt kim loại )
+ Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng như thế nào? 
+ Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì? 
HS: Làm việc cá nhân, đọc thông tin, thảo luận nhóm nhỏ, đại diện đưa ra giải đáp, HS khác cùng tương tác làm rõ vấn đề.
GV nhận xét, chuẩn xác, giáo dục HS về sự cần thiết của oxi trong đời sống.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Sự hô hấp:
- Oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật. 
- Bệnh nhân khó thở, phi công, chiến sĩ chữa cháy.
+ Sự đốt nhiên liệu:
- Hỗn hợp axetilen và oxi để hàn cắt kim loại.
- Trong công nghiệp sản xuất, người ta nạp oxi vào lò để tăng nhiệt độ, nâng hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
- Oxi lỏng để chế tạo mìn phá đá
Nội dung 3: Oxit
I. Định nghĩa oxit:
GV nêu vấn đề: Chúng ta đã học về tính chất hóa học của oxi, khi viết PTHH khi cho:
+ Sắt, Nhôm, lưu huỳnh, phốt pho tác dụng với Oxi tạo ra sản phẩm gì?
+ So sánh các hợp chất trên giống nhau ở điểm nào?
HS trả lời, HS khác bổ sung
GV thông báo: sản phẩm tạo thành được gọi là oxit. Vậy oxit là gì? Hợp chất KClO3 có phải là oxit không? Vì sao?
HS thảo luận rút ra định nghĩa oxit.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
 Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, CuO, Fe2O3, P2O5, ........
II. Công thức:
GV yêu cầu HS nhận xét thành phần trong công thức oxit và phát biểu kết luận về công thức oxit.
 Nhắc lại qui tắc hóa trị.
HS dựa vào qui tắc hóa trị đưa ra công thức hợp chất oxi và biểu thức liên quan giữa hóa trị nguyên tố với chỉ số nguyên tố trong công thức hợp chất.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Công thức: 
 a II
 MxOy Theo qui tắc hóa trị: a.x = II.y
M: KHHH của nguyên tố
a : Hóa trị của M
x,y: chỉ số nguyên tử M và O
III. Phân loại:
GV: từ ví dụ ở trên cho biết S, P, C thuộc loại đơn chất gì? Fe, Cu, Mg, Al thuộc loại đơn chất gì? 
Từ đó GV yêu cầu HS phân loại oxit 
Nhắc lại có những phi kim nào thường gặp từ đó đặt câu hỏi nguyên tố Cr thuộc loại đơn chất nào? Có thể tạo ra những oxit nào từ hóa trị II, III, VI?
GV đi đến phần chú ý tạo oxit từ những kim loại có hóa trị cao. 
Vd: Cr là kim loại sẽ tạo ra những oxit của kim loại từ đó giáo viên dẫn giải đi đến phần chú ý tạo ra oxit axit của Cr là CrO3 
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Oxit phân thành 2 loại( dựa vào thành phần nguyên tố)
+ Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
VD: CO2 , P2O5 , N2O , SO2 
+ Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
VD: FeO , Na2O, Al2O3 , MgO 
*Chú ý: Một vài kim loại hóa trị cao như Cr(VI) , Mn(VII) tạo ra oxit axit là CrO3 , Mn2O7 .
IV. Tên gọi:
GV lấy ví dụ gọi HS đọc tên nếu HS đọc không được những công thức phức tạp thì GV có thể gợi ý để HS đọc, từ đó suy ra cách gọi tên cho từng trường hợp cụ thể.
Chú ý cách gọi tên cho hợp chất oxit phi kim nhiều hóa trị tương đối phức tạp, GV cần hướng dẫn chậm để HS nắm
HS đọc tên một số công thức oxit của phi kim mà GV nêu ra một cách chọn lọc
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Tên oxit : tên nguyên tố + oxit 
Ví dụ:
Na2O : Natri oxit
CaO : Canxi oxit
– Nếu kim loại có nhiều hóa trị :
Tên oxit bazơ : Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
Ví dụ :
Fe2O3 : Sắt (III) oxit
FeO : Sắt (II) oxit
– Nếu phi kim có nhiều hóa trị :
Tên oxit axit : Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Ví dụ :
CO2 : Cacbon đioxit
SO3 :Lưuhuỳnh trioxit
P2O3:Điphotpho trioxit
N2O5 :Đinitơ pentaoxit
Nội dung 4: Điều chế oxi, phản ứng phân hủy
I. Điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm:
GV đặt câu hỏi: 
+ Những chất như thế nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong ptn ?
+ Kể ra những chất trong thành phần có nguyên tố Oxi?
+ Trong đó những chất nào kém bền, chất nào dễ bị phân hủy?
HS thảo luận thống nhất câu trả lời
GV hướng dẫn tỉ mỉ cách lắp dụng cụ và cách tiến hành làm từng thí nghiệm một (dùng KMnO4 và dùng KClO3 ). 2 hoặc 3 HS đại diện lên bảng tiến hành làm từng thí nghiệm một.
+ Làm thế nào biết được khí oxi sinh ra đã đầy ống nghiệm?(vì oxi là khí không màu, không mùi) 
à Dùng que đốm than hồng đưa vào miệng ống nghiệm, nếu que đốm bùng cháyà oxi đầy ống nghiệm
HS nêu hiện tượng, viết PTHH
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Trong phòng thí nghiệm, khí Oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3
PT: 2KClO3 2KCl + 3O2 ‹
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ‹
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: Đọc thêm
III. Phản ứng phân hủy:
GV cho HS viết lại các ptpứng điều chế khí Oxi từ KMnO4, KClO3 , GV bổ sung phản ứng nhiệt phân CaCO3
HS nhận xét số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm? So sánh các phản ứng trên có điểm gì giống và khác nhau?
HS rút ra kết luận phản ứng phân hủy là gì? So sánh phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy. 
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
VD: 2KClO3 2KCl + 3O2 ‹
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ‹
Hoạt động 3. Luyện tập
- Mục tiêu hoạt động: Củng cố, khắc sâu về tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Phát triển năng lực tự học. Vận dụng hiểu biết về tính chất của oxi trong bài tập.
- Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 
GV treo bảng phụ nội dung bài tập:
Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?
a. ? + Mg MgS
b. ? + O2 Al2O3 
c. H2O H2 + O2
d. CaCO3 CaO + CO2 
Bài 2: Có 3 lọ được đậy kín, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng khí nitơ và một lọ đựng khí cacbonic. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?
HS: độc lập làm bài tập vận dụng, đại diện HS trình bày kết quả, thực hiện các nhận xét nhằm hoàn thiện từng bài.
GV: Theo dõi, hoàn thiện cho HS các kiến thức, kĩ năng. Đồng thời đánh giá HS.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập 4/84SGK
HS: thảo luận nhóm làm bài tập, đại diện trình bày, các nhóm cùng tương tác làm rõ vấn đề.
Viết PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
. Theo đề tính số mol của P và khí oxi.
. Theo PTPƯ tính số mol P và khí oxi tham gia phản ứng → số mol chất dư.
. Dựa vào PTHH → tính khối lượng chất tạo thành P2O5
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Bài 1: 
a. S + Mg MgS ( phản ứng hóa hợp)
b. 4Al +3 O2 2 Al2O3 ( phản ứng hóa hợp)
c. 2H2O 2H2 + O2	( phản ứng phân hủy)
d. CaCO3 CaO + CO2 ( phản ứng phân hủy)
Bài 2: Dẫn một ít 3 khí trên vào 3 lọ riêng biệt.
- Dùng than hồng đưa gần miệng 3 lọ khí trên, quan sát thấy: lọ nào làm than hồng bùng cháy là lọ chứa khí oxi, lọ nào làm than hồng tắt là 2 lọ chứa khí cacbonic và nitơ.
- Tiếp tục, dẫn hai khí còn lại qua dd nước vôi trong, quan sát thấy: khí nào làm vẩn đục dd nước vôi trong là khí cacbonic, khí không có hiện tượng là khí nitơ.
Bài 4/ 84SGK
PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
 0,4 0,5 0,2
Lập tỉ lệ mol: <à Oxi dư, P phản ứng hết. Tính theo P
a. = 0,53 – 0,5 = 0,03(mol)
b. Khối lượng P2O5 tạo thành là: 0,2 . 142 = 28,4(g) 
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu hoạt động: HS vận dụng các đơn vị kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế 
- Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 
GV nêu một số câu hỏi, HS tìm tòi ở nhà:
Câu 1: Vì sao càng lên cao không khí càng loãng? Vì sao càng leo lên núi cao hay xuống dưới đáy giếng sâu càng khó thở?
Câu 2: Khi gặp đám cháy làm thế nào để chạy thoát ra khỏi đám cháy ?
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết , tìm câu trả lời
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực:
1. Mức độ nhận biết: Hãy chọn đáp án đúng:
Câu 1: Tính chất hóa học nào sau đây là của khí Oxi : 
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch axit.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch muối.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
Câu 2: Có các phản ứng hoá học sau: 
1. CaCO3 ® CaO + CO2 ↑ 4. 4P + 5O2 ® 2P2O5
2. BaO + H2O ® Ba(OH)2 5. H2 + CuO ® Cu + H2O
3. Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2↑ 6. 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân hủy là: 
 A. - 1,3	B. 2, 4	C. 3, 5	D. 1, 6
Câu 3: Phản ứng hóa hợp là:
a. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 b. 2KNO3 2KNO2 + O2
c. SO3 + H2O H2SO4 d. Zn + 2HCI ZnCI2 + H2
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
A.Vì ở nhiệt độ cao khí oxi phản ứng được với nhiều chất.
B. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi chuyển động nhanh.
C. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi có màu xanh nhạt
D. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi tan được trong nước
Câu 2: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit bazơ.
A.Na2O, CaO, P2O5, CO2 B. CaO, MgO, K2O, CuO.
 C.SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D.MgO, CaO, CO2, SiO2.
 Câu 3: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit axit.
A.Na2O, CaO, P2O5, CO2. B. CaO, MgO, K2O, CuO.
C. SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D. SiO2, P2O5, CO2, SO2.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1: Khí A có công thức dạng chung là RO2. Biết tỉ khối của khí A so với không khí bằng 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A .
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g nhôm trong khí oxi, tạo thành Al2O3. 
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính thể tích khí oxi đã dùng ( ở đktc) và khối lượng Al2O3 tạo thành
c. Nếu lượng nhôm trên được đốt trong 5,6 lit khí oxi ( ở đktc) thì lượng Al2O3 tạo thành là bao nhiêu g?
V. Phụ lục. 
Phiếu học tập số 1.
Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?
a. ? + Mg MgS
b. ? + O2 Al2O3 
c. H2O H2 + O2
d. CaCO3 CaO + CO2 
Bài 2: Có 3 lọ được đậy kín, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng khí nitơ và một lọ đựng khí cacbonic. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?
Phiếu học tập số 2. 
Hãy chọn đáp án đúng:
Câu 1: Tính chất hóa học nào sau đây là của khí Oxi : 
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch axit.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch muối.
Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
Câu 2: Có các phản ứng hoá học sau: 
1. CaCO3 ® CaO + CO2 ↑ 4. 4P + 5O2 ® 2P2O5
2. BaO + H2O ® Ba(OH)2 5. H2 + CuO ® Cu + H2O
3. Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2↑ 6. 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân hủy là: 
 A. - 1,3	B. 2, 4	C. 3, 5	D. 1, 6
Câu 3: Phản ứng hóa hợp là:
a. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 b. 2KNO3 2KNO2 + O2
c. SO3 + H2O H2SO4 d. Zn + 2HCI ZnCI2 + H2
Câu 4: Khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
A.Vì ở nhiệt độ cao khí oxi phản ứng được với nhiều chất.
B. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi chuyển động nhanh.
C. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi có màu xanh nhạt
D. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi tan được trong nước
Câu 4: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit bazơ.
A.Na2O, CaO, P2O5, CO2 B. CaO, MgO, K2O, CuO.
 C.SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D.MgO, CaO, CO2, SiO2.
 Câu 5: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit axit.
A.Na2O, CaO, P2O5, CO2. B. CaO, MgO, K2O, CuO.
C. SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D. SiO2, P2O5, CO2, SO2.
Câu 6: Khí A có c

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE OXIHOA HOC 8_12746535.doc