Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề 1: Tự nhiên Châu Âu

Câu 1. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:

Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Câu 2. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào? Tại sao môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất?

Câu 3. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:

Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giàu phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Câu 4. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Tây và Trung Âu.

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy cho biết biểu đồ nào của môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?

Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?

Câu 3. Quan sát biểu đồ 52.1 và 52.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.

 

doc28 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề 1: Tự nhiên Châu Âu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3000m, có nhiều tuyết và băng bao phủ; dãy Cac-pat dài gần 1500km, thấp hơn dãy An-pơ, có nhiều mỏ khoáng sản, tiếp giáp với dảy Cac-pat là hai bình nguyên trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy cho biết biểu đồ nào của môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?
Định hướng trả lời:
Biểu đồ A là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới hải dương.
Vì: mùa hạ mát (nhiệt độ cao nhất khoảng 16oC – 17oC), mùa đông không lạnh lắm (nhiệt độ thấp nhất khoảng 7oC – 8oC). Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới lục địa.
Vì: mùa đông lạnh (nhiệt độ thấp nhất khoảng -12oC đến -13oC, mùa hạ nóng (nhiệt độ cao nhất khoảng 19oC – 20oC). Mưa ít vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa đông.
Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?
Định hướng trả lời:
Dựa vào lược đồ 51.1 học sinh có thể xác định được:
Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải.
Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin đổ vào Địa Trung Hải.
Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng đổ vào biển Đen.
Sông Ô-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tich.
Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.
à Học sinh rút ra nhận xét: Mật độ sông ngòi của châu Âu dày đặc.
Câu 3. Quan sát biểu đồ 52.1 và 52.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.
Định hướng trả lời:
Quan sát và so sánh hai biểu đồ khí hậu 52.1 và 52.2, HS có thể rút ra những nhận xét về sự khác biệt các yếu tố hình thành khí hậu như sau:
 - Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC, khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. 
Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
 - Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm.
Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4. Quan sát biểu đồ 52.2 và 58.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
Định hướng trả lời:
Quan sát và so sánh hai biểu đồ khí hậu 52.2 và 58.2, HS có thể rút ra những nhận xét về sự khác biệt các yếu tố hình thành khí hậu như sau:
- Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10oC, khí hậu ôn đới lục địacó nhiệt độ tháng nóng nhất là 30oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12oC.
 Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa đông không lạnh, mùa hạ nóng, mùa đông ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
- Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bình năm gần 1000mm nhưng mưa tập trung vào thu – đông, mùa khô là mùa hạ, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm, mưa vào mùa hạ. 
Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới lục địa có mùa mưa khác nhau.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 52.3 SGK trang 157, cho biết chế độ nhiệt và mưa của môi trường Địa Trung Hải có gì đặc biệt ?
Định hướng trả lời:
Quan sát hình 52.3, học sinh có thể rút ra nhận xét:
Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 25oC.
Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 10oC.
Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 15oC.
Mùa mưa: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Mùa khô: tháng 4 đến tháng 9.
Tổng lượng mưa: 711mm.
Điểm đặc biệt: chế độ mưa của môi trường địa trung hải là chế độ mưa thu – đông.
Câu 2. Quan sát lát cắt các vành đai thực vật trên dãy An-pơ hãy nhận xét sự thay đổi thảm thực vật trên dãy An-pơ?
Định hướng trả lời:
Quan sát hình 52.4, học sinh có thể rút ra nhận xét:
 - Từ thấp lên cao, thực vật thay đổi giống như sự thay đổi của thực vật khi đi từ Xích đạo về cực. (Ở đây là sự thay đổi của thực vật khi đi từ vùng ôn đới lên vùng địa cực).
 - Sự thay đổi thực vật từ thấp lên cao là do sự thay đổi nhiệt độ khi lên cao, tương tự như sự thay đổi nhiệt độ khi đi từ Xích đạo về hai cực của Trái Đất.
Câu 3. Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở một số vùng châu Âu (hình 53.1)
a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
c. Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do.
Định hướng trả lời:
a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
Trạm
A
B
C
Nhiệt độ TB tháng 1
Nhiệt độ TB tháng 7
Biên độ nhiệt
Nhận xét chung về chế độ nhiệt
-3oC
20oC
23oC
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng
7oC
20oC
13o C
Mùa đông ấm,
mùa hạ nóng
5oC
17oC
12oC
Mùa đông không lạnh lắm mùa hạ mát
b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
Trạm
A
B
C
- Các tháng mưa nhiều
- Các tháng ít mưa
- Các tháng khô hạn
- Nhận xét chung về chế độ mưa
Tháng 5 "tháng 8
Tháng 9 "tháng 4
 Không
Mưa ít, chủ yếu 
vào mùa hạ
 Tháng 9 "tháng 1
Tháng 2 "tháng 8
Tháng 6, 7, 8
Mưa nhiều vào thu-đông
 Tháng 8 "tháng 5
Tháng 6, 7
 Không
Mưa quanh năm, mưa nhiều nhất vào thu-đông
CHỦ ĐỀ 2: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU 
Lớp: 7
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
 - Trình bài được đặc điểm dân cư, xã hội của châu Âu.
- Giải thích được một số đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của châu Âu
- Sử dụng lược phân bố dân cư và kết cấu dân số để trình bày các đặc điểm dân cư, xã hội của châu lục này.
- Phân tích và giải thích được sự thay đổi kết cấu dân số, sự phân bố dân cư ở châu Âu
- Tính, xử lí số liệu về các tiêu chí dân số của châu Âu.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: 
 + Năng lực hợp tác 
 + Năng lực tự học
 + Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Sử dụng bản đồ 
+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát hình 54. 1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.
Hình 54.1 – Lược đồ các nhóm ngôn ngữ châu Âu
Câu 2. Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu.
Hình 54.3- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu
Câu 3. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu? Kể tên 5 đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Câu 4. Quan sát hình 54. 1, nêu tên các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ La tinh?
Hình 54.1 – Lược đồ các nhóm ngôn ngữ châu Âu
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Tại sao nói "Dân cư châu Âu đang già đi" ? điều đó có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và thế giới trong giai đoạn 1960 – 2000? 
 Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
Câu 3. Tại sao ở châu Âu lại có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo? 
Câu 4. Nêu những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu?
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: châu Âu có mức độ đô thị hóa cao và dân số đang già đi.
Câu 2. Chứng minh châu Âu là một châu lục có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 3. Phân tích hình 54.2 để thấy:
So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già
Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.
 Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát hình 52.4, tìm sự khác nhau về kết cấu dân số của châu Âu trong từng năm 1960, 1980, 2000.
Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
Câu 2. 
Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau. Nhận xét về mật độ dân số và GDP bình quân đầu người của Liên minh châu Âu?
 LIÊN MINH CHÂU ÂU ( NĂM 2001 )
Diện tích
 (Km2 )
Dân số
(triệu người )
Mật độ dân số
( người/ km2 )
GDP
 (tỉ USD )
GDP bình quân
đầu người
(USD/ người )
3243600
 378
 . 
..
 7885
III. GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu hỏi nhận biết
 Câu 1. Quan sát hình 54. 1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.
Định hướng trả lời:
Dân cư châu Âu có 3 nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Nhóm Giecman: Đức, Anh, Thụy Điển, Na Uy,...
Nhóm Latinh: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp,...
Nhóm Xlavơ: Liên Bang Nga, Ba Lan, U-crai-na, Bê-la-rut,...
Câu 2. Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu.
Định hướng trả lời:
Dân cư phân bố không đều.
Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng, thung lũng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Dân cư thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao 
Câu 3. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu? Kể tên 5 đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Định hướng trả lời:
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
Tỉ lệ dân đô thị 75%, hơn 50 đô thị trên 1 triệu dân.
Các đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới.
Sự phát triển đô thị gắn liền với đô thị hóa nông thôn.
Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong dân cư.
* 4 siêu đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu: Mat-xcơ-va, Luân Đôn, Xanh-Pê-tec-bua, Pa-ri.
Câu 4. Quan sát hình 54. 1, nêu tên các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ La tinh?
Định hướng trả lời:
Các quốc gia sử dụng ngôn ngữ nhóm Latinh: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, I-ta-li-a, Ru-ma-ni
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Tại sao nói "Dân cư châu Âu đang già đi" ? điều đó có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Định hướng trả lời:
Dân cư châu Âu đang "già đi", thể hiện:
Trong cơ cấu dân số, tỉ lệ trẻ em (dưới lao động) ngày càng ít hơn nhiều so với số người trong và trên tuổi lao động.
Nguyên nhân: do tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở châu Âu rất thấp, chưa đến 0,1%/năm.
Thuận lợi: dân số ổn định àmức thu nhập cao.
Khó khăn: thiếu lao động.
Câu 2. Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và thế giới trong giai đoạn 1960 – 2000? 
Định hướng trả lời:
- Dân số châu Âu dưới độ tuổi lao động giảm trong khi dân số dưới độ tuổi lao động trên thế giới lại tăng liên tục từ năm 1960-2000. 
- Dân số châu Âu trong độ tuổi lao động tăng chậm từ 1960-1980 và giảm từ 1980-2000. Trong khi đó dân số trog độ tuổi lao động trên thế giới tăng liên tục.
- Dân số châu Âu trên độ tuổi lao động tăng liên tục từ 1960-2000. Dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng nhưng không đáng kể.
Câu 3. Tại sao ở châu Âu lại có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo? 
Định hướng trả lời:
Nguyên nhân: Do các cuộc thiên di và chiến tranh tôn giáo trong lịch sử đã làm cho các quốc gia châu Âu ngày nay có sự đa dạng, phức tạp về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 4. Nêu những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu?
Định hướng trả lời:
Những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu: thiếu lao động " phải nhập cư để tăng dân số gây bất ổn về nhiều mặt.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: châu Âu có mức độ đô thị hóa cao và dân số đang già đi.
Định hướng trả lời:
* Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao:
- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 75% dân số sống trong các đô thị.
- Các thành phố phát triển và nối liền với nhau thành các dải đô thị.
- Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
* Dân số đang già đi.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, chưa đến 0,1%. Nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
- Tỉ lệ trẻ em ít và đang giảm, tỉ lệ người già cao và đang tăng.
Câu 2. Chứng minh châu Âu là một châu lục có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Định hướng trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa thể hiện ở các điểm sau:
Châu Âu có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi.
Châu Âu có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thùvăn hóa của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác trong cùng quốc gia.
Châu Âu có 3 nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 3. Phân tích hình 54.2 để thấy:
So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già
Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.
Định hướng trả lời: HS phân tích biểu đồ hình 54.2 và có thể rút ra những nhận xét về:
Tỉ lệ người dưới tuổi lao động của châu Âu chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu tuổi và có xu hướng giảm đi.
Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của châu Âu có xu hướng tăng chậm
Tỉ lệ người ngoài tuổi lao động của châu Âu có xu hướn tăng nhanh.
Như vậy, so với thế giới châu Âu là một châu lục có dân số già.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát hình 52.4, tìm sự khác nhau về kết cấu dân số của châu Âu trong từng năm 1960, 1980, 2000.
Định hướng trả lời:
Kết cấu dân số châu Âu đang có sự thay đổi từ năm 1960, 1980, 2000 thể hiện như sau:
Năm 1960: số người dưới tuổi lao động và trong tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong kết cấu dân số, số người ngoài tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. (hình dạng tháp tuổi đáy rộng, đỉnh hẹp)
Năm 1980: số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, số người trong và ngoài độ tuổi lao động tăng lên.(hình dạng tháp tuổi đáy thu hẹp dần, đỉnh mở rộng ra)
Đến năm 2000: số người dưới tuổi lao động giảm mạnh, số người ngoài tuổi lao động tăng mạnh.(hình dạng tháp tuổi đáy thu hẹp , đỉnh mở rộng ra)
Câu 2. HS dựa vào bảng số lệu có khả năng tính toán được kết quả.
Định hướng trả lời: HS dựa vào số liệu tính toán ra kết quả như trong bảng sau.
 LIÊN MINH CHÂU ÂU ( NĂM 2001 )
Diện tích
 (Km2 )
Dân số
(triệu người )
Mật độ dân số
( người/ km2 )
GDP
 (tỉ USD )
GDP bình quân
đầu người (USD/ người )
3243600
 378
 116 người/ km2 
 7885
 20.859 USD/ người 
Nhận xét: Liên minh châu Âu có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của thế giới. Về thu nhập bình quân đầu người của Liên minh châu Âu vào loại cao trên thế giới (đạt 20.859 USD/người). Đây là liên minh hợp tác toàn diện về kinh tế xã hội, người dân có mức sống cao.
CHỦ ĐỀ 3: KINH TẾ CHÂU ÂU 
Lớp: 7
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
KINH TẾ CHÂU ÂU
 - Trình bài được đặc điểm kinh tế của châu Âu.
- Giải thích được một số đặc điểm nổi bật về kinh tế của châu Âu
- Sử dụng lược đồ tự nhiên để giải thích được những nhân tố làm cho kinh tế châu Âu phát triển.
- Phân tích và giải thích được sự phát triển kinh tế các nước ở châu Âu
- Tính, xử lí số liệu về các ngành kinh tế.
- Phân tích số liệu kinh tế để hình thành các mối quan hệ kinh tế.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: 
 + Năng lực hợp tác 
 + Năng lực tự học
 + Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Sử dụng bản đồ 
+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu. Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu.
Câu 2. Dựa vào hình 56.4, trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.
Câu 3. Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Nam Âu phát triển mạnh ngành du lịch?
Câu 4. Kể tên một số ngành dịch vụ quan trọng ở châu Âu ; tên một số quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất của châu Âu.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Khu vực Đông Âu có những thế mạnh nào về điều kiện tự nhiên và kinh tế so với khu vực khác ? 
Câu 2. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao? Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu.
Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình. Em hãy cho biết đặc trưng khí hậu Nam Âu như thế nào?
Với khí hậu Nam Âu cho phép khu vực phát triển được những sản phẩm nông nghiệp độc đáo nào? Ví dụ.
Câu 4. Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào?
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Em đã học kinh tế các nước Bắc Âu. Vậy nước ta có các nguồn tài nguyên nào giống với Bắc Âu ? Theo em chúng ta cần học hỏi các nước Bắc Âu về vấn đề gì ? Tại sao ? 
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP), năm 2000
Nước
Nông, lâm, ngư nghiệp (%)
Công nghiệp và xây dựng (%)
Dịch vụ (%)
Pháp
3,0
26,1
70,9
U-crai-na
14,0
38,5
47,5
So sánh cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na, sau đó kết luận về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP năm 2004 (%)
Tên nước
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Vương quốc Anh
1,01
26,30
72,69
Bê-la-rut
10,33
40,87
48,80
Nhận xét, so sánh về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế của hai nước có trong bảng số liệu trên.
Câu 4. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
	- Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước.
	- Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước và rút ra kết luận về nền kinh tế các nước trong bảng
Nước
Dân số
(triệu người)
Tổng sản phẩm trong nước
 (triệu USD)
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (%)
Nông-lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Pháp
59,2
1294246
3,0
26,1
70,9
Đức
82,2
1872992
1,0
31,3
67,7
Ba Lan
38,6
157585
4,0
36,0
60,0
CH Séc
10,3
50777
4,0
41,5
54,5
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Qua bảng số liệu dưới đây vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng giấy, bìa và sản lượng bình quân đầu người năm 1999 ở một số nước Bắc Âu. Nêu nhận xét.
Tên nước
Sản lượng giấy, bìa (tấn)
Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người (kg)
Na-Uy
2.242.000
502,7
Thụy Điển
10.071.000
1.137,1
Phần Lan
12.947.000
2.506,7
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu cơ cấu kinh tế của Đức và U-crai-na năm 2000 
Nước
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Đức
1%
31,3%
67,7%
U-crai-na
14%
38,5%
47,5%
Em hãy : - vẽ biểu đồ tròn để thể hiện được cơ cấu kinh tế của hai quốc gia.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
 Cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na (năm 2000).
Tên nước
Tỉ trọng ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%)
Nông, lâm và ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
U-crai-na
14,0
38,5
47,5
Pháp
3,0
26,1
70,9
 a). Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na (năm 2000).
 b). Qua biểu đồ, nhận xét và so sánh trình độ kinh tế của Pháp và U-crai-na
III. GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu hỏi nhận biết
 Câu 1. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu. Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu.
Định hướng trả lời:
Thuận lợi:
+ Diện tích đồng bằng rộng lớn.
+ Đất đai màu mỡ: đất đen thảo nguyên và đất xám rừng lá rộng.
+ Nhiều đồng cỏ, nguồn nước dồi dào từ các sông lớn, Von-ga, Đôn,...
Cây trồng, vật nuôi: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hướng dương, bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm.
Câu 2. Dựa vào hình 56.4, trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.
Định hướng trả lời: 
 Tự nhiên và tài nguyên:
Địa hình:
 + Phần lớn bàn đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên, dãy núi chính: Xcan-đi-na-vi. Địa hình băng hà cổ phổ biến, bờ biển dạng fio.
 + AI-xơ-len có nhiều núi lửa.
Khí hậu:
 + Bán đảo Xcan-đi-na-vi mùa đông giá lạnh, mùa hạ mát mẻ; có sự khác biệt giữa hai bên sườn núi Xcan-đi-na-vi: phía đông giá lạnh và ít mưa, phía tây không lạnh lắm và có mưa nhiều hơn.
 + Ai-xơ-len được coi là xứ sở băng tyết.
Tài nguyên: dầu mỏ, rừng, quặng sắt. đồng, thủy năng, hải sản, đồng cỏ, suối nước nóng. 
Câu 3. Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Nam Âu phát triển mạnh ngành du lịch?
Định hướng trả lời:
Nông sản: cây ăn quả cận nhiệt đới (cam, chanh, nho, ô liu).
Vì Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cổ đại.
+ B

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_dia_ly_lop_7_chu_de_1_tu_nhien_chau.doc