Giáo án theo chủ đề môn Công nghệ Lớ 6 - Chủ đề: Cắm hoa trang trí
** Mục tiêu tiết 4,5,6:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành HS vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ dạng thẳng, bình cao, cuối giờ hoàn thành sản phẩm.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng môn học:
- Phát triển kỹ năng quan sát, Kỹ năng thực hành.
- Rèn luyện ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của cá nhân.
- Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.
b. Kĩ năng sống:
- Phát triển kỹ năng tự tin khi trình bày kiến thức trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình.
3. Thái độ:
- Tích cực trang trí nhà ở ngày một đẹp và sạch hơn.
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, hoa kiểng.
- Có ý thức yêu thích môn học, ý thức làm việc chính xác, khoa học,
đúng quy trình, quý trọng sản phẩm do mình tạo ra.
* Phương tiện:
- Giáo viên: Dao, kéo, đế chông, một số loại bình cắm hoa. tranh vẽ SGK/64.
- Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cắm hoa. một số loại bình cắm hoa tự tạo, đọc phần cắm hoa dạng thẳng.
ẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của mình. Để giúp cho học sinh khối 6 có những kiến thức cơ bản về cắm hoa trang trí, nhóm giáo viên dạy công nghệ 6 đã thực hiện chủ đề: CẮM HOA TRANG TRÍ. II/. Mục tiêu chủ đề: 1. Kiến thức: - Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa. - Biết được quy trình cắm hoa. - Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập. - Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu và theo ý thích. 2. Kĩ năng: - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Giải thích được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng. - Phân tích được qui trình cắm hoa dạng thẳng đứng - Thực hiện được dạng cắm hoa thẳng đứng phù hợp với vị trí trang trí. - Quan sát mẫu cắm hoa các dạng để thực hành 3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. - Ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tìm kiếm những đồ vật đã qua sử dụng như vỏ chai, lọ, lon, bia......để tạo thành bình cắm 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học: Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất. - Năng lực giao tiếp : Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng (sản phẩm ) - Năng lực tự quản lý : Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày - Năng lực hợp tác: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. 5. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: Lựa chọn được dụng cụ và vật liệu cắm hoa phù hợp. - Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể: Sử dụng tốt các dụng cụ trong cắm hoa trang trí. * Mục tiêu cụ thể: ** Mục tiêu tiết 1,2,3: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS biết được: - Biết được dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa. - Hiểu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản. - Biết được quy trình cắm hoa. 2. Kỹ năng: a. Kĩ năng môn học: - Phát triển kỹ năng làm việc với SGK tìm ra tri thức mới. - Rèn luyện ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của cá nhân. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. b. Kĩ năng sống: - Phát triển kỹ năng tự tin khi trình bày kiến thức trước nhóm, tổ, lớp. - Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. 3. Thái độ: - Tích cực trang trí nhà ở ngày một đẹp và sạch hơn. - Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, hoa kiểng. - Có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường. ** Mục tiêu tiết 4,5,6: 1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành HS vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ dạng thẳng, bình cao, cuối giờ hoàn thành sản phẩm. 2. Kỹ năng: a. Kĩ năng môn học: - Phát triển kỹ năng quan sát, Kỹ năng thực hành. - Rèn luyện ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của cá nhân. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. b. Kĩ năng sống: - Phát triển kỹ năng tự tin khi trình bày kiến thức trước nhóm, tổ, lớp. - Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. 3. Thái độ: - Tích cực trang trí nhà ở ngày một đẹp và sạch hơn. - Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, hoa kiểng. - Có ý thức yêu thích môn học, ý thức làm việc chính xác, khoa học, đúng quy trình, quý trọng sản phẩm do mình tạo ra. * Phương tiện: - Giáo viên: Dao, kéo, đế chông, một số loại bình cắm hoa. tranh vẽ SGK/64. - Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cắm hoa. một số loại bình cắm hoa tự tạo, đọc phần cắm hoa dạng thẳng. * Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề: Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa. Câu hỏi/bài tập định tính Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí Hiểu được ý nghĩa cắm hoa trang trí đối với đời sống sinh hoạt Chọn được bình cắm, dụng cụ cắm hoa dạng thẳng đứng Chọn được bình cắm, dụng cụ cắm hoa theo yêu cầu Bài tập định lượng Bài tập thực hành 2. Quy trình cắm hoa Câu hỏi/bài tập định tính Biết quy trình cắm hoa. Phân tích được quy trình cắm hoa. Bài tập định lượng Bài tập thực hành Vận dụng được quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng. Vận dụng quy trình cắm hoa một cách sáng tạo theo yêu cầu. 3. Vận dụng cắm hoa dạng thẳng Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành Giải thích được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng theo sơ đồ. Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập. 4. Vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm theo mẫu. Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành Biết được kĩ thuật cắm hoa dạng tự do. Phân tích được qui trình cắm hoa . Quan sát mẫu cắm hoa các dạng để thực hành Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh theo ý thích. * Hệ thống câu hỏi/bài tập: Câu 1: (Kiểm tra bài cũ): Cây cảnh, hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? Hãy kể một số cây cảnh và hoa thường dùng trong trang trí nhà ở? Câu 2: Bình cắm hoa thường có hình dáng ntn? Chất liệu ra sao? Câu 3: Người ta thường dùng những dụng cụ nào để giữ hoa? Câu 4: Để cắt cuống hoa và sửa cánh hoa người ta thường dùng những dụng cụ nào? Câu 5: Người ta thường dùng những vật liệu nào để cắm hoa? Câu 6: Kể tên các hoa, lá cành thường cắm ở bình hoa nhà em. Câu 7: Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa. Câu 8: Quan sát ngoài thiên nhiên, vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào? Vì vậy cần xác định độ dài các cành như thế nào ? Câu 9: Quan sát hình 2. 22, em hãy nhận xét về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó đã phù hợp chưa và giải thích? Câu 10: Muốn cắm một bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì? Câu 11: Khi chọn bình và hoa cần lưu ý điều gì? Hãy kể tên những dụng cụ cắm hoa thường sử dụng tại gia đình? Câu 12: Nêu cách bảo quản và giữ hoa được lâu mà em biết? Câu 13: Tại sao cắt và mua hoa lúc sáng sớm? Câu 14: Cắt vát cuống hoa có tác dụng gì? Câu 15: Giai đoạn trong và sau khi cắm muốn kéo dài thời gian sử dụng cần phải bảo quản như thế nào? Câu 16: Em hãy nêu các cách bảo quản khác mà em biết? Câu 17: Khi cắm được một bình hoa đẹp cần tuân theo quy trình thực hiện như thế nào Câu 18: Khi cắm hoa cần chú ý điều gì? Câu 19: Bài thực hành này cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ gì? Câu 20: Nêu qui trình cắm hoa? Câu 21: Nêu ý kiến của em về góc góc độ cành chính, vật liệu, dụng cụ cắm hoa? Câu 22: Có thể thay hoa lá nào có ở địa phương em? Thiết kế tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Cây cảnh, hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? Hãy kể một số cây cảnh và hoa thường dùng trong trang trí nhà ở? 2. Mở bài: Đã từ lâu hoa trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hoa có mặt trong ngày sinh nhật, trong mỗi cuộc vui họp mặt bạn bè, hoa gợi nhó tới những ngày tươi đẹp, hoa còn chia sẻ với chúng ta những mất mát đau thương. Với sự sáng tạo óc thẩm mỹ cùng với đôi bàn tay khéo léo chúng ta sẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình. b. Tiến hành các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa Mục tiêu: HS biết được các dụng cụ và vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa - GV: Để cắm hoa, người ta thường dùng những dụng cụ gì ? - GV: Cho HS quan sát 1 số bình cắm hoa. - GV: Bình cắm hoa gồm có mấy dạng và được làm bằng chất liệu gì? - HS: Bát, lãng hoa cao thấp khác nhau. Có các dạng bình thấp và bình cao với nhiều hình dáng, kích thước và chất liệu khác nhau. - GV: Có thể sử dụng các vật dụng đơn giản khác để cắm hoa như bát, lọ, chậu, giỏ, chai, ấm trà, vỏ lon bia, Ngoài bình cắm, người ta còn dùng những dụng cụ nào khác? - GV: Để cắt cuống hoa và sửa cánh hoa người ta thường dùng những dụng cụ nào? - HS: Dụng cụ để cắt : dao, kéo ... - GV: Nhận xét bổ sung - GV: Người ta thường dùng những dụng cụ nào để giữ hoa ? - HS: Dụng cụ giữ hoa trong bình : mút xốp, bàn chông, lưới thép ... - GV: Bổ sung Bình phun nước: dùng để phun nước nhằm duy trì độ tươi của hoa. Dây kẽm: dùng để định hình và cột cành, nhánh hoa, cỏ thường sử dụng dây kẽm số 18, 28, số càng lớn thì sợi dây kẽm càng nhỏ. Giấy bạc: dùng để bọc miếng xốp dùng để cắm hoa hoặc sử dụng khi cần đến. Giấy gói hoa: dùng để gói bó hoa hoặc sử dụng khi cần đến Miếng xốp cắm hoa: còn được gọi là bọt biển, nó là nền móng để cắm các cành hoa. Bàn chông: Là một dụng cụ cố định khi cắm hoa, có chức năng giống như miếng xốp. Dây rubăng: dùng để làm nổi bật hình, khối của khóm hoa hoặc dùng để cột. Kìm: dùng để cắt hoặc cố định dây kẽm. Dao: dùng để cắt tỉa lá, cành. Dao thủ công: dùng để cắt miếng xốp hoặc giấy gói hoa. Kéo thủ công: dùng để cắt dây rubăng và các loại giấy. Kéo cắt hoa: dùng để cắt những cành, nhánh khá to. Băng keo: dùng để che phủ hoặc nối dài sợi dây kẽm. Khi dùng, cần kéo nhẹ và ép chặt thì băng keo mới dính chắc. Băng keo trong: dùng để dán cố định miếng xốp hoặc giấy gói hoa. Băng keo dính hai mặt: dùng khi cần phải dán dính cả hai bên. Băng keo hút nước: dùng khi đóa hoa hoặc chiếc lá bị rơi ra, cần phải dán lại, nhưng vẫn để cho nước có thể thấm vào hoa và lá. - GV: Cho HS xem 1 số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật. - GV: Người ta thường dùng những vật liệu nào để cắm hoa? - HS: Các loại hoa : Về kích thước, có loại hoa to và có loại hoa nhỏ. - HS: Các loại cành: Cành mai, Cành khô, Cành thủy trúc, Cành trúc, Cành đào, Cành lan, - HS: Các loại lá : Lá trầu bà, Lá lưỡi hổ, Lá đinh lăng, Lá cau cảnh, Lá thông, Lá măng,. - GV: Cung cấp thêm về ý nghĩa của một số loài hoa Hoa Anh Đào: Tâm hồn bạn rất đẹp Hoa Bất Tử: Dù có điều gì xảy ra đi nữa, hãy tin rằng tình yêu của chúng ta là bất diệt Hoa Bồ Công Anh: Lời tiên tri Hoa Cẩm Chướng: Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến,tình yêu trong trắng, thanh cao Hoa Cúc: Sự cao thượng. Hoa Dạ Lan Hương: Sự vui chơi Hoa Đồng Tiền: Niềm tin tưởng, sự sôi nổi Hoa Făng: Giúp ta hàn gắn những vết thương lòng. Hoa Lưu Ly (Forget Me Not): Xin đừng quên em Hoa Hồng: Tỏ lòng ái mộ, tỏ sự hạnh phúc vinh dự. Hoa Huệ: Sự trong sạch và thanh cao Hoa Hướng Dương: Niềm tin và hy vọng. Hoa Lan: Tình yêu tha thiết ấp ủ trong tôi. Sự thành thật Hoa Lay Ơn: Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai Hoa Lưu Ly: Anh muốn hoàn toàn là của em Hoa Lài: Tinh bạn ngát hương Hoa Mai, hoa Đào: Một mùa xuân tràn trề ước mơ và hy vọng Hoa Mimosa: Tình yêu mới chớm nở Hoa Màu Gà: Không có điều gì làm anh chán cả Hoa Quỳnh: Sự thanh khiết Hoa Sen: Lòng độ lượng và từ bi bác ái Hoa Thược Dược: Sự dịu dàng và nét thầm kín I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa: 1. Dụng cụ cắm hoa: a/. Bình cắm: - Có hình dáng và kích thước khác nhau. - Được làm bằng các chất liệu thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa b/. Các dụng cụ khác: * Dụng cụ để cắt tỉa hoa. - Dao, kéo sắc, mũi nhọn. - Bình phun nước, dây kẽm uốn cành lá băng dính. * Dụng cụ giữ hoa. - Mút xốp hoặc bàn chông. 2. Vật liệu cắm hoa: a. Các loại hoa: Hoa tươi, hoa khô, hoa giả . b. Các loại cành: cành tươi, cành khô như cành trúc, cành mai, thủy trúc ... c. Các loại lá: lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng, lá cau cảnh, lá trầu bà ... dùng cắm xen kẽ với hoa để tăng thêm vẻ tươi mát của bình hoa. - Tùy loại hoa và điều kiện, có thể chỉ cắm riêng một loại hoa hoặc cắm thêm cành và lá khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản. -GV: Cắm được bình hoa đẹp nhưng nếu đặt sai vị trí sẽ làm mất đi nét thẩm mĩ và giá trị của bình hoa. ? Nhà em thường đặt hoa ở những vị trí nào? - HS: trả lời: bàn ăn, bàn phòng khách, bàn học, treo tường... - GV: Cho HS quan sát hình ảnh các vị trí đặt hoa. - GV: đặt bình hoa ở bàn ăn cần chọn những bình hoa như thế nào? - HS: chọn bình thấp, vừa, nếu đặt bình cao sẽ che khuất người ngồi ăn đối diện. - GV: trên bàn thờ tổ tiên cần chọn bình hoa như thế nào? HS: trả lời. - GV: lưu ý ở mỗi vị trí trang trí cần chọn kiểu cắm thích hợp. - HS: lắng nghe. - GV: Cung cấp thêm: Cắm theo phong cách phương Đông đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng, thông thường độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình, còn cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa. Nơi để hoa cũng phải chọn nơi thích hợp, sau khi cắm hoa xong cần xem xét độ cao của bình hoa để quyết định vị trí đặt. Khi cắm hoa cần xác định ý tưởng để chọn hoa và bình thích hợp với chỗ để. Màu sắc và hình dạng của hoa với bình cần có sự hài hoà để có sự cân bằng trong kết cấu và hài hoà màu sắc. Hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ nên hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng. Sự phối hợp hoa và cành cắm thêm cũng cần thích hợp để tạo thành chính thể. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - GV: Qua bài học này cần ghi nhớ những nội dung gì? - HS: Tóm tắt bài học. II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản: 1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp với hình dáng màu sắc: - Phù hợp về hình dáng: + Hoa súng, hoa lan... hợp với bình thấp. + Hoa huệ, hoa lys... phải cắm ở bình cao. - Phù hợp về màu sắc + Trong một bình có thể cắm một loại hoặc nhiều loại hoa. + Bình cắm và hoa có màu tương phản sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa. Bình cắm có các màu: nâu, đen, xám, trắng... phù hợp với nhiều loại hoa. 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm: - Các cành hoa cắm vào bình phải có độ dài ngắn khác nhau, cành hoa nở ít hoặc nụ thường là cành dài nhất, cành hoa nở nhiều là cành ngắn nhất. - Xác định chiều dài các cành chính. + Cành chính thứ nhất = 1 - 1,5 (D+h) + Cành chính thứ hai: =2/3 + Cành chính thứ ba: =2/3 + Các cành phụ (T): Có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng cạnh. 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí: - Góc nhỏ: Lọ cao. - Bàn ăn: Bình hoa thấp, vừa... Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình cắm hoa. - GV: Muốn cắm một bình hoa cần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ gì? - HS: Bình cắm, Bình thấp, bình cao, Lẵng, Dụng cụ cắm, Kéo, Bàn chông, Mút xốp, . - GV: Khi chuẩn bị hoa cần chú ý điều gì? - HS: Cắt hoa ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ về, hoa hái ở hàng rào, ao, đồi, Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa ở nơi mát mẻ trước khi cắm. - GV: Xử lý trước khi cắm hoa: + Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành. + Bỏ bớt cành nhỏ + Nếu thấy có cành héo, không cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình. + Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, chú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để không khí xâm nhập làm cản trở sự hút nước của hoa. - GV: Khi cắm một bình hoan cần cắm theo quy trình thì sẽ đạt được hiệu quả. - GV: Gọi 2 HS đọc mục 2 phần III. - HS: Đọc bài. a) Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm hoa. b) Cắt cành và cắm các cành chính trước. c) Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và che khuất miệng bình: điểm thêm hoa, lá. Cũng có thể cắm cành, lá phụ trước rồi cắm cành chính sau. d) Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. * Chú ý: Nên cắt cành hoa trong nước: tránh đặt bình hoa ở nơi có nắng chiếu vào, có gió mạnh: không đặt dưới quạt máy; hàng ngày thay nước để hoa tươi lâu. - GV: Thao tác mẫu. - HS: Quan sát, khắc sâu lý thuyết. III. Quy trình cắm hoa: 1. Chuẩn bị: - Cắt hoa vào buổi sáng, tỉa bớt là cho vào xô ngập nửa thân. - Sau khi cắt nhúng vết cắt vào nước nóng, hoặc đốt cháy phần gốc. Cho vào nước dấm hoặc thả C và B1 vào đó, tuỳ vào từng loại hoa, cách xử lý khác nhau (H2.23) 2. Quy trình thực hiện: - Cần lựa chọn hoa, lá bình cắm phù hợp với dạng cắm. - Cắt cành và cắm các cành chính trước. - Cắt các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau, cắm xen vào cành chính. - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách cắm hoa dạng thẳng đứng. Tìm hiểu sơ đồ cắm hoa. - GV: Ở tiết trước cô dặn các em chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cắm hoa. Các em hãy đặt những vật liệu và dụng cụ cắm hoa đã chuẩn bị lên bàn để cô kiểm tra. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét sự chuẩn bị của HS. - GV: Yêu cầu HS quan sát H2.24/57SGK. - HS: Quan sát. - GV: Em hãy cho biết quy ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm? - HS: Cành thẳng đứng là 0o Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90o - GV: Em hãy cho biết góc độ cắm của ba cành chính ở dạng cắm thẳng đứng trong bình cao và bình thấp? - HS: Cành chính thứ nhất nghiêng 10-15o hoặc thẳng đứng. Cành chính thứ hai nghiêng 45o Cành chính thứ 3 nghiêng 75o về phía đối diện. - GV: Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính. I. Chuẩn bị I. Cắm hoa dạng thẳng đứng: 1. Dạng cơ bản: a) Sơ đồ cắm hoa: + Quy ước góc độ cắm. - Cành thẳng đứng là 0o - Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là 90o - Cành chính thứ nhất nghiêng 10-15o - Cành chính thứ hai nghiêng 45o - Cành chính thứ 3 nghiêng 75o. Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình cắm hoa - GV: Để cắm được bình hoa dạng thẳng đứng cần chuẩn bị những vật liệu, dụng cụ gì? - HS: Trả lời. - GV: Quy trình cắm hoa như thế nào? - HS: Đọc thông tin trong SGK/58. - GV: Làm thao tác mẫu. - HS: Quan sát và ghi nhớ. b) Quy trình cắm hoa: * Vật liệu, dụng cụ: * Quy trình cắm hoa: - Cắm cành ●, dài khoảng 1,5(D+h), nghiêng khoảng 10o - 15o - Cắm cành ■, dài khoảng 2/3 cành ●, nghiêng khoảng 45o - Cắm cành ▲, dài khoảng 2/3 cành ■, nghiêng khoảng 75o. - Cắm các cành T có độ dài khác nhau xen vào cành chính và điểm thêm cành lá nhỏ che kín miệng bình. Hoạt động 6: Tìm hiểu cách cắm hoa dạng vận dụng. Tìm hiểu sơ đồ cắm hoa. GV: Trên cơ sở dạng cắm hoa cơ bản giáo viên hướng dẫn học sinh sự thay đổi góc độ cắm. GV: Em có suy nghĩ gì về sự thay đổi đó? HS: Bố cục gọn, lọ hoa sinh động. GV: Thao tác mẫu. HS: Quan sát. HS: Thao tác cắm hoa theo mẫu từng nhóm. GV: Gợi ý hướng dẫn các nhóm. HS: Chú ý áp dụng nguyên tắc cắm hoa cơ bản. HS: Nhận xét chéo về cách cắm hoa. GV: Bổ sung góp ý. 2. Dạng vận dụng: - Hình 2.26. - Bố cục gọn, lọ hoa sinh động thay đổi góc độ cành chính, thay đổi vật liệu, dụng cụ cắm. Hoạt động 7: Thực hành Mục tiêu: Cách cắm hoa dạng thẳng đứng hình 2.24 HS: Chú ý quan sát. GV: Giới thiệu về góc độ cắm. HS: Quan sát GV: Góc độ cắm của 3 cành chính. HS: Chú ý quan sát. GV: Thao tác mẫu HS: Theo dõi và tiến hành thực hành Hoạt động 8: VD Mục tiêu: Tìm hiểu cách cắm hoa dạng vận dụng GV: Trên cơ sở dạng cắm hoa cơ bản giáo viên hướng dẫn học sinh sự thay đổi góc độ cắm. GV: Em có suy nghĩ gì về sự thay đổi đó? HS
File đính kèm:
- Bai 13 Cam hoa trang tri_12712772.docx