Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Nhớ ơn thầy cô

3. Thiết kế tiến trình dạy học:

 3.1. Hoạt động khởi động

a)Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới

- HS nhận biết được tên nốt nhạc của bài TĐN số 7 và hát được lời ca theo giai điệu

- HS thích thú vào phần TĐN mới

b)Phương thức: Nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm,thuyết trình, luyện tập,trực quan

- GV cho HS nghe trích đoạn hoặc 1 – 2 bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Ví dụ: bài xúc xắc xúc xẻ, nhớ ơn thầy cô

? Các em nghe và nhận biết tên bài hát cá em vừa nghe

? Cảm xúc của các em thế nào khi nghe xong bài hát?

- Sản phẩm mong đợiHs biết hát được giai điệu bài hát. - Gợi ý sản phẩm: HS biết học bài học gì

 - Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ được học một bài hát nói về tình cảm thầy trò của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Nhớ ơn thầy cô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Chủ đề : NHỚ ƠN THẦY CÔ
Ngày soạn:..
Tiết theo PPCT: 22,23,24
Tuần dạy: 23,24,25
I. Nội dung chủ đề: 
	- Học hát: Ngày đầu tiên đi học
	-Tập đọc nhạc: TĐN số 7
	- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu về nhạc sĩ Mô-Da
II. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Ngày đầu tiên đi học thơ : Viễn Phương; nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện, HS hátthuộc bài, biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 
​- HS biết bài TĐN số 7 là sáng tác của nhạc sĩ Mộng Lân được viết ở nhịp ¾, HS đọc chính xác cao độ, trường độ, ghép được lời ca thành thạo bài TĐN số 7.
​- Qua phần âm nhạc thường thức giúp HS hiểu được sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại được mệnh danh là thần đồng âm nhạc đó là Mô-Da.
2. Kỹ năng:
- HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như: hát hòa giọng, hát lĩnh xướng. HS biết vừa hát vừa vận động theo nhịp 3/4 kết hợp vài động tác phụ họa, gõ đệm và biết trình bày bài hát theo hình thức hát hòa giọng, lĩnh xướng, đơn ca... 
​- HS nhìn và đọc đúng nốt nhạc trên khuông nhạc, HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
3. Thái độ: 
- Qua nội dung bài hát giáo dục các em biết tôn trọng biết ơn kính trọng thầy cô những người đưa đò thầm lặng, luôn cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ích cho đất nước.
​- Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình  thức đơn ca, song ca, tốp ca,. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp 3/4
4. Định hướng năng lực hình thành: - Học sinh biết trình bày hoặc biễu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, đánh nhịp, vận động,
- Phân tích và đánh giá âm nhạc, HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn.
- Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn, ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác.
 III. Chuẩn bị của GV và HS.
 - Chuẩn bị của GV:
​	+ Đàn ogran.
​	+ Bảng phụ bài hát Ngày đầu tiên đi học,TĐN số 7
​	+ Đàn và hát thuần thục bài hát Ngày đầu tiên đi họcvà bài TĐN số 7
​	+Tranh ảnh minh họa cho bài hát, TĐN số 7 và nhạc sĩ Mô-Da.(nếu có)
​	+ Máy nghe và băng, đĩa nhạc
- Chuẩn bị của HS:
​	+ Sách Âm nhạc 6, vở ghi bài 
	+ Xem và tìm hiểu trước các nội dung bài học trong SGK
VI. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS thể hiện bài hát có kết hợp một trong các hình thức gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
 - Yêu cầu HS đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc có kết hợp một trong các hình thức gõ đệm. 
 - Yêu cầu HS nêu vài nét về tiểu sử của nhạc sĩ Mô-Da (tên thật, năm sinh, quê quán, một vài tác phẩm tiêu biểu, giải thưởng)
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
​ 3.1. Hoạt động khởi động
a)Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới
- HS nhận biết được tên nốt nhạc của bài TĐN số 7 và hát được lời ca theo giai điệu
- HS thích thú vào phần TĐN mới
b)Phương thức: Nêu vấn đề, gợi mở,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm,thuyết trình, luyện tập,trực quan
- GV cho HS nghe trích đoạn hoặc 1 – 2 bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Ví dụ: bài  xúc xắc xúc xẻ, nhớ ơn thầy cô
? Các em nghe và nhận biết tên bài hát cá em vừa nghe
? Cảm xúc của các em thế nào khi nghe xong bài hát?
- Sản phẩm mong đợi:Hs biết hát được giai điệu bài hát. - Gợi ý sản phẩm: HS biết học bài học gì
​ - Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ được học một bài hát nói về tình cảm thầy trò của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện
​3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
​  Các bước hoạt động:
                HĐ CỦA GV
    HĐ CỦA HS
                   NỘI DUNG 
 GV treo bảng phụ bài hát và yêu cầu HS quan sát trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy cho biết tên tác giả bài hát?
- GV giới thiệu đôi nét về nội dung bài hát.
​
- HS nghe, ghi nội dung bài và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS nghe và ghi nội dung bài
I.Học hát : Ngày đầu tiên đi học
1. Giới thiệu:
a. Tác giả:  
  - Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện.
   - Lời thơ: Viễn Phương
b. Tác phẩm: 
   Bài hát Ngày đầu tiên đi học có giai điệu nhẹ nhàng, du dương, nhắc lại những kỉ niệm ngây thơ, trong sáng của một HS khi lần đầu tiên tới lớp. Hình ảnh này rất thân quen, gần gũi và khó quên với tất cả chúng ta. 
   .
- Bài hát viết ở nhịp gì?
- Trong bài sử dụng kí hiệu nhạc lí gì?
- Bài hát có thể chia làm mấy câu?
- GV giới thiệu thêm về kí hiệu nhạc lí và giọng của bài hát.
- GV đàn chuỗi âm ngắn, HS nghe và đọc bằng  nguyên âm La.
- GV chỉ định một HS đọc lời bài hát.
- GV hát mẩu cho HS nghe và yêu cầu HS nhẩm theo giai điệu.
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích.
+ GV đàn giai điệu câu một khoảng 2-3 lần, HS lắng nghe và hát nhẩm theo.
+ GV bắt nhịp (đếm 1-2) và đàn giai điệu để HS hát.
+ GV hướng dẫn HS lấy hơi.
+ GV chỉ định HS khá hát mẫu.
+ Cả lớp hát, GV lắng nghe (không đàn) để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- GV hướng dẫn tập các câu tiếp theo tương tự
- Tập xong bài GV cho HS hát cả bài, lấy hơi như đã hướng dẫn.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo tổ, nhóm, đơn ca, song ca,....
 - HS tiếp tục sửa những chỗ hát chưa đạt, hát đúng những chỗ có dấu luyến. Thể hiện tính chất nhẹ nhàng, bâng khuâng, tha thiết của bài hát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS luyện thanh.
- HS đọc lời bài hát.
- HS nghe hát mẫu và nhẩm theo giai điệu.
- HS tập hát theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe. 
- HS hát.
- HS tập lấy hơi.
- HS hát mẫu.
- HS hát và sửa sai.
- HS tập câu tiếp theo.
- HS hát cả bài.
- HS hát và gõ đệm.
- Trình bày theo tổ, nhóm, song ca, đơn ca,...
- Tập thể hiện sắc thái bài hát.
2. Học hát
 a. Tìm hiểu bài.
   - Viết ở nhịp 2/4
   - Kí hiệu nhạc lí: dấu nối, dấu luyến, dấu lặng đen.
   - Chia câu: Bài hát có 8 câu. 
   - Giọng Đô trưởng.
  b. Luyện thanh
  c.  Tập hát:
     - Đọc lời bài hát
     - Nghe hát mẫu.
     - Tập hát từng câu.
     - Hát cả bài.
-  GV treo bảng phụ bài TĐN số 7 và đặt câu hỏi:
- Bài TĐN số 7 có tên là gì? Tác giả là ai?
- Bài TĐN được viết ở loại nhịp gì?
- Trường độ gồm những hình nốt nhạc gì?
- Cao độ gồm những tên nốt gì?
- Bài TĐN có mấy câu?
- Được viết ở giọng Đô trưởng.
- GV đàn gam Đô trưởng cho HS đọc.
- GV yêu cầu HS đọc tên nốt.
- GV hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu.
- GV đàn giai điệu cả bài, HS nghe và nhẩm theo giai điệu.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc.
 + GV đàn câu một 2 lần, lần thứ nhất HS lắng nghe, lần thứ 2 HS đọc nhẩm theo.
 + GV bắt nhịp (đếm 2-3) và đàn để HS đọc câu 1 kết hợp gõ tiết tấu.
 + Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
 + GV hướng dẫn tập các câu còn lại tương tự.
- GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hòa theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời, kết hợp gõ phách
- Cả lớp đọc nhạc và gõ phách.
- GV hướng dẫn Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4.
- Tổ, nhóm, cá nhân, đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.  
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc gam Đô trưởng
- HS đọc tên nốt.
- Đọc và gõ hình tiết tấu.
- HS nghe và đọc nhẩm theo giai điệu.
- HS thực hiện.
- HS đọc nhạc.
- HS sửa sai.
- Tập câu còn lại theo hướng dẫn.
- Đọc hết cả bài.
- HS ghép lời.
- HS thực hiện.
- Tập đánh nhịp 3/4.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
II.Tập đọc nhạc: TĐN số 7
1. Giới thiệu bài
  - Bài TĐN số 7 có tên là Chơi đu.
  - Nhạc và lời: Mộng Lân
2. Tìm hiểu bài 
   - Được viết ở nhịp 3/4.
   - Trường độ: hình nốt trắng, trắng chấm dôi, nốt đen.    
   - Cao độ: Đô, Rê, Mi, Son, La, (Đô).
  - Bài tập đọc nhạc chia thành 4 câu.
   - Giọng Đô trưởng. 
3. Tập đọc nhạc 
   - Đọc cao độ.
   - Đọc tên nốt.
   - Đọc và gõ hình tiết tấu
   - Nghe giai điệu.
   -Tập đọc từng cậu.
   - Đọc hết bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV HD HS xem ảnh SGK
-Yêu cầu hs đọc thông tin
-HD ghi vài thông tin của nhạc sĩ
-Hát trích minh họa bài hát Khác vọng mùa xuân để giới thiệu vể âm nhạc của ông, yêu cầu hs nêu cảm nhận nếu có thể.
-GV dẫn chứng lời nhận xét của nhạc sĩ thiên tài người Nga 
“Trai-cốp-xki” đánh giá về tài năng của ông, vai trò của ông đối với âm nhạc. Mô da là một hiện tượng đặc biệt khó gặp trong đời sống âm nhạc nhân loại
III. Âm nhạc thường thức: Giới thiệu về nhạc sĩ Mô da
 Tên đầy đủ Vôn-Gang-A- Đơ-Mô-da. Sinh 27/1/1756 ở JanBuốc nước Áo
 Là con nhà nòi của nghệ thuật ÂN, là nhạc sĩ Viôlông và là thầy dạy âm nhạc giỏi. 6 – 7 tuổi đã đi biểu diễn và sáng tác. 12 tuổi viết nhạc/kịch. Cuộc đời ngắn ngủi, ông mất 5/12/1791 (35 tuổi)
 Ông để lại cho nhân loại di sản to lớn: 25 giao hưởng, 3 nhạc kịch; đặc biệt 3 bài giao hưởng 39, 40, 41
 ​3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Biết sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Mô da.
- Phương thức: Thực hành, luyện tậpHoạt động cá nhân, nhóm
​GV hướng dẫn và cho cá em biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động âm nhạc của nhạc sỉ Mô-Da đồng thời cho các em nghe một số tác phẩm tiêu biểu của Mô-Da
- Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: Đa số các em hiểu và biết một số nét chính về nhạc sỉ Mô-Da
​- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: 
+ HS biết bài hát và bài TĐN có thể được vận dụng hát vào các dịp sinh hoạt tập thể, cắm trại, vui chơi .... 
+ HS nghe biết vài bài hát đã học được viết ở giọng trưởng.
- Phương thức: Nêu vấn đề, phát vấn, gợi mở hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm 
- Sản phẩm mong đợi: HS nêu được nhiều nơi có thể biểu diễn bài hát; HS phân biệt được vài bài hát ở giọng trưởng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: GV chốt ý, tuyên dương.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: HS sưu tầm thêm một số tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Mô-Da
- Phương thức: Sưu tầm, trình bày 
 - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: HS tích cực về nhà tìm hiểu để biết thêm thông tin về nhạc sĩ Mô-Da và nghe thêm nhiều tác phẩm của ông
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_mon_am_nhac_lop_6_chu_de_nho_on_thay_co.docx