Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Âm nhạc dân tộc
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày bài hát Hành khúc tới trường, bài TĐN số 4.
- Nhắc lại một số kiến thức về phần âm nhạc thường thức - Sơ lược về dân ca Việt Nam: Dân ca là gì? Đặc điểm? Kể tên một số bài hát dân ca theo vùng miền?
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Họat động khởi động:
- Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Đi Cấy Dân ca Thanh Hóa. Trích trong Toå khuùc muùa ñeøn.
- HS bieát theâm veà caùc laøng ñieäu daân ca, yeâu theâm neàn daân ca Vieät Nam
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp
- Tập trình bày bài hát Đi Cấy theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,
- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 5, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.
- Qua nội dung bài hát, giáo dục các em biết tinh thần yêu lao động, yêu thêm các làn điệu dân ca của Việt Nam.
- HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
- Giáo dục cho các em có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn các nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
- Phương thức:
- Cho HS quan sát bài hát và bài TĐN trả lời câu hỏi GV đặt ra.
- Quan sát một số hình ảnh về các nhạc cụ dan tộc phổ biến.
- Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: HS biết học bài học gì
CHỦ ĐỀ: ÂM NHAC DÂN TỘC Tiết theo PPCT: 13,14,15 Tuần dạy: 13,14,15 I. Nội dung chủ đề: - Học hát: Bài Đi Cấy. - Ôn tập bài hát: Đi Cấy. - Tập đọc nhạc: TĐN số 5. - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5. - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. II. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết bài “Đi cấy” là một bài dân ca Thanh Hóa trích trong tổ khúc Múa đèn. - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. - HS hát thuộc và biểu diễn hai bài hát: “Hành khúc tới trường” và “Đi cấy” - HS đọc đúng thang âm và các hình tiết tấu có trong bài TĐN số 4, 5. - HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến 2. Kỹ năng: - HS hát và biết cách thể hiện bài hát dân ca một cách nhẹ nhàng, duyên dáng. - Nâng cao khả năng biểu diễn âm nhạc và đọc, ghi nhớ nốt nhạc. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp - Tập trình bày bài hát Đi Cấy theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, - Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 5, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp. 3. Thái độ: - Qua bài Đi cấy HS hiểu biết thêm một vài nét về quê hương Thanh Hóa và biết giữ gìn, phát triển các làn điệu dân ca đồng thời thấy được sự phong phú, đa dạng trong kho tàng dân ca Việt Nam.Giáo dục các em biết tinh thần yêu lao động, yêu thêm các làn điệu dân ca của Việt Nam. - HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. - Giáo dục cho các em có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. 4. Định hướng năng lực hình thành: - HS hát đúng giai điệu của bài hát Đi cấy, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN số 5. - HS biết được sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến - Qua bà học giúp HS thấy được sự đa dạng của các nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam đồng thời giới thiệu thêm cho các em biết một số nhạc cụ phương Tây III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: + Nhạc cụ đàn phím điện tử. + Đệm đàn bài Đi Cấy và bài TĐN số 5. + Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài Đi Cấy + Nhạc cụ gõ: thanh phách. + Tranh ảnh minh họa cho bài hát. + Một số hình ảnh và tư liệu về các nhạc cụ dân tộc. + Máy nghe và băng, đĩa nhạc 2. Chuẩn bị của HS: + Sách Âm nhạc 6, tập học âm nhạc + Nhạc cụ gõ: thanh phách. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày bài hát Hành khúc tới trường, bài TĐN số 4. - Nhắc lại một số kiến thức về phần âm nhạc thường thức - Sơ lược về dân ca Việt Nam: Dân ca là gì? Đặc điểm? Kể tên một số bài hát dân ca theo vùng miền? 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Họat động khởi động: - Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Đi Cấy Dân ca Thanh Hóa. Trích trong Toå khuùc muùa ñeøn. - HS bieát theâm veà caùc laøng ñieäu daân ca, yeâu theâm neàn daân ca Vieät Nam - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp - Tập trình bày bài hát Đi Cấy theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, - Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 5, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp. - Qua nội dung bài hát, giáo dục các em biết tinh thần yêu lao động, yêu thêm các làn điệu dân ca của Việt Nam. - HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. - Giáo dục cho các em có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. - Phương thức: - Cho HS quan sát bài hát và bài TĐN trả lời câu hỏi GV đặt ra. - Quan sát một số hình ảnh về các nhạc cụ dan tộc phổ biến. - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: HS biết học bài học gì 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu: - HS biết bài “Đi cấy” là một bài dân ca Thanh Hóa trích trong tổ khúc Múa đèn. - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. - HS hát và biết cách thể hiện bài hát dân ca một cách nhẹ nhàng, duyên dáng. - Phương thức: - Cho HS xem một số hình ảnh, video về sinh hoạt dân ca. - GV giới thiệu bài hát Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa. - HS nghe bài hát Đi Cấy (xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích. - Yêu cầu HS quan sát bài hát và trả lời câu hỏi: + Bài hát Đi Cấy viết ở nhịp gì? + Hãy cho biết nội dung bài hát? + Bài hát chia làm mấy câu? Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV ghi bảng. - GV giới thiệu: Đi cấy là một công việc rất quen thuộc và cũng rất vất vả của người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc quan yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, họ đã sáng tác ra những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Đi cấy là một trong những bài hát đó. - GV chỉ định HS đọc bài giới thiệu trong SGK- trang 32. - GV giới thiệu thêm đôi nét về truyền thống anh hùng của nhân dân Thanh hoá cho HS nghe. - Thanh hoá là quê hương của các anh hùng dân tộc nào? - Bài hát Đi cấy được trích trong làn điệu dân ca nào của Thanh hoá? - Tổ khúc Múa đèn gồm bao nhiêu bài hát? - GV hát một đoạn bài hát Dệt cửi trong Tổ khúc Múa đèn để giới thiệu với HS. - GV cho HS nghe băng mẫu bài hát Đi cấy hoặc GV tự trình bày cho HS nghe. - Bài hát có sắc thái như thế nào? - GV gợi ý cho HS tìm ra những câu thơ lục bát được phổ nhạc để làm nên bài hát Đi cấy. - Bài hát được chia làm mấy câu? - Bài hát viết ở số chỉ nhịp mấy? Ý nghĩa? - GV giới thiệu: trong bài sử dụng những kí hiệu như: dấu thăng, chấm dôi, nốt hoa mĩ, dấu mắt ngỗng, dấu luyến. Bài hát viết ở giọng Sol trưởng. - GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, mỗi câu GV đàn, hát mẫu 2-3 lần, cho HS nghe và nhẩm theo, rồi bắt nhịp cho HS hát theo đàn. Tập tương tự với câu 2, sau đó nối câu 1-2. Tập tương tự với câu 3 và 4, sau đó hát cả bài. Đối với những câu dài và khó GV có thể chia ra nhiều câu nhỏ để tập cho HS. GV nghe và sửa sai cho HS. - GV lưu ý nhưng chỗ khó: dấu luyến, dấu thăng, nốt hoa mĩ, hướng dẫn HS thể hiện đúng. Câu 4 lưu ý có đảo phách. - GV hướng dẫn HS hát đầy đủ cả bài. - GV mở nhạc đệm, hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động nghiêng người theo nhạc, tập thể hiện sắc thái nhẹ nhàng, uyển chuyển. - GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng: 1 hoặc 2 HS hát câu 3, cả lớp hát các câu còn lại, GV nhận xét. - GV ghi bảng. - GV hướng dẫn HS nhìn vào bảng phụ đã ghi bài TĐN cho HS nhận xét: Nhịp của bài TĐN số 5? Ý nghĩa nhịp? - Nốt cao nhất? Nốt thấp nhất? Ngoài ra còn có những hình nốt gì? - Về trường độ, bài TĐN sử dụng những hình nốt nào? - Bài TĐN được chia làm mấy câu? - GV giới thiệu trong bài có kí hiệu dấu nhắc lại và hướng dẫn HS cách thể hiện. - GV chỉ định HS đọc tên nốt nhạc của bài. - GV đánh đàn, hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng. - GV hướng dẫn HS vỗ tay theo âm hình tiết tấu của bài. - Tập đọc từng câu: mỗi câu GV đàn cho các em nghe 2-3 lần rồi cho HS đọc theo đàn, tập xong câu 1, nối câu 1-2 (đọc 2 lần câu 1), tập tương tự với câu 3 sau đó nối câu 1, 2 và 3, tập tiếp câu 4 sau đó nối cả bài. - Hát lời: GV đánh đàn cho HS nghe và nhẩm lời theo, sau đó GV hướng dẫn HS ghép lời từng câu, rồi hát lời cả bài. - GV nghe và lưu ý sửa những chỗ còn sai cho HS. - Hoàn chỉnh bài: GV đệm đàn hướng dẫn HS trình bày bài TĐN, lần đầu đọc nhạc, lần sau hát lời, kết hợp vỗ tay theo phách. Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát lời sau đó đổi lại. - GV chỉ định HS xung phong trình bày lại bài TĐN, GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS vỗ tay theo tiết tấu của từng câu, GV nhận xét và hướng dẫn cả lớp vừa đọc nhạc vừa vỗ tay theo tiết tấu. - GV hướng dẫn HS hát lời kết hợp đánh nhịp ¬. - Đọc nhạc và hát lời lại bài TĐN số 5. - GV đánh đàn 1 câu bất kỳ trong bài TĐN số 5 và yêu cầu HS nhận biết câu nhạc trong bài. - GV ghi bảng. - GV yêu cầu HS đọc bài, thảo luận nhóm về đặc điểm từng nhạc cụ. - GV treo bảng tranh vẽ một số nhạc cụ dân tộc phổ biến cho HS theo dõi. - GV chỉ vào từng bảng phụ giới thiệu tên, đặc điểm của mỗi nhạc cụ đó, có thể gợi ý cho HS tự trình bày những nhạc cụ mà các em biết, GV tổng kết, rút ra ý chính cho HS. - GV giới thiệu cho HS nghe cảm nhận về âm thanh của các nhạc cụ, như: tiếng trống rất vui, rộn ràng; tiếng sáo nghe cảm giác du dương, tha thiết, - GV gợi ý cho HS kể tên những nhạc cụ dân tộc khác mà em biết. - GV có thể cho HS nghe giai điệu một số đoạn trích bản nhạc không lời do các nhạc cụ này biểu diễn, để HS cảm nhận và phân biệt. - Nhận biết các nhạc cụ dân tộc đã học. - HS ghi bài. - HS nghe. - HS đọc bài. - HS nghe. HS trả lời: - Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai, - Trích trong Tổ khúc Múa đèn. - Gồm 10 bài hát, như: Gieo mạ, Đi cấy, Dệt vải, - HS chú ý nghe. - HS nghe. - Nhẹ nhàng, uyển chuyển. - HS thực hiện. - Bài hát được chia làm 4 câu:+ Câu 1: từ đầu đến “Sáng trăng”. + Câu 2: tiếp theo đến “cùng chăng”. + Câu 3: tiếp theo đến “cầu cho”. + câu 4: phần còn lại. - Nhịp 2/4. - HS chú ý theo dõi. - HS học hát. - HS chú ý luyện tập. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS trả lời: - Nhịp 2/4; có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ. - Nốt Đô; Nốt Đố; ngoài ra còn có nốt Rê, Mi, Son, La. - Móc đơn, đen,trắng. - Bài TĐN chia làm 4 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp, câu 1 và câu 2 giống nhau. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS luyện tập. - HS chú ý thực hiện. - HS nghe vè thực hiện. - HS thực hiện. - HS chú ý sửa sai. - HS trình bày. - HS xung phong đọc bài. - HS tập vỗ tay theo tiết tấu sau khi đọc hoàn chỉnh bài. - HS luyện tập. - HS thực hiện - HS ghi bài. - HS thực hiện. - HS quan sát. - HS thực hiện. - HS chú ý nghe. - HS thực hiện. - HS nghe và phân biệt I. Học hát bài: Đi cấy 1. Giới thiệu: - Thanh Hóa là quê hương của các anh hùng dân tộc, như: Lê Lợi, Lê Lai, Bà Trưng, Bà Triệu, - Bài hát Đi cấy trích trong Tổ khúc múa đèn, gồm 10 bài hát, như: Gieo mạ, Dệt vải, Đi cấy, 2. Tìm hiểu bài: Treo bảng phụ. - Chia câu: bài hát gồm 4 câu. - Số chỉ nhịp 2/4, có nhịp lấy đà. - Kí hiệu: dấu thăng, chấm dôi, nốt hoa mĩ, dấu mắt ngỗng, dấu luyến. 3. Học hát: Học hát từng câu: “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho. Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm”. II. Tập đọc nhạc số 5 – Vào rừng hoa: 1. Tìm hiểu bài: - Về cao độ: Đô, Rê, Mi, Son, La. - Về trường độ: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn - Chia câu: Bài TĐN chia làm 4 câu, Mỗi câu có 4 ô nhịp, Câu 1 và câu 2 giống nhau. - Luyện cao độ: - Luyện tiết tấu. 2. Tập đọc nhạc: Mi son son mi son son la đô la đô la son son. Mi son son mi son son la đô la đô la son son. Đô đô mi mi mi son mi đô rê rê. Đô đô mi mi rê son mi rê đô. Lời ca: Cầm tay nhau cùng đi chơi đi khắp nơi hái bông hoa tươi... III/ Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. 1. Sáo: - Làm bằng thân tre, nứa,dùng hơi để thổi. 2. Đàn bầu: - Có 1 dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt 3. Đàn tranh (thập lục): - Dùng móng gảy. 4. Đàn nhị (đàn cò): - Có 2 dây, dùng móng cung kéo. 5. Đàn nguyệt (kìm): - Có 2 dây, dùng móng gảy. 6. Trống: - Gồm trống cái, trống cơm, trống đế, 3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: - HS nghe GV đàn giai điệu một câu trong bài Đi cấy, nhận biết đó là câu nào trong bài. - HS đọc bài cảm nhận về bài hát đã viết ở tiết học trước. - Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu của bài TĐN. - HS ôn lại kiến thức vừa học qua đó nêu lên cảm nhận của mình về các loại nhạc cụ vừa học. - Phương thức: - Cho HS nghe âm thanh một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. - Giới thiệu cho HS them một số nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ Phương Tây - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: - Hát hoàn chỉnh bài hát với nhiều hình thức - Đọc và hát hoàn chỉnh bài TĐN số - HS nêu lại một số nhạc cụ dân tộc mà e đã biết - Giáo viên nhận xét, đánh giá 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: - HS hát được bài hát mới ở nhiều nơi (ở lớp, ở trường, gia đình, xã hội) - HS đọc và hát bài TĐN kết hợp gõ đệm - Kể một số nét chính về các loại nhạc cụ dân tộc. - Tìm hiểu thêm về các loại nhạc cụ dân tộc ở địa phương mà em biết trên mạng, trong sách báo và các nguồn tư liệu khác - Phương thức: -Tình huống, Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm: hát được bài hát và bài TĐN - Ở nước ta có một số nhạc cụ như: đàn đá, cồng chiêng, . đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Vậy chúng ta cần có thái độ gì đối với các di sản của thế giới. - Chúng ta cần có ý thức tìm hiểu bảo vệ và tuyên truyền về các di sản thế giới của Việt Nam - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: - HS hát bài Đi cấy trong các hoạt động của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. - HS tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách (hoặc theo tiết tấu) Đọc nhạc, sau đó hát lời ca, kết hợp gõ đệm một trong các kiểu đã học - HS biết được một số nhạc cụ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. - Giáo viên nhận xét, đánh giá 3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Mục tiêu: - HS trình bày được các bài hát theo chủ đề đã học - HS chép được bài TĐN vào vở - HS sưu tầm thêm một số nhạc cụ dân tộc phổ biến - Phương thức: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi SGK, vẽ tranh - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: - HS sẽ có được nhiều bài hát theo chủ đề bài học. - HS chép lại bài TĐN số 7 vào vở, đủ cả nhạc và lời. - HS tích cực về nhà tìm hiểu để biết thêm thông tin về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_am_nhac_lop_6_chu_de_am_nhac_dan_toc.docx