Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề 3: Mái trường - Năm học 2019-2020
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị của GV:
+ Đàn ogran.
+ Bảng phụ bài hát Hành khúc tới trường,TĐN số 4
+ Đàn và hát thuần thục bài hát Hành khúc tới trường,TĐN số 4 + Đàn và hát thuần thục bài Hành khúc tới trường.
+ Tìm hiểu thêm về nước Pháp và một số bài hát hành hành khúc để giới thiệu cho học sinh.
+ Tìm hiểu tư liệu về dân ca Việt Nam, một số hình ảnh và bài hát minh hoạ.
- Chuẩn bị của HS:
+ Sách Âm nhạc 6, vở ghi bài
+ Chép bài TĐN số 4 vào tập.
+ Dụng cụ học tập cá nhân.
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG Ngày soạn: 1/10/2019 Tiết theo PPCT: 10-11-12 Tuần dạy: 10-11-12 I.Nội dung chủ đề -Học hát: Hành khúc tới trường -Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 4 - Nhạc Mô-da -Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bái hát Lên đàng,Sơ lược về dân ca Việt Nam II. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết bài Hành khúc tới trường là bài hát của Pháp, do nhạc sĩ Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu đặt lời. - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. -Biết bài TĐN số 4 – nhạc của Mô-da, biết đọc chuẩn xác cao độ và trường độ bài TĐN. -Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – một tác giả âm nhạc có nhiều đóng góp cho nền Âm nhạc Việt Nam. - Hát thuộc bài “Hành khúc tới trường” và tập hát đuổi. - Đọc đúng cáo độ và trường độ bài TĐN số 4 - Có những hiểu biết sơ lược về dân ca Việt Nam. 2. Kỹ năng: - HS được luyện tập cách hát đuổi – hình thức hát bè thong dụng nhất. -.Luyện đọc và ghi nhớ thang 7 âm Đô trưởng (C) có mở rộng xuống nốt “Si” và ở vị trí thấp. * Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Chủ đề: Vai trò của Chủ tịch HCM với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. -. Luyện cho HS lối hát đuổi - Đọc thang âm Đô trưởng; Luyện cho HS đọc đúng âm hình tiết tấu trong bài 3. Thái độ: Giáo dục các em thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè và tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Giúp HS có ý thức, tu dưỡng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Góp phần bảo vệ và phát triển các làn điệu dân ca Việt Nam. 4. Định hướng năng lực hình thành: - Thể hiện âm nhạc, HS biết tái hiện, trình bày hoặc biễu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,với nhiề hình thức và phong cách. - Cảm thụ âm nhạc, HS biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. - Phân tích và đánh giá âm nhạc, HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn. - Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn, ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Chuẩn bị của GV: + Đàn ogran. + Bảng phụ bài hát Hành khúc tới trường,TĐN số 4 + Đàn và hát thuần thục bài hát Hành khúc tới trường,TĐN số 4 + Đàn và hát thuần thục bài Hành khúc tới trường. + Tìm hiểu thêm về nước Pháp và một số bài hát hành hành khúc để giới thiệu cho học sinh. + Tìm hiểu tư liệu về dân ca Việt Nam, một số hình ảnh và bài hát minh hoạ. - Chuẩn bị của HS: + Sách Âm nhạc 6, vở ghi bài + Chép bài TĐN số 4 vào tập. + Dụng cụ học tập cá nhân. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu - Mục tiêu: HS hứng thú vào bài mới, Tạo - HS được chơi trò chơi âm nhạc “đoán câu hát” bằng cách GV đánh đàn một câu bất kì trong bài hát Hành khúc tới trường, nhóm nào (hoặc cá nhân) giơ tay trả lời trước sẽ được tuyên dương (tràng pháo tay,) b.Phương thức: - Nêu vấn đề, gợi mở,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, c. Sản phẩm mong đợi - HS học được bài hát Hanh khúc tới trường - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Hanh khúc tới trường -Học sinh đọc thuần thục bài TĐN số 4 d. Giáo viên nhận xét đánh giá 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HD CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp - Giáo viên ghi bảng. - Nước Pháp là 1 quốc gia thuộc Châu Âu có thủ đô là Pari, có tháp Ép-phen. - Giáo viên giới thiệu: Đây là một bài dân ca của Pháp, du nhập vào Việt Nam đã từ lâu. Tên nguyên bản là Người kéo chuông, riêng lời Việt đã có 2 lời khác nhau, một bài là Đàn gà con, một bài là Hành khúc tới trường. - Giáo viên chỉ định học sinh đọc thêm lời giới thiệu trong SGK (trang 24). ? Hành khúc là loại bài hát như thế nào? - Giáo viên giới thiệu sơ qua về thể loại hành khúc và trích 2 bài hành khúc cho học sinh nghe. - Giáo viên cho học sinh nghe băng mẫu và rút ra nội dung bài hát. ? Bài hát này chia làm mấy câu? Nêu rõ những câu em chia. - Bài hát viết ở số chỉ nhịp mấy? - Trong bài sử dụng những kí hiệu nào? - GV chỉ định HS đọc lời ca của bài hát. - GV đánh đàn, làm mẫu, hướng dẫn HS (gõ âm hình tiết tấu câu 1 và 2), tập hát câu 1, câu 2, sau đó nối câu 1- 2. Gõ âm hình tiết tấu câu3, 4, tập hát câu 3, câu 4, sau đó nối câu 3- 4. Sau đó hát cả bài. - Hát hoàn chỉnh bài 2 lần: GV mở nhạc đệm, bắt nhịp, nhắc nhở HS hát từ câu 1 đến câu 4, quay lại hát từ câu 1 đến câu 4 một lần nữa rồi hát câu 5, 6 để kết. - GV hướng dẫn HS sử dụng lối hát đuổi: vào sau 1 nhịp. GV sẽ hát đuổi với HS, vì HS mới tập, chưa vững bè. - GV chỉ định từng dãy trình bày lại bài hát. - GV kiểm tra phần trình bày 1 số HS. Học sinh ghi bài. Học sinh nghe. HS đọc bài. - Hành khúc là loại bài hát có nhịp điệu phù hợp với bước đi đều, có thể vừa đi vừa hát. - Học sinh chú ý nghe. - HS nghe và dựa vào SGK để trả lời. - HS trả lời: bài hát này chia làm 6 câu. Câu 5 và 6 giống nhau. - Câu 1: từ đầu đến trời xa. - Câu 2: tiếp theo đến tiếng ca. - Câu 3: tiếp theo đến quê hương. - Câu 4: tiếp theo đến mái trường. - Câu 5, 6: phần còn lại. - Nhịp ¬. - Dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, dấu quay lại, dấu giáng, - HS thực hiện. - HS chú ý thực hiện. - HS học hát. - HS nghe và thực hiện. - HS chú ý luyện tập. - HS thực hiện. - HS trình bày. Học hát: bài Hành khúc tới trường 1. Giới thiệu: - Hành khúc là loại bài hát có nhịp điệu phù hợp với bước chân đi đều, có thể vừa đi vừa hát. - Bài hát miêu tả cảnh buổi sáng mặt trời lên, từng tốp học sinh vui vẻ đến trường với niềm lạc quan, yêu đời. 2. Tìm hiều bài: Treo bảng phụ. - Chia câu: Bài hát gồm 6 câu. - Số chỉ nhịp ¬. - Kí hiệu: dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, dấu quay lại, dấu giáng, 3. Học hát: Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa. Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca. Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương. Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trườngLa la la la la la là là la - GV ghi bảng. - Bài TĐN gồm mấy câu? Mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp? - Bài TĐN số 4 viết ở nhịp mấy? Ý nghĩa của nhịp 2/4? - Về cao độ, bài TĐN sử dụng những tên nốt nào? - Về trường độ gồm những hình nốt nào? - GV đánh đàn, hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng. - GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc tên nốt nhạc của từng câu. - GV ghi bảng và cho HS vỗ tay theo âm hình tiết tấu của bài TĐN. - Tập đọc từng câu: mỗi câu GV đánh đàn 3 lần, lần 1 yêu cầu HS nghe, Lần 2 yêu cầu HS nghe và nhẫm theo, lần 3 HS đọc theo đàn. Sau đó nối cả 2 câu, đọc cả bài 2- 3 lần. - GV hướng dẫn HS hát lời ca, GV đọc lời cho HS ghi lời ca: “Nào cùng nhau cầm tay ta vui múa và ta hát muôn câu ca, chan chứa tình mến thương chúng mình sát vai với lòng thiết tha”. - GV hướng dẫn HS đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời sau đó đổi lại. - Cả lớp đọc nhạc và hát lời cả bài. HĐ II: *Phương pháp: thuyết trình, minh họa, vấn đáp - TG: 15 phút - GV ghi bảng. - GV giới thiệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và cho HS nghe bài Ca ngợi Hồ chủ tịch (Lãnh tụ ca) nêu được vai trò của Chủ tịch HCM với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. - GV giới thiêu sơ lược và cho HS xem ảnh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho HS. - GV chỉ định HS đọc bài giới thiệu trong SGK (trang 24). - GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ cho HS nghe và rút ra những nét chính. - Nêu 1 số tác phẩm của nhạc sĩ mà em biết? - GV hát một số trích đoạn một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho HS nghe. - GV cho HS nghe lời bài hát Lên đàng (có thể cho HS hát theo nhạc). - GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ sau khi nghe bài hát. - Bài hát ra đời năm nào? - Em có nhận xét gì về nhịp điệu bài hát? - GV mở nhạc cho HS nghe hoàn chỉnh bài hát. - HS ghi bài - HS trả lời: - Bài TĐN số 4 gồm 2 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp. - Nhịp 2/4. - Đô, rê, mi, pha, sol, la, si. - Đen, đơn. - HS luyện tập. - HS thực hiện. - HS luyện tập. - HS chú ý thực hiện. - HS ghi lời ca và luyện tập. - HS chú ý thực hiện. - HS thực hiện. - HS ghi bài. - HS nghe - HS đọc bài. - HS nghe và tóm tắt đôi nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền nam, Múa vui, Reo vang bình minh, - HS nghe. - HS lắng nghe giai điệu bài hát. - HS thực hiện. - Sáng tác năm 1944. - Nhịp hành khúc của bài như những bước chân đi của tuổi trẻ tràn đầy sức sống. - HS nghe và cảm nhận. 1. Tập đọc nhạc: TĐN số 4. Treo bảng phụ. a. Tìm hiểu bài: - Chia câu: gồm 2 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp. - Về cao độ: Đô, rê, mi, pha, son, la, si. - Về trường độ: Hình nốt đen, móc đơn. - Luyện cao độ - Luyện tiết tấu b. Tập đọc: - Đồ rê mi pha sol la si đô la si đô la sol sol, pha la rê pha mi sol đồ mi rê pha sì rê đô - Nào cùng nhau cầm tay ta vui múa và ta hát muôn câu ca, chan chứa tình mến thương chúng mình sát vai với lòng thiết tha. 2. Âm nhạc thường thức: nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng. a. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: - GV lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM - Quê quán: Ô Môn, Cần Thơ. - Tác phẩm: Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền nam, Múa vui, Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, b. Bài hát Lên đàng: - Sáng tác năm 1944. - Biểu hiện khí thế hào hùng, một lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - GV ghi bảng. - GV mở nhạc đệm, chỉ huy cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV hướng dẫn HS tập lại cách hát đuổi. GV chỉ định một nhóm hát trước, GV hát đuổi theo, vào sau 1 câu, sau đó hướng dẫn HS tự hát đuổi với nhau. - GV chỉ định HS lên bảng trình bày lại bài hát, GV nhận xét và cho điểm. - GV ghi bảng. - GV đánh đàn cho HS đọc lại thang âm Đô trưởng (C). - GV đệm đàn, hướng dẫn HS đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 4. - GV hướng dẫn HS vừa đọc nhạc vừa vỗ tay theo phách bài TĐN số 4. - GV chỉ định HS trình bày bài TĐN, GV nhận xét và cho điểm. - GV gợi ý cho HS tập đặt lời mới cho bài TĐN số 4. - GV ghi bảng. - GV giới thiệu sơ lược: Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được nghe rất nhiều bài hát với lời ca, giai điệu rất mộc mạc, bình dị, phản ánh thực tế cuộc sống mà không rõ tác giả. Đó là những bài dân ca. Dân ca mỗi nước, mỗi vùng, miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Dân ca Việt Nam là một ví dụ cụ thể. - GV chỉ định HS đọc từng phần trong SGK (trang 29,30). - Dân ca do ai sáng tác? - Dân ca là gì? - GV giới thiệu Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hoá lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. - GV cho HS nghe trích đoạn các bài hát dân ca 3 miền để HS phân biệt. - GV gợi ý cho HS rút ra bài học: Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát huy vốn quý ấy. HS ghi bài. HS thực hiện. HS chú ý nghe và luyện tập. HS trình bày, nhận xét. HS ghi bài. HS luyện tập. HS thực hiện. HS chú ý thực hiện. HS trình bày, nhận xét. HS thực hiện. HS ghi bài. HS nghe. HS đọc bài HS trả lời: - Do nhân dân sáng tác. - Là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả. HS nghe. HS nghe và nhận xét. HS nghe và nhắc lại. Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường. Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa - Tập hát đuổi - 2 HS được kiểm tra Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 – Nhạc MôDa Đồ rê mi pha sol - Đọc nhạc và hát lời - 2 HS lên bảng trả bài - HS tập đặt lời mới Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. 1. Khái niệm dân ca: - Dân ca mỗi nước, mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu và phong cách riêng biệt. - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. 2. Đặc điểm dân ca Việt Nam: Phong phú, đa dạng, gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại. + Miền Nam: điệu lí, điệu hò, nói thơ, + Miền Trung: Hò Huế, Lí Huế, hát Sắc bùa, + Miền Bắc: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan, hát ví, hát trống quân, - Chúng ta cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát huy các sản phẩm tinh thần quý giá ấy. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: GV chốt ý, tuyên dương. 3. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: HS hát được bài hát mới ở nhiều nơi (ở lớp, ở trường, gia đình, xã hội) - Phương thức: Bài tập, câu hỏi, tình huống, Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm: hát được bài hát - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: +Hoạt động nhóm: * HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường lớp. * Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 ứng dụng sau: - Hát bài Hành khúc tới trường hợp gõ đệm: hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. - Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp vận động theo nhạc: tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát. Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. + Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Hành khúc tới trường, trong các hoạt động của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. + Đọc tốt bài TĐN số 4. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: 4.Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Mục tiêu: HS hiểu nội dung và chủ đề của bài học - Phương thức: làm bài tập theo cá nhân hoặc theo nhóm - HS về nhà chọn 1 trong 2 hoạt động sau: - Tìm các bài hát về chủ đề nhà trường, về thầy, cô giáo. - Vẽ tranh: Quang cảnh về quê hương - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: HS sẽ có được nhiều thông tin hữu ích liên quan đến bài hát và một bức tranh theo chủ đề bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động:
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_am_nhac_lop_6_chu_de_3_mai_truong_na.docx