Giáo án theo chủ đề Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Hidro

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1/ Tính chất vật lí nào sau đây không phải của hiđro?

A: Không màu, không mùi.

B: Nặng hơn oxi và không khí.

C: Là chất khí ở điều kiện thường.

D: Tan rất ít trong nước.

2/ Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm

A. Nằm ngang, miệng ống nghiệm quay sang phải

B. Nằm ngang, miệng ống nghiệm quay sang trái

C. Nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng xuống dưới

D. Nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm đứng lên trên

3/ Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp nổ ?

A. H2 và CO2. B. O2 và N2O5.

C. O2 và CO2. D. H2 và O2.

4/ Các phản ứng hóa học sau đây phản ứng nào thuộc phản ứng thế ?

 A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

 B. 2H2 + O2 2H2O

 C. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

 D. 2 HgO 2 Hg + O2

5/ Đốt cháy hoàn toàn 1mol khí H2 trong không khí, thể tích khí oxi tham gia phản ứng (ở đktc) là

A. 33,6 lít. B. 11,2 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.

6/ Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là

A. KOH và CuSO4. B. H2SO4 loãng và NaOH.

C. K2CO3 và HCl. D. Zn và HCl.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Hidro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HIĐRO
(6 TIẾT: 47, 48, 49, 50, 51, 52) 
I. Các nội dung chính của chủ đề
1. Tính chất vật lí của hiđro.
	2. Tính chất hóa học của hiđro (tác dụng với oxi)
	3. Tính chất hóa học của hiđro (tác dụng với CuO, kết luận)
	4. Ứng dụng.
5. Điều chế hiđro (Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm).
	6. Phản ứng thế là gì?
	7. Luyện tập về hiđro
II. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành.
1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:
a. Kiến thức: 
 Học sinh biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước (hiđro là khí nhẹ nhất).
- Tính chất hoá học của hiđro tác dụng với oxi, viết được phương trình minh họa.
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập có liên quan . 
- Tầm quan trọng của hidro trong đời sống 
- Hidro có tính khử, hidro không những tác dụng với O2 đơn chất mà còn tác dụng với O2 ở dạng hợp chất.
- Biết H2 Có nhiều ứng dụng dựa vào sự nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 
b. Kỹ năng: 
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh  rút ra nhận xét về tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro. về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.
Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khữ của hiđro.
Tính được thể tích của hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 
Phân biệt phản ứng thế. Nhận biết phản ứng thế trong các phương trình hoá học cụ thể.
c.Thái độ: 
- Có tinh thần ý thức hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ.
- Có ý thức hoạt động độc lập.
- Cũng cố, khắc sâu lòng yêu thích học tập bộ môn, yêu thiên nhiên.
- Giữ gìn an toàn cho cộng đồng
2/ Năng lực hình thành: 
- Phát triển năng lực giải quyết tình huống
- Năng lực quản lý
- Năng lực hoạt động độc lập.
- Năng lực hợp tác hoạt động tập thể.
- năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ .
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
3/ Phương tiện : 
- Công nghệ thông tin, laptop
- Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, hình ảnh.
- Phiếu học tập
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CÁC NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Nội dung
Loại câu hỏi / BT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Tính chất của
Hi đro.
Câu hỏi / bài tập định tính..
- Biết được tính chất vật lí của hiđro
- Biết được hiđro có 2 tính chất hoá học.
-Viết được PTHH minh hoạ tính chất của hiđro.
-Tiến hành quan sát thí nghiệm chứng minh tính chất của hiđro.
-
Viết được PTHH ở mức độ cao hơn: phản ứng của hiđro với: Fe2O3, Fe3O4
Câu hỏi / bài tập định lượng.
Tính V của các chất tham gia và trong PƯHH.
- Bài toán xác định chất dư sau phản ứng.
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn hiện tượng thực tiễn.
Giải thích được một số hiện tượng trong thí nghiệm hoặc trong thực tế.
2. Ứng dụng của hiđro.
Câu hỏi / bài tập định tính.
-Biết ứng dụng của hiđro trong đời sống
- Biết cách sử dụng hiđro thích hợp trong đời sống và sản xuất.
Câu hỏi / bài tập định lượng.
-Tính toán theo PTHH liên quan đến sự đốt cháy nhiên liệu dựa vào tỉ lệ phản ứng giữa với các chất ứng dụng trong thực tế.
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn HT thực tiễn.
- Dự đoán hiện tượng thí nghiệm và giải thích một số thí nghiệm đơn giản.
 -Vận dụng kiến thức ứng dụng của hiđro giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
4. Điều chế hiđro
Câu hỏi / bài tập định tính.
- Biết được PPĐC oxi trong PTN.
- Viết PT điều chế oxi trong PTN
-Tiến hành và quan sát TN phản ứng điều chế oxi trong PTN.
-Biết cách thu khí oxi
Câu hỏi / bài tập định lượng.
-Tính thể tích Oxi trong PƯĐC Oxi
-Tính khối lượng các chất tạo thành trong PƯHH.
-
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn hiện tượng thực tiễn.
-Từ thí nghiệm điều chế hiđro giải thích tại sao thu khí hiđro bằng 2 phương pháp đẩy nước và đẩy không khí. 
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/ Tính chất vật lí nào sau đây không phải của hiđro? 
A: Không màu, không mùi. 
B: Nặng hơn oxi và không khí. 
C: Là chất khí ở điều kiện thường. 
D: Tan rất ít trong nước.
2/ Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm
A. Nằm ngang, miệng ống nghiệm quay sang phải
B. Nằm ngang, miệng ống nghiệm quay sang trái
C. Nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng xuống dưới
D. Nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm đứng lên trên
3/ Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp nổ ?
A. H2 và CO2. 	 B. O2 và N2O5.	
C. O2 và CO2.	 D. H2 và O2.
4/ Các phản ứng hóa học sau đây phản ứng nào thuộc phản ứng thế ?
 A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 B. 2H2 + O2 2H2O 
 C. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 D. 2 HgO 2 Hg + O2
5/ Đốt cháy hoàn toàn 1mol khí H2 trong không khí, thể tích khí oxi tham gia phản ứng (ở đktc) là 
A. 33,6 lít. 	B. 11,2 lít.	C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
6/ Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là 
A. KOH và CuSO4. B. H2SO4 loãng và NaOH.
C. K2CO3 và HCl. D. Zn và HCl.
7/ Cho 48g CuO tác dụng với khí H2  khi đun nóng. Thể tích khí H2( đktc) cho phản ứng trên là:
A. 11,2 lít                   B. 13,44 lít                    C. 13,88 lít                        D. 14,22 lít
8/ Cho 48g CuO tác dụng với khí H2  khi đun nóng. Khối lượng đồng thu được là:
A. 38,4g                    B. 32,4g                         C. 40,5g                           D. 36,2g
9/ Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2g Fe
a)Khối lượng Fe2O3  đã tham gia phản ứng là:
A. 12g                    B.13g                          C.15g                                    D.16g
b)Thể tích khí H2(đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 1,12lít                     B. 2,24 lít                       C. 6,72 lít                      D. 4,48 lít
10/ Lấy 8,4 lý khí hiđro tác dụng với 2,8 lít khí oxi. 
Chất nào còn dư sau khi phản ứng xong.
Tính khối lượng nước tọ thành
11/ Viết phương trình hóa học Hiđro khữ các oxit sau: Fe2O3, Fe3O4, PbO 
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Bài 31 TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
A/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
Biết được:
- Tính chất vật lý của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( hiđro là khí nhẹ nhất ).
- Tính Chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. khái niệm về sự khữ và chất khữ.
- Ứng dụng của hiđro : Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh  rút ra nhận xét về tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro.
Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khữ của hiđro.
Tính được thể tích của hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 
 3. Thái độ : cẩn thận khi làm thí nghiệm với với hiđro. 
 B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, Trực quan. 
Đồ dùng dạy học: 
Dụng cụ: 1ống nghiệm chứa khí hiđro có đậy nút cao su (ghi tên).một quả bóng bay bơm khí hiđro.
Óng nghiệm đựng khí hiđro có lẫn không khí, ống thuỷ tinh hình đầu vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ.
Hoá chất: Kẽm viên được làm sạch, dung dịch HCl. 
C/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính 
Hoạt động1: 
GV: Giới thiệu về chương V.
 HS: Lắng nghe và tiếp thu. 
Hoạt động 2: 
GV: Đặt câu hỏi khai thác kiến thức đã biết của học sinh. 
+ Khhh của hiđro?
+ Nguyên tử khối?
+ Công thức đơn chất?
+ Phân tử khối? 
HS: Trả lời các câu hỏi trên và ghi vào tập. 
Hoạt động 3: 
GV: yêu cầu học sinh quan sát ống nghiệm đựng khí hiđro.
HS: Nhận xét trạng thái, màu sắc của khí hiđro. 
- GV: Làm thí nghiệm thả dây chỉ dài buột bóng bay.( hoặc yêu cầu học sinh tính khối lượng của khí hiđro so với không khí ). 
HS: Quan sát nhận xét sự di chuyễn của bóng bay hoặc nhận xét về tỉ khối của khí hiđro so với không khí 
GV: Thông báo thêm khí hiđro được thu bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. 
HS: Nhận xét về tính tan trong nước của khí hiđro.
Rút ra kết luận về tính chất vật lý của hiđro.
Hoạt động 4: 
GV: Làm thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hiđro trong oxi. 
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng, dự đoán sản phẩm, viết phương trình hoá học.
GV: Làm thí nghiệm hổn hợp nổ. 
HS: Quan sát, hiện tượng và trả lời câu hỏi sách giáo khoa:
+ Tại sao hổn hợp khí hiđro và oxi khi cháy lại gây ra tiếng nổ.
+ Nếu đốt cháy dòng khí hiđro ngay ở đầu ống dẫn khí, dù trong lọ khí oxi hay không khí sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh vì sau?
+ Làm thế nào để biết dòng khí hiđro là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh? 
GV: Hổn hợp khí hiđro và khí oxi là hổn hợp nổ. Vì vậy phải thử độ tinh khiết của khí hiđro trước khi làm thí nghiệm. 
Giới thiệu ứng dụng phản ứng trong đời sống.
Kí hiệu của nguyên tố hiđro là H.
Nguyên tử khối : 1
Công thức hoá học đơn chất hiđro: H2
Phân tử khối : 2
I/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 
1. Tác dụng với oxi: 
Hiđro cháy trong khí oxi mạnh hơn cháy trong không khí sinh ra nước.
2H2 + O2 2H2O
 Hổn hợp khí hiđro và khí oxi là hổn hợp nổ. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
Hoạt động 5: 
GV: Làm thí nghiệm khí hiđro phản ứng với CuO. 
 HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng, dự đoán sản phẩm,viết phương trình hoá học. 
GV: hướng dẫn nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng hoá học. 
 HS: Nhận xét thành phần phân tử các chất trong phản ứng, vai trò hiđro trong phản ứng trên. 
GV: Hiđro là chất khữ, có thể khử được nhiều oxit kim loại Như Fe2O3, PbO
to
 HS: viết phương trình hóa học : 
to
 H2 + Fe2O3 
 H2 + PBO
GV: Gọi học sinh rút ra kết luận về tính chất hóa học của hiđro.
HS: Rút ra kết luận
Hoạt động 6: 
GV:Chiếu tranh ứng dụng của hiđro. 
 HS: Quan sát, nêu những ứng dụng của hiđro.
GV: yêu cầu giải thích thêm một số ứng dụng dựa trên cơ sở những tính chất vật lý, hoá học nào? 
HS: giải thích.
Hoạt động 7: 
 Luyện tập - củng cố. 
GV: chiếu bài tập và Yêu cầu làm bài tập 1,2,3,11 
 4 /109 sgk. 
2. Tác dụng với đồng oxit: 
- Thí nghiệm :
to
- Hiện tượng: Bột CuO màu đen chuyển dần thành đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm .
 H2 + CuO Cu + H2O
 H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO nên H2 là chất khữ 
 Kết luận: ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại . Khí hiđro có tính khữ, phản ứng đều toả nhiệt. 
III/ ỨNG DỤNG: 
- Dùng làm nhiên liệu. 
- Làm nguyên liệu. 
- Làm chất khử để điều chế 1 số kim loại từ oxit. 
- Dùng để bơm vào kinh khí cầu, bóng thám không.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 8: 
GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hiđro và thu khí hiđro.
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng 
+ Viên kẽm khi tiếp xúc với ddHCl.
+ Que đóm có tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí.
+ Que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.
+ Sau khi cô cạn dung dịch 
GV: Dự đoán sản phẩm và viết phương trình hoá học.
So sánh cách thu khí hiđro với khí oxi.
HS: Học sinh trả lời. 
GV: Thông báo để điều chế hiđro người ta có thể thay thế Zn bằng Al, Fe và ddHCl được thay bằng H2SO4 loãng. 
GV: Hỏi học sinh: 
Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách nào? 
Thu khí hiđro như thế nào?
Cách nhận ra khí hiđro?
HS: trả lời và ghi vào tập 
GV: Giới thiệu bình kíp( cải tiến) dụng cụ để điều chế hiđro với số lượng lớn. 
Trong phòng thí nghiệm đều chế hiđro như thế còn trong công nghiệp điều chế bằng cách nào? Sang mục 2.
HS: về nhà đọc thêm trong sgk.
Hoạt động 9: 
GV: Cho học sinh nhận xét các phản ứng: 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Các nguyên tử Al, Zn, Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit?
HS: Thế nguyên tử hiđro.
GV: Các phản ứng trên gọi là phản ứng thế.
Em hãy rút ra kết luận về phản ứng thế? 
HS: Rút ra kết luận và ghi vào tập.
 GV: Yêu cầu làm bài tập: Phản ứng hóa học nào là phản ứng thế?
a) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 
to
b) 2Al+ 3H2SO4 Al2(SO4)3+ 3H2 
c) Mg(OH)2 MgO + H2O
d) Fe + H2SO4 FeSO4+ H2 
HS: Làm bài tập Trên.
IV- ĐIỀU CHẾ HIĐRO: 
1. Trong phòng thí nghiệm: Khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit ( HCl hoặc H2SO4loãng) tác dụng với kim loại kẽm ( hoặc sắt, nhôm). 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
- Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.
2. Trong công nghiệp: 
( Về đọc thêm
III/ Phản ứng thế:
 Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất.Trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 
Hoạt động 10: Vận dụng - Luyện tập
GV: Yêu cầu làm các bài tập 1,2,3 sgk trang 118-119 và các bài tập còn lại trong hệ thống câu hỏi .
GV hướng dẫn 
HS: thực hiện, nhận xét, đánh giá lẫn nhau
GV: Kết luận.
Bài tập trong sách giáo khoa:
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng riêng thuộc loại gì?
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: oxi, không khí và hi đro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ta chất khí trong mỗi lọ?
Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình 5.8.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các chất sau:
a. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.
b. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.
c. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.
d. Có thể dùng để diều chế hiđro nhưng không thu được khí hiđro.
Bài tập trong hệ thống câu hỏi:
4/ Các phản ứng hóa học sau đây phản ứng nào thuộc phản ứng thế ?
 A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 B. 2H2 + O2 2H2O 
 C. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 D. 2 HgO 2 Hg + O2
5/ Đốt cháy hoàn toàn 1mol khí H2 trong không khí, thể tích khí oxi tham gia phản ứng (ở đktc) là 
A. 33,6 lít. 	B. 11,2 lít.	C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
6/ Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là 
A. KOH và CuSO4. B. H2SO4 loãng và NaOH.
C. K2CO3 và HCl. D. Zn và HCl.
7/ Cho 48g CuO tác dụng với khí H2  khi đun nóng. Thể tích khí H2( đktc) cho phản ứng trên là:
A. 11,2 lít                   B. 13,44 lít                    C. 13,88 lít                        D. 14,22 lít
8/ Cho 48g CuO tác dụng với khí H2  khi đun nóng. Khối lượng đồng thu được là:
A. 38,4g                    B. 32,4g                         C. 40,5g                           D. 36,2g
9/ Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2g Fe
a)Khối lượng Fe2O3  đã tham gia phản ứng là:
A. 12g                    B.13g                          C.15g                                    D.16g
b)Thể tích khí H2(đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 1,12lít                     B. 2,24 lít                       C. 6,72 lít                      D. 4,48 lít
10/ Lấy 8,4 lý khí hiđro tác dụng với 2,8 lít khí oxi. 
Chất nào còn dư sau khi phản ứng xong.
Tính khối lượng nước tọ thành
11/ Viết phương trình hóa học Hiđro khữ các oxit sau: Fe2O3, Fe3O4, PbO 
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
 ĐỖ Văn Lập

File đính kèm:

  • docchu de hidro_12825572.doc
Giáo án liên quan