Giáo án theo chủ đề Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí (Tiết theo) - Năm học 2019-2020 - Phạm Tuấn Tài

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển (mục 2, bài 19, SKG trang 59)

a. Gió

Câu hỏi: Xem kênh chữ sgk trang 59, nêu khái niệm gió ?

-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức

Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

-> Gió là nguồn năng lượng sạch- dùng sức gió để tạo ra điện năng – không gây ô nhiễm không khí

b. Các hoàn lưu khí quyển

Câu hỏi: Hoàn l¬ưu khí quyển là gì?

-> Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lư¬u khí quyển. Có 6 vòng hoàn lư-u khí quyển.

Câu hỏi: Quan sát hình 51 SGK, cho biết:

- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?

- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí (Tiết theo) - Năm học 2019-2020 - Phạm Tuấn Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần 23
2. Tiết 22
3. Tiến trình
CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt)
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58)
a. Khí áp
Câu hỏi: Các em đọc mục 1 SGK trang 58, cho biết khái niệm khí áp là gì ? dụng cụ đo khí áp ?
a. Khí áp
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Dụng cụ đo: khí áp kế (đơn vị mm thủy ngân)
-> Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất, sức ép đó gọi là khí áp.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
Câu hỏi: Xem nội dung kênh chữ và hình 50, cho biết các đai khí áp được phân bố như thế nào ?
- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.
-> Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục, mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.
Câu hỏi:
Quan sát hình 50 SGK, cho biết:
- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?
- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.
- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển (mục 2, bài 19, SKG trang 59)
a. Gió
Câu hỏi: Xem kênh chữ sgk trang 59, nêu khái niệm gió ?
-> Các em hãy trả lời câu hỏi trước khi xem nội dung kiến thức
Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
-> Gió là nguồn năng lượng sạch- dùng sức gió để tạo ra điện năng – không gây ô nhiễm không khí
b. Các hoàn lưu khí quyển
Câu hỏi: Hoàn lưu khí quyển là gì?
-> Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển.
Câu hỏi: Quan sát hình 51 SGK, cho biết:
- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?
- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?
-> Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.
-> Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:
- Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
- Vì sao gió Tây ôn đối lại thổi từ khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam?
-> Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.
-> Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam)
Câu hỏi: Vì sao gió Đông cực thổi từ 2 cực về 600 Bắc và Nam ?
-> Là thổi từ đai khí áp cao của cực về đai khí áp thấp ôn đới
GV kết luận:
- Gió Tín phong: 
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300B và N ( Các đai khí áp cao chí tuyến) về Xích đạo( đai áp thấp xích đạo)
+ Hướng gió: ở NCB gió có hướng Đông Bắc, ở NCN gió có hướng Đông Nam
- Gió Tây ôn đới:
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300B và N( Các đai khí áp cao chí tuyến) lên các khoảng vĩ độ 600 B và N( đai áp thấp ôn đới)
+ Hướng gió: Ở NCB gió có hướng TN, ở NCN gió có hướng Tây Bắc
- Gió Đông cực:
+ Thổi từ các khoảng vĩ độ 900 B và N( cực B và N) về các khoảng vĩ độ 600 B và N( đai áp thấp ôn đới)
+ Hướng gió: ở NCB gió có hướng Đông Bắc, ở NCN gió có hướng Đông Nam.
4. Củng cố
Câu 1: Dụng cụ đo khí áp là
	A. Nhiệt kế	B. Khí áp kế	C. Vũ kế	D. Ẩm kế
Câu 2: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là
	A. Lớp vỏ khí	B. Gió	C. Khối khí	D. Khí áp
Câu 3: Không khí luôn chuyển động từ:
	A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.	B. Biển vào đất liền.
	C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.	D. Đất liền ra biển.
Câu 4: Gió Tín phong còn được gọi là gió gì ?
	A. Gió núi-thung lũng	B. Gió Phơn
	C. Gió Đông cực	D. Gió Mậu dịch
Câu 5: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió ?
	A. Gió Tây Ôn đới.	B. Gió Tín phong.
	C. Gió mùa Đông bắc.	D. Gió mùa Đông nam.
Đáp án: Câu 1: B; Câu 2: D; Câu 3: C; Câu 4: D; Câu 5: B
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi phần bài tập.
- Xem trước bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa trả lời các câu hỏi gợi ý theo từng mục

File đính kèm:

  • docxBai 19 Khi ap va gio tren Trai Dat_12820010.docx
Giáo án liên quan