Giáo án Thế giới thực vật - Bùi Thị Phượng Loan - Một số loại rau quả

Hoạt động 1: Ổn định

Cho cháu hát “ Em yêu cây xanh”.

- Cây cho các con những gì?

Cho gieo hạt.

Hoạt động 2: Quan sát

- Đây là rau gì?

- Rau này có đặc điểm gì? Có những bộ phận nào?

- Trên thân cây và cành con nhìn thấy được gì?

- Phần nào của rau ăn được?

- Cách chế biến món ăn từ rau?

- Rau cho cơ thể chúng ta chất dinh dưỡng gì?

- Các con vừa quan sát gì?

*Họat động 3: Trò chơi

+ Cho cháu chơi trò chơi vận động: Truyền tin

Cô giải thích cách chơi: Có 3 nhóm xếp hàng dọc. Bạn nhóm trưởng đứng ở đầu hàng lên gặp cô nhận thông tin từ cô về truyền vào tai bạn đứng phía sau mình cứ như vậy các con sẽ truyền tiếp tục đến khi nào đến bạn ở cuối hàng bạn cuối hàng sẽ thực hiện câu lệnh đó.

- Luật chơi: câu lệnh phải được truyền chính xác, nếu bạn cuối hàng thực hiện không đúng câu lệnh thì đội đó thua.

Cô tổ chức cháu chơi.

Nhận xét kết quả chơi.

- Các con chơi trò chơi gì?

+ Trò chơi dân gian: bỏ lá

+ TCDG: kéo co

nhận xét kết quả chơi.

 

doc23 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thế giới thực vật - Bùi Thị Phượng Loan - Một số loại rau quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách 4 m.
Một số loại rau.
- Truyện “ Qủa Bầu Tiên”
Nặn 1 số loại quả.
Hoạt động ngoài trời
- QS: Quả mướp.
- TCDG:
 Kéo co;
Trồng đậu trồng cà.
- TCVĐ: 
Ai nhanh nhất.
- Chơi tự do.
- QS: củ cà rốt. 
- TCDG:
- Chuyển rau
- Tập tầm vông.
- TCVĐ: 
Trồng nụ trồng hoa.
- Chơi tự do.
- QS: quả bí đỏ
- TCDG: chuyển quả
Dung dăng dung dẻ.
- TCVĐ: Trồng nụ trồng hoa.
- Chơi tự do.
- QS: Rau muống
- TCDG: chuyển quả. 
Ai nhanh nhất.
- TCVĐ: 
Bỏ lá.
- Chơi tự do.
- QS: bắp cải
- TCDG: kéo co. 
Úp lá khoai.
- TCVĐ: 
Trồng nụ trồng hoa.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
- Phân vai: 
+Bác sĩ khám bệnh.
+ Cửa hàng bán rau củ kiểng
+ Chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. 
- Xây dựng: Xây vườn cây ăn quả.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn xé dán các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Hát các bài hát nói về cây, hoa, quả.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh về các loại cây, hoa, quả, rau củ. 
+ Tô hình, tô chữ về các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Tìm số tương ứng với số lượng hoa, quả, trong phạm vi 7.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây.
- Phân vai: 
+Bác sĩ khám bệnh.
+ Cửa hàng bán cây kiểng
+ Chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. 
- Xây dựng: Xây vườn cây ăn quả.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn xé dán các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Hát các bài hát nói về cây, hoa, quả.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh về các loại cây, hoa, quả, rau củ. 
+ Tô hình, tô chữ về các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Tìm số tương ứng với số lượng hoa, quả, trong phạm vi 7.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây.
- Phân vai: +Bác sĩ khám bệnh.
+ Cửa hàng bán cây kiểng
+ Chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. 
- Xây dựng: Xây vườn cây ăn quả.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn xé dán các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Hát các bài hát nói về cây, hoa, quả.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh về các loại cây, hoa, quả, rau củ. 
+ Tô hình, tô chữ về các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Tìm số tương ứng với số lượng hoa, quả, trong phạm vi 7.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây.
- Phân vai: +Bác sĩ khám bệnh.
+ Cửa hàng bán cây kiểng 
+ Chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. 
- Xây dựng: Xây vườn cây ăn quả.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn xé dán các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Hát các bài hát nói về cây, hoa, quả.
- Học tập:
 + Xem sách, tranh ảnh về các loại cây, hoa, quả, rau củ. 
+ Tô hình, tô chữ về các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Tìm số tương ứng với số lượng hoa, quả, trong phạm vi 7.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây.
- Phân vai: +Bác sĩ khám bệnh.
+ Cửa hàng bán cây kiểng
+ Chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. 
- Xây dựng: Xây vườn cây ăn quả.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn xé dán các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Hát các bài hát nói về cây, hoa, quả.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh về các loại cây, hoa, quả, rau củ. 
+ Tô hình, tô chữ về các loại cây, hoa, quả, rau củ.
+ Tìm số tương ứng với số lượng hoa, quả, trong phạm vi 7.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng.
- Cháu rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn.
- Cháu ăn hết phần, ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Ôn luyện.
- Giáo dục nha khoa bài 6.
- Sinh hoạt nêu gương. 
- Ôn luyện.
- Đọc truyện “ Cây rau của thỏ út”
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Đọc câu đố về rau.
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Vẽ rau quả.
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Biểu diên văn nghệ.
- Sinh họat nêu gương.
Trả cháu
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 4: MỘT SỐ LOẠI RAU- QUẢ
( Từ 24/02/2014 đến 28/02/2014)
I.Chuẩn bị:
1. Xây dựng: Một số cây xanh, kiểng, rau củ quả các loại bằng nhựa, xốp, ghế nhựa, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa.
2. Đóng vai: Gia đình (các đồ chơi gia đình, nấu ăn); bán hàng( rau củ các loại); bác sĩ ( đồ chơi góc bác sĩ) 
3. Thư viện: Sách truyện có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu, hồ dán để làm album về hình ảnh hoa.
4. Nghệ thuật: Trống lắc, mũ mão, giấy, bút màu, hồ dán, giấy màu…
5. Học tập: Tranh lô tô về các loại rau củ, chữ số để trẻ so sánh và tìm số tương ứng, thẻ chữ cái, tranh rau kèm từ.
II. Phân công:
Thời điểm
Phân công
Cô Loan
Cô Nhung
Cô Thư
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi.
- Chuẩn bị nơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn dễ lấy.
- Chuẩn bị nơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn dễ lấy.
Giữa giờ
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc khác
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc khác
Kết thúc
- Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi.
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng trẻ.
- Thụ dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
- Thụ dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
III. Nhiệm vụ - phương pháp hướng dẫn:
TCĐV: 
Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Ba mẹ sẽ làm gì?, cô bán hàng bán những thứ gì?....Cô cùng tham gia chơi với cháu.
TCXD: 
Cùng với trẻ chuẩn bị vật liệu để xây vườn rau.
TCHT:
Thực hiện các bài tập góc theo chủ đề: So sánh, đếm số lượng rau, tìm số tương ứng; xếp chữ cái theo từ có trong tranh.
Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp để gây hứng thú cho trẻ.
NGHỆ THUẬT:
Gợi ý trẻ vẽ, xé dán, nặn một số loại rau , Hát múa và nghe những bài hát về thực vật.
TCVĐ:
Tạo nhóm,…và một số trò chơi dân gian khác.
Trọng tâm quan sát: Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thỏa thuận phân vai trước khi chơi.
Đánh giá:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI RAU- QUẢ
I. Giới thiệu chủ đề:
- Cô sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc có liên quan đến chủ đề để cho trẻ thấy.
- Trong tuần này cô cháu mình sẽ thực hiện chủ đề “Một số loại rau- quả”.
II. Trò chuyện với trẻ về các đề tài:
- Đến với chủ đề này các con sẽ được cùng cô khám phá.
- Các con được xem tranh, nghe cô kể chuyện, dạy hát, đọc thơ,…
- Qua chủ đề này các con sẽ biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích dinh dưỡng của một số loại rau, quả các con sẽ biết chăm sóc và bảo vệ rau, biết giữ an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn các loại rau, quả.
III. Hoạt động khám phá:
- Ngày thứ 2: Khám phá – Cháu được khám phá chủ đề.
- Ngày thứ 3: Lĩnh vực thể chất: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoản cách 4 m
- Ngày thứ 4: Lĩnh vực nhận thức: Một số loại rau.
- Ngày thứ 5: Lĩnh vực ngôn ngữ: Truyện “Quả bầu tiên”.
- Ngày thứ 6: Lĩnh vực thẩm mĩ: Nặn 1 số loại quả.
IV. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
- Làm đồ dùng phục vụ cho chủ đề.
- Thông báo với phụ huynh về chủ để phụ huynh hỗ trợ tranh ảnh, nguyên vật liệu.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
HOẠT ĐỘNG GÓC
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nêu được tên góc chơi ở lớp, tự chọn góc chơi mình thích
- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi
- Cháu thực hiện chơi ở các góc, thể hiện đúng vai chơi nhiệm vụ của mình trong khi chơi.
- Cháu chơi liên kết, không tranh đồ chơi và biết thu dọn đồ chơi gọn gàng.
II- Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đóng vai “bán rau, quả”, búp bê, đồ dùng, nấu ăn, quần áo búp bê.
- Góc xây dựng: Khối gỗ, hàng rào, cây xanh, rau, tría cây các loại bằng nhựa, xốp.
- Góc nghệ thuật: Dụng cụ âm nhạc, giấy vẽ, chì màu, giấy màu, hồ dán.
- Góc học tập: Sách, Album về rau, trái cây.
- Góc thiên nhiên: Cây kiểng, nước, cát đá, bình tưới, khăn lau.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: Cho cháu hát “Qủa”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về gì?
- Trong bài hát có quả nào?
*Họat động 2: 
- Các con có biết đã đến giờ hoạt động gì rồi?
- Giờ hoạt động góc các con sẽ làm gì?
- Ở lớp mình có những góc chơi nào?
*Cô giới thiệu nội dung ở các góc chơi.
- Góc phân vai: Cửa hàng bán ra sạch, trái cây tươi. 
- Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả. 
- Góc nghệ thuật: Hát bài hát về quả, vẽ cắt xé dán quả.
- Góc học tập: Xem Album rau, tô chữ cái đã học, tìm chữ qua tranh, tìm số lượng chữ số tách nhóm trong phạm vi 5, 6, 7.
- Góc thiên nhiên: Cho chăm sóc rau, cây, trồng rau, cây ăn quả.
- Góc khám phá khoa học: Sự phát triển của cây từ hạt.
* Hoạt động 3: Cho cháu chọn góc chơi, đeo thẻ và thỏa thuận trước khi chơi, cô nhắc nhở cháu chơi liên kết không chạy mất trật tự.
- Cho cháu vào góc chơi cô quan sát bao quát.
*Hoạt động 4: Nhận xét: Cô cho tập trung cháu và hỏi cháu ở góc xây dựng, góc thiên nhiên đã làm gì?
Nhận xét buổi chơi
Nhận xét………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………............
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Từ 24/01 - 28/02/2014
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I- Mục đích yêu cầu
- Cháu nói được tên, đặc điểm bộ phận lợi ích của 1 số loại rau, quả cháu biết lợi ích của rau.
- Cháu chơi trò chơi hứng thú không xô đẩy bạn
II- Chuẩn bị:
- Đồ chơi ngoài trời, hoa cho cháu quan sát.
- Nước, cát, thuyền giấy, lá cây, phấn.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ổn định
Cho cháu hát “ Em yêu cây xanh”.
- Cây cho các con những gì?
Cho gieo hạt.
Hoạt động 2: Quan sát
- Đây là rau gì?
- Rau này có đặc điểm gì? Có những bộ phận nào?
- Trên thân cây và cành con nhìn thấy được gì? 
- Phần nào của rau ăn được?
- Cách chế biến món ăn từ rau?
- Rau cho cơ thể chúng ta chất dinh dưỡng gì?
- Các con vừa quan sát gì?
*Họat động 3: Trò chơi
+ Cho cháu chơi trò chơi vận động: Truyền tin 
Cô giải thích cách chơi: Có 3 nhóm xếp hàng dọc. Bạn nhóm trưởng đứng ở đầu hàng lên gặp cô nhận thông tin từ cô về truyền vào tai bạn đứng phía sau mình cứ như vậy các con sẽ truyền tiếp tục đến khi nào đến bạn ở cuối hàng bạn cuối hàng sẽ thực hiện câu lệnh đó.
- Luật chơi: câu lệnh phải được truyền chính xác, nếu bạn cuối hàng thực hiện không đúng câu lệnh thì đội đó thua.
Cô tổ chức cháu chơi.
Nhận xét kết quả chơi.
- Các con chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi dân gian: bỏ lá
+ TCDG: kéo co
nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 4: Cho cháu chơi tự do trên sân
Cô giới thiệu các đồ chơi, trò chơi có trên sân, nhắc nhở cháu khi chơi không chen lấn giành đồ chơi.
+Hết giờ chơi cho cháu tập trung lại nhận xét buổi chơi
Nhận xét: ........................................................................................................
.........................................................................................................................
	Giáo viên
	Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ hai ngày 24 tháng 02 năm 2014
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “ MỘT SỐ LOẠI RAU QUẢ”
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết được nhiều tên rau, trái cây.
- Cháu nhận biết được sự khác nhau của quả.
- Giáo dục: Cháu biết lợi ích dinh dưỡng của rau, quả.
II- CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh rau các loại, trái cây. Bài hát "quả"
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1: Cho cháu hát theo nhạc bài " Qủa"
Cho cháu kể tên quả mà cháu biết. Ngoài ra còn có những loại quả không thuộc loại trái cây mà là rau các con kể xem?
Hoạt động 2: 
+ Cho cháu xem hình ảnh về một số loại rau- quả
- Cho cháu nói nhận xét về đặc điểm( thân, cành, lá,..) dấu hiệu đặc trưng của rau- quả.
- Lợi ích của rau là gì?( dùng làm thức ăn).
- Quả nào là trái cây?( xoài, chuối, mít, đu đủ..)
- Qủa nào không là trái cây?( su, bầu, bí, mướp..)
- Các con được ăn các món nào được chế biến từ rau? Rau nào thì ăn sống được? rau nào thì cần nấu chín?
- Giáo dục cháu ăn nhiều rau, ăn được các loại rau khác nhau vì rau có lợi cho cơ thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin.
Hoạt động 3: 
+ Tổ chức cho cháu chơi " vận chuyển rau"
Cô giới thiệu và giải thích cách chơi. tổ chức cho cháu chơi.
* Nhận xét lớp
Nhận xét tiết học: ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….. 
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoản cách 4 m.
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện được vận động ném bóng cho bạn đối diện bắt và bắt được bóng đúng tư thế bằng 2 tay. 
- Rèn sự phát triển cơ tay, cơ chân và sự khéo léo nhanh nhẹn. 
- Cháu nhanh nhẹn thực hiện, hứng thú tham gia.
II- Chuẩn bị: : Bóng, 2 vạch mức cách nhau 4m, sân bãi sạch, mũ mão mèo.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: Xếp 3 hàng dọc
Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân vừa đi vừa hát “ Qủa”
* Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
Tay : 2 tay ra trước lên cao( 2 l x 8 nhịp)
Chân : ngồi xổm đứng lên liên tục
Lưng bụng: nghiêng người sang bên
Bật: Bật tiến về trước
* Hoạt động 3:Vận động cơ bản: 
Cô giới thiệu vận động: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoản cách 4 m.
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
TTCB: Hai tay cầm bóng đưa cao khỏi đầu chân đứng sau vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh ném thì đầu hơi ngã về sau dùng sức của tay ném bóng thẳng về trước cho bạn đứng đối diện bắt. Khi bạn ném bóng về phía mình thì 2 tay mình chuẩn bị giơ lên đón bắt bóng không ôm bóng vào người.
Cho 2 cháu thực hiện.
Cô cho cháu lần lượt thực hiện mỗi lần 2 cháu khi đến hết lớp
Cô quan sát sửa sai
Cho cháu khá thực hiện lại
Cho cháu yếu thực hiện
- Các bạn thực hiện vận động gì?
* Giáo dục: các con luyện tập thể dục để có sức khỏe nhé!
* Hoạt động 4: Trò chơi " Mèo đuổi chuột" 
+ Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
Cho cháu chơi 3 lần. Cô quan sát và nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng
Nhận xét:………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 26 tháng 02 năm 2014 
 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Một số loại rau
 I- Mục đích yêu cầu: 
* Kiến thức: Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của rau. Biết được phần sử dụng của rau và các món ăn từ rau, biết được ích lợi dinh dưỡng của 1 số loại rau. 
*Kỹ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, nhận biết, mô tả, diễn đạt ý mạch lạc, khả năng so sánh phân loại. 
*Thái độ: Giáo dục trẻ thích ăn rau và thường xuyên ăn rau 
II- Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Một số loại rau quả thật (khoai tây, cà rốt, bắp cải, dưa leo, cà chua) giỏ đựng rau.
- Đồ dùng của trẻ: rau củ bằng nhựa. Lô tô các loại rau, bút màu, đất nặn, bảng con, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Em yêu cây xanh”
- Các con biết cây phát triển như thế nào? 
Cho cháu xem sự phát triển của cây và đàm thoại về lợi ích của việc trồng cây, lợi ích của rau. 
Cô và cháu đi chợ mua rau
* Hoạt động 2: Quan sát
* Rau ăn củ: Cô đọc câu đố về cà rốt
+ Cho cháu quan sát củ cà rốt
Hỏi trẻ loại rau đó có đặc điểm gỉ? (- Cà rốt có lá, có củ dài màu vàng cam, có rễ) Hỏi trẻ phần nào ăn, phần nào bỏ?
+ Cho cháu quan sát củ khoai tây.
Hỏi trẻ loại rau đó có đặc điểm gì? ( khoai tây có củ ngắn màu vàng nhạt, nhiều tinh bột) Hỏi trẻ phần nào ăn, phần nào bỏ?
- Cà rốt, khoai tây là loại rau ăn gì? Có thể nấu được những món gì ( Luộc, sào, nấu canh)
 So sánh 2 loại rau ( cà rốt, khoai tây )
+ Giống nhau: đều là rau ăn củ
+ Khác nhau: khoai tây củ ngắn màu vàng nhạt- cà rốt củ dài cà rốt màu vàng cam.
- Cho kể tên một số loại rau ăn củ khác( su hào, khoai từ, củ cải trắng)
 Cô tóm tắt: rau ăn củ có nhiều hình dạng khác nhau nhưng có điểm chung là có lá ở trên, củ ở dưới mình ăn phần củ.
 *Rau ăn lá: ( bắp cải, rau ngót)
Cô đọc câu đố về bắp cải
- Cho trẻ quan sát nêu đặc điểm của rau( Có cuống, có lá hình tròn màu xanh, nhiều lá xếp chồng lên nhau- rau ngót có thân dài lá tròn màu xanh)
- Cô hỏi trẻ thường ăn phần nào bỏ phần nào? ăn lá, ngọn bỏ cuống
- Bắp cải, rau ngót gọi là loại rau ăn gì?
- Bắp cải rau ngót nấu được những món gì? (Nấu canh, sào, làm dưa…)
- Cho trẻ kể tên một số loại rau ăn lá khác( mồng tơi, cải thảo, rau má..)
* Cô tóm tắt: rau ăn lá có nhiều loại đều có phần rễ, thân lá, ăn thì ăn phần lá.
* Rau ăn quả: (quả cà chua, dưa leo)
- Cho trẻ nêu đặc điểm cấu tạo màu sắc, hình dáng ( cà chua tròn, màu đỏ, dưa leo dài màu xanh…)
- Hỏi trẻ ăn phần nào? Là rau ăn gì?Vì sao gọi là rau ăn quả? Có thể ăn sống hay ăn chín? chế biến như thế nào?
- Cho trẻ so sánh cà chua- dưa leo:
* Giống nhau: Đều là rau ăn quả
* Khác nhau: Cà chua tròn, khi chín màu đỏ
Dưa leo dài có màu xanh
- Cho trẻ kể tên một số loại rau ăn quả khác
Cho trẻ sờ và đếm tất cả mấy loại rau? Có mấy nhóm rau? Là nhóm rau gì?
- Trước khi ăn những loại rau này ta phải làm gì?
- Ăn rau có tác dụng gì? ( bổ sung vitamin khoáng chất giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, mau lớn) 
Trong những loại rau này con thích ăn loại rau nào? vì sao? ( Rau giúp cơ thể khoẻ mạnh da hồng hào măt sáng…)
- Giáo dục trẻ ăn đủ các loại rau, thường xuyên ăn rau. 
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Cho chơi “Rau gì biến mất” cô giải thích tiến hành chơi.
* Cho trẻ chơi thu hoạch rau: Chia cháu làm 3 đội cô yêu cầu đội nào lấy nhóm rau nào trẻ lấy đúng nhóm rau đó bày lên bàn cô và trẻ cùng kiểm tra xem đã lấy đúng yêu cầu chưa. Cô nhận xét.
* Chơi chọn rau qua tranh lô tô với tên gọi “ Xem ai chọn đúng”
+ lần 1 cô nói tên rau.
+ lần 2 cô nói đặc điểm của rau. Cô nhận xét khen động viên.
* Cho cháu vào bàn vẽ nặn loại rau mà cháu thích ăn. Cô quan sát nhận xét. Nhắc cháu tư thế ngồi, cầm bút.
* Củng cố: Hỏi lại đề tài
* Giáo dục: Thường xuyên ăn rau và nhớ rửa rau bằng nứơc sạch trước khi ăn.
Nhận xét lớp:
Nhận xét: ..................................................................................................................
..................................................................................................................................
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 27 tháng 02 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Truyện “ QUẢ BẦU TIÊN”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện, nhân vật trình tự nội dung truyện.
- Cháu hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục của truyện.
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình sau khi nghe kể.
- Giáo dục cháu có lòng tốt bụng, không tham lam.
II- Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện và con rối.
- Giấy vẽ, sáp màu đất nặn, bảng, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu nghe và hát theo nhạc bài “Quả”
Bài hát nói về gì? Các con biết được những quả nào? Cô giới thiệu đến cháu có một tập tranh kể về một loại quả không thuộc loại trái cây mà là thuộc loại rau.
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện.
+ Xem 1lần đàm thoại theo nội dung tranh. 
Cho cháu đặt tên cho tập tranh. Cô và cháu cùng thống nhất với tên gọi giống như tên câu chuyện “ Quả Bầu Tiên”.
+ Cô kể lần 1 + xem tranh.
+ Cô kể lần 2 chi tiết + sử dụng rối.
Hoạt động 2: Đàm thoại
- Cô kể cho con nghe truyện gì?
- Trong truyện có những ai?
- Tại sao cậu bé cứu chim én? Chim én trả ơn cho chú bé như thế nào?
- Tại sao tên địa chủ cứu chim én?
- Quả bầu của cậu bé và quả bầu của tên địa chủ có gì khác? Tại sao?
- Con thích nhân vật nào?
* Giáo dục: Các con học hỏi tính cách hiền lành tốt bụng giống với cậu bé trong truyện thì kết sẽ được tốt đẹp.
* Cho cháu chơi " Chuyền quả". Cô giải thích: Các con chia thành 2 đội mỗi đội có nhiệm vụ chuyền quả bầu này bắt đầu từ bạn đầu tiên lần lượt chuyền ra sau cho bạn cho đến bạn cuối hàng. Đội nào chuyền được nhanh không làm rơi quả là thắng cuộc.
Cô tổ chức cho cháu chơi 2 lần. 
Hoạt động4: Cho cháu vẽ, nặn quả bầu tiên. 
Cô quan sát cháu thực hiện, nhận xét và động viên.
Nhận xét lớp:
* Nhận xét	
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Nặn các loại quả
 I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được đặc điểm hình dạng, tên gọi của nhiều loại quả và nặn được các loại quả.
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng nặn cơ bản như xoay tròn, lă

File đính kèm:

  • docTUẦN 4- MỘT SỐ LOẠI RAU- QUẢ.doc
Giáo án liên quan