Giáo án Thể dục lớp 6 tiết 21: Thể thao tự chọn (cầu lông) - Chạy bền

1. Kỹ thuật cầm vợt cầu lông cơ bản

Cách cầm vợt đúng nên là bài tập đầu tiên của người mới tập chơi. Cách cầm vợt đúng sẽ giúp người chơi phát huy được tối đa sức mạnh của các khớp (cổ tay, khuỷu tay và vai), đạt được sự chính xác của đường cầu và điểm rơi của trái cầu và linh hoạt trong thực hiện qua lại các động tác đánh cầu phía bên trái và phía bên phải.

Cách cầm vợt cơ bản (basic grip) có thể dùng để đánh cú thuận tay (forehand grip, cầu phía bên phải của người chơi) và đánh cú trái tay (backhand grip, cầu phía bên trái của người chơi).

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục lớp 6 tiết 21: Thể thao tự chọn (cầu lông) - Chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 10 /2011 TIẾT 21
Ngày giảng: 27/ 10 /2011
 THỂ THAO TỰ CHỌN ( Cầu Lông) - CHẠY BỀN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Thể thao tự chọn: Biết lịch sử phát triển cầu lông, biết cách cầm vợt, cách cầm cầu, các động tác bổ trợ.
-Chạy bền: Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên.
2.Kỹ năng:
-TTTC( Cầu lông): Hiểu được lịch sử phát triển cầu lông, thực hiện được cách cầm vợt,
cách cầm cầu, các động tác bổ trợ.
-Chạy bền: Thực hiện cơ bản đúng chạy bền trên địa hình tự nhiên. Nâng dần thành tích.
3.Thái độ:
 - Häc sinh thùc hiÖn tèt nh÷ng yªu cÇu do gi¸o viªn ®Ò ra. 
 - §¶m b¶o an toµn trong tËp luyÖn.
II.ĐỊA ĐIỂM vµ thiÕt bÞ d¹y häc.
-Sân trường số 2 Gia Phó.
-Đồ dùng GV: Còi, vợt, cầu.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
 NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 A.PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Nhận lớp:
GV nhận lớp và phổ biến mục tiêu yêu cầu bài học.
2.Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng một vòng sân.
- Xoay khớp cổ chân kết hợp khớp cổ tay, khớp vai, khớp hông, khớp gối.
-Ép dọc–ép ngang.
-Đứng lên ngồi xuống theo nhịp vỗ tay.
 B.PHẦN CƠ BẢN:
 1. -TTTC( Cầu lông):
-Lịch sử phát triển môn cầu lông.
( Tài liệu tham khảo)
- Cách cầm vợt.(Có hình ảnh minh họa trang bên).
-Cách cầm cầu.
-Cách động tác bổ trợ:
*Hệ thống: 
-Lịch sử.
-Cách cầm vợt, cầm cầu.
2. Chạy bền:
-Chạy bền trên địa hình tự nhiên.
Nam chạy 3 vòng, nữ chạy 2 vòng.
C. PHẦN KẾT THÚC
1.Hồi tĩnh:
-HS tập các động tác thả lỏng nhẹ nhàng
2.Dặn dò: Giao BTVN
-GV nhận xét giờ.
-Kết thúc giờ học.
8-10p
2Lx8n
2Lx8n
10L
28-30p
( 24p)
(4-6p)
4-5p
 - §éi h×nh nhËn líp. 
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 GV
 - §éi h×nh khëi ®éng.
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x 
 CS
GV yêu cầu HS khởi động kĩ.
.
GV giới thiệu lịch sử và làm mẫu kĩ thuật.
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x 
GV
-Hướng dẫn HS tập các động tác bổ trợ.
Gọi 1-2 HS nêu lại.Hs khác nhận xét, GV nhận xét hệ thống.
GV nêu yêu cầu và cho HS chạy vòng quanh sân trường ( 2 -3vòng ).
GV bao quát nhắc nhở động viên HS chạy hết cự ly, nâng dần thành tích.
HS xếp 3 hàng ngang thả lỏng. 
ĐHKT x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 GV
Kỹ thuật cầm vợt cầu lông cơ bản
Cách cầm vợt đúng nên là bài tập đầu tiên của người mới tập chơi. Cách cầm vợt đúng sẽ giúp người chơi phát huy được tối đa sức mạnh của các khớp (cổ tay, khuỷu tay và vai), đạt được sự chính xác của đường cầu và điểm rơi của trái cầu và linh hoạt trong thực hiện qua lại các động tác đánh cầu phía bên trái và phía bên phải.
Cách cầm vợt cơ bản (basic grip) có thể dùng để đánh cú thuận tay (forehand grip, cầu phía bên phải của người chơi) và đánh cú trái tay (backhand grip, cầu phía bên trái của người chơi).
Cầm thân vợt bằng tay trái (Làm ngược các hướng dẫn nếu bạn là người thuận tay trái.)
Cầm và nghiêng mặt vợt vuông góc 90 độ so với mặt đất (như hình vẽ).
Lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa (hơi lệch về cuối cán vợt). Tư thế cầm cán vợt như đang "bắt tay".
Các ngón tay ôm nhẹ quanh cán vợt. Ngón cái tựa trên cán vợt, đầu cón cái hướng về phía đầu cán vợt.
Các ngón trỏ và giữa phải được đặt sao cho thoải mái.
Tư thế cầm vợt đúng phải tạ o nên được một góc chữ V giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ (như hình vẽ).
So sánh tay cầm cán vợt đúng và tay cầm cán vợt sai.
 *LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẦU LÔNG:
1.Thế giới:
Trò chơi đã được trẻ em ở vùng Viễn Đông chơi hàng thế kỷ, và được quân đội Anh đóng ở Ấn Độ thập niên 1860 học hỏi và bắt chước.
Người Anh thêm vào cái lưới và trò chơi trở thành môn thi đấu có tên "poona". Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi.
Năm 1893, môn thể thao được đưa về Anh và từ giờ, tên của nó trong tiếng Anh là "badminton". Lý do là vì các vị khách tại lâu đài Badminton House, trong một bữa tiệc do bá tước xứ Beaufort khoản đãi, đã gọi môn thể thao này là "trò chơi ở Badminton".
Năm 1877, bộ quy tắc chuẩn đầu tiên được câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đề đạt.
16 năm sau, một tổ chức cấp quốc gia của Anh ra đời. Rồi năm 1899, họ tổ chức giải đấu tại Anh lần đầu tiên.
Trong thế kỷ 20, môn cầu lông ngày càng được ưa chuộng và nhanh chóng đạt mức quốc tế với sự thành lập của Liên đoàn Cầu lông Quốc tế IBF (tiền thân của BWF hiện nay) năm 1934.
Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.
Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.
Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này đạt vị trí là môn thi đấu tại Olympic.
Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên ấy, Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic.
Ở Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ.
Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất giải đôi nữ.
Bốn năm trước, Indonesia một lần nữa giành giải đôi nam, nhưng Trung Quốc vẫn giành nhiều huy chương vàng nhất.
Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000.
Và hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode. 
2.Sự phát triển môn cầu lông ở Việt Nam:
Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường: thực dân hóa và việt kiều về nước.
Mãi đến năm 1960 mới xuất hiện 1 vài câu lạc bộ ở các TP lớn như HN, Sài gòn. Đến năm 1961 Hà nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thànhviên lần đầu tiên tại vườn Bách thảo Hà Nội song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn ở mức thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh nên phong trào không được nhân lên mà còn tạm thời bị lắng xuống.
Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như Tp HCM, Hà Nội, Hải phòng, An giang, Cửu long, Bắc ninh, Bắc giang, Lai châu
Để lãnh đạo phong trào đúng hướng, Tổng cục TDTT (nay là Ủy ban TDTT) đã thành lập Bộ môn Cầu lông vào năm 1977.
Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Hà nội đã đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông Việt Nam trên đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao.
Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập (VBF).
Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn cầu lông Châu á “ABF” (nay là BAC).
Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông TG “IBF” (nay là BWF).
3. Cầu thủ xuất sắc việt nam:
* Nguyễn Tiến Minh, sinh 12/2/1983 -TPHCM
*Vũ Thu Trang 1992 –Bắc Giang
*7 tay vợt nam gồm: Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Hoàng Nam, Dương Bảo Đức, Lê Hà Anh, Bùi Bằng Đức, Đào Mạnh Thắng, Nguyễn Hoàng Hải). 
*5 tay vợt nữ gồm: Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Sen, Thái Thị Hồng Gấm, Phùng Nguyễn Phương Nhi, Lê Thu Huyền.

File đính kèm:

  • docTiết 21 lớp 6.doc