Giáo án Thể dục Lớp 3 - Tuần 33 đến 35 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu

Thứ Tư, ngày 12 tháng 5 năm 2021

THỂ DỤC:

Bài 67: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM

 2-3 NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người

- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.

3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, VS sạch sẽ.

 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 3 - Tuần 33 đến 35 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tổ. GV theo dõi

10 - 12’
4 – 5’

Phần cơ bản
3. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, sau mỗi lần chơi đội nào thua phải chịu phạt theo yêu cầu đội thắng

7 - 9’

Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng 
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần

------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NHÂN HOÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng nhân hoá hợp lí 
3. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “ Hộp quà bí mật”: Nội dung liên quan bài: Đặt và TLCH : bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : 
- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá.
*Cách tiến hành: 
*Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi
- Gọi HS đọc đoạn thơ, đoạn văn 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> chia sẻ
+ Tìm các sự vật được nhân hoá
+ Cách nhân hoá
- GV nhận xét chốt lời giải đúng 
+ Em thích nhất hình ảnh nào ? Tại sao?
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
+ Bài yêu cầu viết đoạn văn để làm gì ?
+ Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập 
- GV gọi một số HS đọc bài viết
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, phân tích.
* GDBVMT: Bầu trời buổi sớm hay vườn cây có gì đẹp?
+ Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường?
* HĐ nhóm 4 -> Cả lớp
- 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ đoạn văn
- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào phiếu -> báo cáo kết quả.
* Dự kiến đáp án:
- Đoạn văn a)
+ Sự vật được nhân hóa: cây đào
-> Nhân hóa bằng từ ngữ chỉ bộ phận của người: mắt
-> Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người : cười,tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim.
- Đoạn văn b)
+ Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá gạo, cây gạo
-> Nhân hoá bằng cách chỉ bộ phận của người : anh em
-> Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người : kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát
* HĐ cá nhân-> Cả lớp
- HS đọc yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
+ Tả lại bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây
+ Trong đoạn văn ta phải chú ý sử dụng phép nhân hoá
- HS viết vở bài tập
- 5, 6 HS đọc bài viết
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung
- Bình chon bạn có bài viết tốt nhất
+ HS nêu
+ HS nêu (VD: chăm sóc cây, tưới nước cho cây, dọn dẹp VS môi trường)
3. HĐ ứng dụng (1 phút): 
- Có ý thức sử dụng nhân hoá trong bài viết để bài viết sinh động hơn
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- VN tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và cho biết các sự vật được nhân hoá bằng cách nào.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 7 tháng 5 năm 2021	
THỂ DỤC:
Bài 66: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN 
 THEO NHÓM BA NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Chơi trò chơi HS ưa thích
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m 
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ 
1-2’ - 1 lần


Phần cơ bản
1. Ôn tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người:
- HS thực hiện tung và bắt bóng cá nhân tại chỗ 1 số lần sau đó tập di chuyển
- HS tập theo từng nhóm 2-3 em, đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau, GV theo dõi
2. Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm hai người:
- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4m và tung bóng qua lại cho nhau
3. Nhảy dây kiểu chụm 2 chân:
- HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo khu vực quy định của từng tổ. GV theo dõi
4. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, có phân thắng, thua - thưởng, phạt
4 - 5’
5 - 7’
4 - 5’
6 - 8’

Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, thả lỏng toàn thân, hít thở sâu 
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần


----------------------------------------------------------------------------
TUẦN 34
Thứ Tư, ngày 12 tháng 5 năm 2021
THỂ DỤC:
Bài 67: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 
 2-3 NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, VS sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m 
- Chơi trò chơi: Chim bay cò bay
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ 


Phần cơ bản
1. Ôn động tác tung, bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 - 3 người:
- HS thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2-3 người, chú ý tung bóng khéo léo, đúng hướng, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để tại chỗ hoặc di chuyển bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mới di chuyển động tác tung bóng đi cho bạn
- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4m và tung bóng qua lại cho nhau
2. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân:
- HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo khu vực quy định của từng tổ. GV theo dõi

8- 10’
4 - 6’
3. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, có phân thắng, thua - thưởng, phạt

6 - 8’

Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, làm động tác cúi người thả lỏng, rồi đứng thẳng, rồi lại cúi người thả lỏng và hít thở sâu 
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
2-3’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần


---------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số từ ngữ nó về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu câu hợp lí 
3. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 3
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Lớp chơi trò chơi: “Gọi thuyền”
- TBHT điều hành
- Nội dung chơi T/C: Tìm những hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ 1, 2 của bài: Mưa (...)
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Trả lời: Mây đen lũ lượt kéo về. mặt trời lật đật chui vào trong mấy, cây lá xoè tay.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : 
- Nêu được một số từ ngữ nó về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
*Cách tiến hành: 
*Việc 1: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: 
- YC HS làm việc cá nhân-> chia sẻ
- TBHT cho lớp chia sẻ:
+ Thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
a. Trên mặt đất.
b. Trong lòng đất.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- GV đặt câu hỏi mở rộng:
+ Cây cối mang lại những gì?
+ Mỏ than mang lại ích lợi gì?(...)
Bài tập 2: 
- GV gọi HS đọc YC bài
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2
+ Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.
=> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Cho HS quan sát một số công trình đẹp của nhân loại
*Việc 2: Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập 
- GV nhận xét, đánh giá
+ Câu chuyện trên có gì đáng cười?
(Đáng cười ở câu hỏi thơ ngây của em bé cuối câu chuyện vì thực ra Mặt Trời luôn tồn tại, chỉ có điều vào ban đêm chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời mà thôi)

* HĐ cá nhân –cả lớp
- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào VBT -> báo cáo kết quả.
-> Cây cối, biển cả, thú, đất đai,...
-> Mỏ than, mỏ dầu, mỏ thiếc,...
+ Cây cối mang lại bóng mát, rau xanh, quả chín,..
+ Mang lại than để đun nấu, xuất khẩu lấy tiền,..
* HĐ cá nhân –cặp đôi – Lớp
- HS đọc yêu cầu
- Hs làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi.
- Thống nhất đáp án
+ Con người xây dựng nhà cửa, công trình, công viên, khu giải trí,...
- HS quan sát tranh, ảnh chụp
* HĐ cá nhân -> Cả lớp
- HS đọc YC bài
- HS viết vở bài tập
- HS chia sẻ đáp án, giải thích việc điền dấu câu
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
 Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:.....
- Đúng đấy, con ạ
3. HĐ ứng dụng (1 phút): 
- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- VN tìm hiểu thêm về một số công trình kiến trúc đẹp mà con người đã xây dựng để làm cho thiên nhiên đẹp thêm giàu thêm.
------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2021
THỂ DỤC:
Bài 68: ÔN TẬP TUNG VÀ BẮT BÓNG.
 TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m 
- Ôn bài thể dục phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Chơi trò chơi: Kết bạn
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ 


Phần cơ bản
1. Ôn tập tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 em:
- HS thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2-3 người.
Chú ý tung bóng khéo léo, đúng hướng, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để tại chỗ hoặc di chuyển bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mới di chuyển động tác tung bóng đi cho bạn
- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4m và tung bóng qua lại cho nhau. Chú ý từng đôi di chuyển chầm chậm và lần lượt tung, bắt bóng,cố gắng tung và bắt bóng chính xác
2. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, có phân thắng, thua - thưởng, phạt
8- 10’
4 - 6’
6 - 8

Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng và hít thở sâu 
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
2-3’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần

------------------------------------------------------
TUẦN 35
Thứ Tư, ngày 19 tháng 5 năm 2021
THỂ DỤC:
Bài 69: ÔN NHẢY DÂY - TUNG VÀ BẮT BÓNG. 
 TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân, nhẹ nhàng, nhịp điệu
- Biết cách tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi trò chơi đúng luật.
3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, 4 đầu ngựa.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m 
- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Chơi trò chơi HS ưa thích
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1 - 2’ 



1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 em:
- HS thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2-3 người. GV chia HS đứng theo từng nhóm 3 em theo hình tam giác rồi tung bóng qua lại cho nhau. 
- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4m và tung bóng qua lại cho nhau. 

5 - 7’


Phần cơ bản
2. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân:
- HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo khu vực quy định của từng tổ. GV theo dõi
- Các tổ thi nhảy dây kiểu chụm 2 chân:
Các tổ đều thực hiện 1 em nhảy 1 em đếm số lần nhảy của bạn, ai nhiều nhất là thắng
3. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi. Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi có phân thắng - thua
 4 - 5’
4 - 5’
5 - 6’

Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng và hít thở sâu 
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn luyện các nội dung đã học
1-2’ - 1 lần
2-3’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần


---------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.
	- Nghe và kể lại câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, rèn kỹ năng nghe – kể
3. Phẩm chất: Có thói quen đọc sách và yêu thích hoạt động đọc.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc học kì II 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Lớp hát bài “Ở trường cô dạy em thế”
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 Việc 1: Kiểm tra đọc (số HS lớp chưa đạt YC của các tiết trước đó).
- GV yêu cầu HS lên bốc thăm 
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp)
- GV nhận xét, đánh giá
*Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1:
=> GV yêu cầu những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.

- HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút )
- HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- HS trả lời câu hỏi 
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm 
3.Hoạt động thực hành (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe và kể chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng”
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV gọi HS đọc YC của bài
a) GV kể chuyện lần 1
- GV giao nhiệm vụ
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ: 
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
+ Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
- GV và HS nhận xét, đánh giá
b) GV kể chuyện lần 2
- GV tổ chức ch HS bình chọn bạn kể chuyện hay và khôi hài nhất
c)Tổng kết
+ Câu chuyện này gây cười ở điểm nào?
- Đọc yêu cầu BT 
- QS tranh minh họa câu chuyện
- Hs theo dõi, lắng nghe
- HS làm việc cá nhân - HS trao đổi cặp đôi -> chia sẻ trước lớp
+ Để làm một công việc khẩn cấp
+ Chú dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
+ Vì chú nghĩ là ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy sẽ nhanh hơn
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- 1HS M4 kể lại toàn bộ câu chuyện
+ HS kể chuyện theo cặp
+ HS thi kể lại nội dung câu chuyện
- Bình chọn bạn kể chuyện hay và khôi hài nhất
+ Vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm là phụ thuộc vào số lượng cẳng,
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Luyện đọc cho hay hơn
-------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 21tháng 5 năm 2021
THỂ DỤC:
BÀI 70: TỔNG KẾT NĂM HỌC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhắc được những nội dung cơ bản đã học trong năm học và thực hiện cơ bản đúng một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi trò chơi đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ các vạch cho tập đi chuyển hướng phải, trái.
III. NỘI DUNG VÀ P

File đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_3_tuan_33_den_35_nam_hoc_2020_2021_pham.doc