Giáo án Thể dục Lớp 3 - Tuần 31+32 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu

TUẦN 32

Thứ Tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021

THỂ DỤC:

BÀI 63: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG

 TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người

- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.

3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.

 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 3 - Tuần 31+32 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ Hai, ngày 19 tháng 4 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY.
. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kể được tên một vài nước mà em biết và chỉ được vị trí của các nước đó trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
- Viết được tên các nước vừa kể
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ tên các nước và sử dụng dấu câu hợp lí 
3. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bản đồ hoặc quả địa cầu
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì? 
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : 
- Kể được tên một vài nước mà hs biết, chỉ được vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu, viết được tên các nước vừa kể.
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu 
*Cách tiến hành: 
*HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước
Bài tập 1: HĐ cá nhân-> Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.
+ Yêu cầu Hs cá nhân-> chia sẻ.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
=> GV củng cố vốn từ về các nước, giới thiệu đôi nét đặc sắc về một số nước trên thế giới
Bài tập 2: HĐ cá nhân -> Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
+ Làm bài cá nhân
+ Nhận xét, đánh giá bài làm của HS
- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
+ Tên các nước cần viết như thế nào?
- GV lưu ý cách viết một số nước: Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a (Viết hoa chữ cái đầu tiên, sử dụng gạch nối giữa các tiếng)
*HĐ 2: Ôn về dấu phẩy
Bài tập 3: HĐ nhóm đôi -> Cả lớp
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3.
- Trao đổi theo nhóm (theo bàn) 
* GV lưu ý đối tượng HS M1 nhận biết sử dụng dấu câu hợp lí
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
=>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết.

- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân-> chia sẻ: HS nêu các nước và tìm vị trí các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới
+ HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
+ HS làm bài cá nhân
*Dự kiến KQ:
+ Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Bỉ, Thủy Sĩ,...
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
- HS thảo luận -> chia sẻ bài làm
*Dự kiến KQ:
a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

3. HĐ ứng dụng (1 phút): 
- VN tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài học
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- VN đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó
-----------------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
THỂ DỤC:
Bài 61: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
.- Ôn lại động tác tung và bắt bóng cá nhân .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng . 
- Chơi trò chơi : “Ai kéo khỏe “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi, Tham gia chơi ở mức tương đối chủ động .
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

Phần mở đầu
1. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2. Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
3. Chạy chậm trên sân trường 100-200m
4. Ôn bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản
1. Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân:
- GV tập hợp HS, cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi, sửa sai
2. Trò chơi “Ai kéo khỏe”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. GV chú ý nhắc nhở HS phải đảm bảo an toàn, không đùa nghịch 
- Lần 1: Cho 1 số HS chơi thử
- Lần 2: Chơi chính thức
Đối với từng đôi chỉ thi 3 lần, bạn nào được 2 lần bạn đó thắng
Phần kết thúc
1. Đi lại thả lỏng và hít thở sâu
2. Tập những động tác hồi tĩnh
3. GV và HS hệ thống bài
4. Nhận xét đánh giá kết quả giờ học
5. Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng 
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
 3-4’ - 1 lần
12 - 14’
2 - 3’
9 - 10’
6 - 8’
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần

--------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021
THỂ DỤC:
Bài 62: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG 
TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách tung, bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay)
- Trò chơi “Ai kéo khỏe”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
1. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2. Ôn bài thể dục phát triển chung
3. Đi thường theo 1 hàng dọc sau đó chuyển thành đội hình vòng tròn
4. Trò chơi: Đi - chạy ngược chiều theo tín hiệu 
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ 
Phần cơ bản
1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai người:
- GV tập hợp HS, hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Từng em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần
- Cho HS tập theo từng đôi một, GV nhắc HS chú ý phối hợp toàn thân khi thực hiện động tác và cách di chuyển để bắt bóng. Khi tung bóng các em dùng lực vừa phải để tung bóng đúng hướng, khi bắt bóng cần khéo léo, nhẹ nhàng, chắc chắn
2. Trò chơi “Ai kéo khỏe”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. GV chú ý nhắc nhở HS phải đảm bảo an toàn, sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Đối với từng đôi chỉ thi 3 lần, bạn nào được 2 lần bạn đó thắng
12 - 14’
2 - 3’
9 - 10’
6 - 8’

Phần kết thúc
1. Đi lại thả lỏng và hít thở sâu
2. Trò chơi hồi tĩnh
3. GV và HS hệ thống bài
4. Nhận xét đánh giá kết quả giờ học
5. Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng 
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
--------------------------------------------------------------------
TUẦN 32
Thứ Tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021
THỂ DỤC:
BÀI 63: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG 
 TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Ôn bài thể dục phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Trò chơi: Tìm con vật bay được
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 150 - 200m 
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ 
1-2’ - 1 lần
Phần cơ bản
1. Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 người:
- Từng em một tập tung và bắt bóng tại chỗ một số lần
- Cho HS tập theo từng đôi một, GV nhắc HS chú ý phối hợp toàn thân khi thực hiện tung và bắt bóng. Sau 1 số lần,GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng, cần nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, vừa tầm khéo léo để bắt bóng hoặc tung bóng 
2. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, quy định chơi, tổ chức cho 1 số em chơi thử. Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, sau mỗi lần chơi đội nào thua phải chịu phạt theo yêu cầu đội thắng
12 - 14’
2 - 3’
9 - 10’
6 - 8’

Phần kết thúc
- Chạy chậm và thả lỏng, hít thở sâu
- Trò chơi hồi tĩnh
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
-------------------------------------------------------
THỂ DỤC:
Bài 64: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI
 TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TT
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 150 - 200m 
1-2’ - 1 lần
3-4’ - 1 lần
1-2’ 
1-2’ - 1 lần

Phần cơ bản

1. Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người:
- Từng HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng một số lần
- Cho HS tập theo từng nhóm (3 em), đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Khi tung và bắt bóng HS cần thực hiện phối hợp toàn thân
- GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải, sang trái để bắt bóng, động tác cần nhanh, khéo léo, tránh vội vàng
2. Trò chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, Sau đó tổ chức cho cả lớp cùng chơi, sau mỗi lần chơi đội nào thua phải chịu phạt theo yêu cầu đội thắng

10 - 12’
9 - 10’
Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, thả lỏng và hít thở sâu
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần


---------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “BẰNG GÌ?”
 DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.
	- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.
	- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?
2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu hai chấm hợp lí 
3. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì? 
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : - Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.
	 - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.
	 - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?
*Cách tiến hành: 
*Việc 1: Dấu chấm, dấu hai chấm
Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài
- Yêu cầu Hs N2-> chia sẻ.
+ Trong bài có mấy dấu hai chấm?
+ Vậy theo em, dấu hai chấm thứ nhất dùng để làm gì ?
+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để làm gì ?
+ Dấu hai chấm thứ 3 dùng để làm gì ?
- Qua bài tập, em thấy dấu hai chấm được dùng làm gì?
=> Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
Bài 2: 
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong bài.
- GV giới thiệu đôi nét về nhà bác học Đác-uyn
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm 4 để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập. 
- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu nhắc lại tác dụng của dấu chấm, dấu hai chấm
*Việc 2: Đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?” 
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài tập (Bảng phụ ).
- Gọi 1 HS đọc các câu văn trong bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Một HS làm bảng nhóm (Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong mỗi câu văn)
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
*GV lưu ý đối tượng HS M1 đặt và trả lời được câu hỏi Bằng gì?
* HĐ nhóm đôi -> Cả lớp
- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc đoạn văn trong bài.
- HS làm bài N2-> chia sẻ
+ Ba dấu hai chấm
+ Dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao
+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc.
+ Dấu hai chấm thứ 3 dùng để báo hiệu lời nói của Tu Hú.
- HS trả lời
- Nghe.
* Nhóm 4 -> Cả lớp
- 2 HS đọc đoạn văn trong bài.
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm bàn để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập. Một nhóm điền dấu câu vào các ô trống của đoạn văn ghi trên phiếu.
- HS thống nhất đáp án, chia sẻ: 
* Đáp án: 1. dấu chấm, 2. dấu hai chấm, 3. dấu hai chấm
- 2 HS nhắc lại
* Cá nhân -> Cả lớp
- HS đọc YC
- 1 HS đọc các câu văn trong bài.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- HS chia sẻ KQ
- HS thống nhất KQ -> chữa bài vào vở.
a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu củamình.
3. HĐ ứng dụng (1 phút): 
- Ghi nhớ tác dụng của dấu hai chấm
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- VN đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"

File đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_3_tuan_3132_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_b.doc