Giáo án Thể dục Lớp 3 - Tuần 29+30 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu
TUẦN 30
Thứ Tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021
THỂ DỤC:
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
HỌC TUNG VÀ BẮT BÓNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác. Học tung và bắt bóng cá nhân.
- Chơi trò chơi : “Ai kéo khỏe “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Giáo dục:
- Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TUẦN 29 Thứ Tư, ngày 7 tháng 4 năm 2021 Thể dục ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ. TRÒ CHƠI: NHẢY ĐÚNG – NHẢY NHANH I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối đúng. - Tiếp tục ôn động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích. - Ôn TC “Nhảy đúng –Nhảy nhanh “. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi. 2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn. 3. Phẩm chất: Có ý thức chăm chỉ tập luyện tuân thủ luật chơi. Yêu thích luyện tập thể dục thể thao. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II . ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, hoa hoặc cờ để tập bài TD, kẻ sẵn vạch để chơi TC. III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. -TB.TDTT điều hành chung: +Chạy chậm theo vòng tròn chạy xung quanh sân tập. +Đứng tại chỗ khởi động các khớp. +Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay. -GV nhận xét chung 2/ Phần cơ bản : * Ôn bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần. + Lần 1,2 TB.TDTT hô để lớp tập. +Lần 3,4 các nhóm trưởng hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần -> TB.TDTT điều hành chung --> GV theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: - Lớp tập hợp theo đội hình 2 - 4 hàng ngang thực hiện các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy dây một lần-> TB.TDTT điều hành chung. - Gọi lần lượt mỗi lần 3 em lên thực hiện. - GV theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. * Chơi trò chơi “Nhảy đúng –Nhảy nhanh” - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau. - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó xe nháp cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. - Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi.... -GV tổng kết TC 3/ Phần kết thúc: - TB.TDTT điều hành chung. - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn Bài TD với hoa hoặc cờ 5 phút 16 phút 6 phút 5 phút * GV § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § *GV *GV * GV ------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể được tên một sô môn thể thao. - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao. - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng dấu câu hợp lí,... 3. Phẩm chất: Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng lớp viết bài tập 3, SGK - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - Lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền” - TBHT điều hành- Nội dung chơi T/C: + Nhân hóa. Cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (...) - GV tổng kết trò chơi - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng Từ ngữ về thể thao – dấu phẩy - Học sinh tham gia chơi. - HS dưới lớp theo dõi nhận xét - Lắng nghe - Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập 2. HĐ thực hành (27 phút) *Mục tiêu: - Kể được tên một sô môn thể thao; nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. *Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ Nhóm 4 - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. + Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: HĐ theo cặp -Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu thảo luận theo cặp. + Anh chàng trong truyện có cao cờ không ? + Anh ta có đánh thắng ván nào trong cuộc chơi không? + Truyện đáng buồn cười ở điểm nào - GV kết luận Bài tập3: HĐ cá nhân - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài + Làm bài cá nhân + Chấm bài, nhận xét. - GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng. a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEGGame 25 đã thành công rực rỡ. b/ Muốn cơ thể khỏe mạnh khoẻ mạnh, ..... c/Để trở thành con ngoan, trò giỏi,..... =>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết. - 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. - HS thảo luận theo nhóm 4 : kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng: Bóng, Chạy, Đua, Nhảy. - HS chia sẻ bài làm a) Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném,... b)Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trâng,... c) Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua ngựa,... c)Nhảy: Nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy dù,... - HS nêu yêu cầu bài. - Thảo luận theo cặp. - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Các từ ngữ: được, thua, không ăn, thắng hoà. 1 số HS đọc lại truyện - Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào. - Anh này đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua -1HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân - HS làm bài vào vở-> chia sẻ KQ: a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEGGame22 đã thành công rực rỡ. b/ Muốn.....khoẻ mạnh, ..... c/ Để trở......trò giỏi,..... - 1HSđọc lại bài đúng (đã bảng điền dấu câu đúng) 3. HĐ ứng dụng: (3 phút) - Hỏi lại những điều cần nhớ. - GV chốt lại những phần chính trong tiết học - 1, 2 học sinh nhắc lại - Lắng nghe 4. HĐ sáng tạo:(1 phút) - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần tương tác, chia sẻ bài học. - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các từ ngữ về thể thao. Nhớ truyện vui Cao cờ để kể cho người thân nghe. - Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau: Đặt và TLCH: Bằng gì? Dấu hai chấm - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện. - Lắng nghe và thực hiện. ----------------------------------------------- Thứ Sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2021 Thể dục ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ. TRÒ CHƠI "AI KÉO KHỎE" I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác. - Học TC “Ai kéo khỏe“.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi 2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn. 3. Phẩm chất: Có ý thức chăm chỉ tập luyệntuân thủ luật chơi. Yêu thích luyện tập thể dục thể thao. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II . ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, vạch cho trò chơi, mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. -TBTDTT điều hành: + Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. + Đứng tại chỗ khởi động các khớp. + Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay. - Chơi trò chơi “ Vòng tròn“. 2/ Phần cơ bản : * Ôn bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu lớp làm các động tác của bà thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần. - Lần 1, TBTDTT hô để lớp tập. Lần 3,4 Trưởng ban (các ban) hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần. - Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. * Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe“. - GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu tập hợp thành các cặp. - Chọn một số cặp HS thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. (TBHTđiều hành) -> Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. -Gv tổng kết trò chơi 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 5 phút 12 phút 10 phút 5 phút GV § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV TUẦN 30 Thứ Tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 THỂ DỤC: HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG HỌC TUNG VÀ BẮT BÓNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác. Học tung và bắt bóng cá nhân. - Chơi trò chơi : “Ai kéo khỏe “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật. 3. Giáo dục: - Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Phần mở đầu 1. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 2. Khởi động xoay các khớp 3. Đi theo vòng tròn hít thở sâu 4. Trò chơi “Tìm những con vật bay được”. 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần Phần cơ bản * Ôn bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần. - Lần 1, TB.TDTT hô để lớp tập. Lần 3, 4 nhóm trưởng hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần. - GV theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. * Học tung và bắt bóng cá nhân bằng hai tay - GV hướng dẫn : Hai người đứng đối diện. Một em tung bóng, em kia bắt bóng. Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng cả hai tay. Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt. - HS thực hành tung và bắt bóng cá nhân bằng hai tay 6-8’ - 4 lần 6-8’ * Chơi trò chơi: “Ai kéo khoẻ" - Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để HS nắm. - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau - HS lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt. - TBTDTT điều hành cho chơi chính thức với 3 lần kéo em nào được hai lần là thắng. 6-8’ Phần kết thúc - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần ---------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?, sử dụng dấu hai chấm hợp lí. 3. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi nội dung BT4. - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “ Dấu câu” - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu : - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm *Cách tiến hành: HĐ 1: Đặt và trả lời câu hỏi "bằng gì?" Bài tập 1: HĐ cặp đôi -> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. + Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì”? *GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT + Dựa vào đâu em xác định được đó là bộ phận câu trả lời? - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập2: Trò chơi Hỏi - Đáp - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2. + Trả lời các câu hỏi sau: a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì? b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì? c. Cá thở bằng gì? + Các câu trả lời có chung đặc điểm gì? * GV lưu ý đối tượng HS M1 biết đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. - Yêu cầu đặt và trả lời một số câu hỏi "bằng gì?" *HĐ 2: Cách sử dụng dấu hai chấm Bài tập 3: HĐ cá nhân - GV giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài + Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: + Vậy dấu hai chấm dùng để làm gì? - GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng. => GV củng cố về cách dùng dấu hai chấm hợp lí trong khi nói và viết. - 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. *Dự kiến đáp án: a. Voi uống nước bằng vòi. b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kín. c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình. + Bộ phận đó bắt đầu bởi chữ "bằng" *HĐ cặp đôi - 2HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm. - HS chơi trò chơi Hỏi- Đáp: Hai HS ngồi cùng bàn hỏi và trả lời * Dự kiến đáp án: + Hàng ngày, em viết bài bằng chiếc bút. + Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ + Cá thở bằng mang + Các câu trả lời cho câu hỏi "bằng gì?" - HS thực hành -1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân a) Một người kêu lên: b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: c) Đông Nam Á gồm 11 nước là: + Dùng dấu hai chấm khi dẫn lời nói trực tiếp hoặc giải thích, làm rõ ý muốn nói ở phía trước. - 1HS đọc lại bài đúng (đã bảng điền dấu câu đúng) 3. HĐ ứng dụng (3 phút): - Đặt và trả lời các câu hỏi "bằng gì?" 4. HĐ sáng tạo (1 phút): - Tìm các đoạn văn khác trong sách có sử dụng dấu hai chấm và cho biết tác dụng của dấu hai chấm ---------------------------------------------------- Thứ Sáu, ngày 16 tháng 4 năm 2021 THỂ DỤC: BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thực hiện các ĐT ở mức độ tương đối chính xác, đúng nhịp. - Trò chơi “Ai kéo khỏe”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động, sự dẻo dai khi tập luyện 3. Phẩm chất: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Hướng dẫn tập hợp, nhắc nhớ nội quy tiết kiểm tra. - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động (TB.TDTT điều hành). - Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát * Tập bài thể dục 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần Phần cơ bản - Yêu cầu lớp chia ra thành các tổ để GV kiểm tra bài thể dục phát triển chung (8 động tác ) - Lớp tập theo hàng ngang. - Mỗi đợt kiểm tra từ 5 đến 7 HS lên thực hiện các động tác của bài thể dục với cờ hoặc hoa. - Chấm điểm theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành. * Chơi trò chơi “ Ai kéo khỏe” - GV hướng dẫn chơi - TB. TDTT đều hành-> HS tham gia chơi - Tổng kết 6-8’ - 4 lần 6-8’ 6-8’ Phần kết thúc - Yêu cầu HS làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà thực hiện lại các động tác bài thể dục phát triển chung 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần
File đính kèm:
- giao_an_the_duc_lop_3_tuan_2930_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_b.doc