Giáo án Thể dục Lớp 2 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu

Tuần 12

Thứ Ba ngày 1 tháng 12 năm 2020

Thể duc

Ôn bài thể dục phát triển chung

Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy.

I. Mục tiêu:

- Học trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.

 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. II.Địa điểm, phương tiện:

 Sân trường, còi.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.

- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc.

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. Sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách 1 sải tay. 7 phút

2. Phần cơ bản: -

 Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”.

 - Ôn bài TD phát triển chung.

- Tổ trưởng điều khiển 4 tổ tập.

- Thi đua giữa các tổ.

- Cả lớp tập 1 lần: 2 x 8 nhịp. 20 phút

3. Phần kết thúc: 8 phút

- Cuối người thả lỏng.

- Nhảy thả lỏng.

- GV cùng HS hệ thống lại bài.

- Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT

 – Nhận xét.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 2 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Bích Liễu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu giờ học.
- HS vỗ tay và hát 1 bài
- HS giậm chân tại chỗ hô to theo nhịp
- Khởi động các khớp xương 
2. Phần cơ bản (25p)
* Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2 ì 8 nhịp .
Tập theo đội hình 3 hàng ngang 
Lần 1: GV điều khiển, vừa làm mẫu, vừa hô nhịp
Lần 2: GV hô nhịp, cán sự lớp làm mẫu.
Lần 3: Thi đua giữa các tổ
- GV nhận xét, tuyên dương tổ tập đều và đẹp nhất
* Đi thường theo nhịp : 3 - 4p
3. Phần kết thúc (3p)
- HS làm động tác thả lỏng người. 
- Cả lớp vỗ tay và hát 1 bài.
- GV và HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
Thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2020
Luyện Mĩ thuật 
 Em tưởng tượng hình tron, hình vuông, hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục tạo hình theo trí tưởng từ các hình cơ bản.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	
- Một số sản phẩm được tạo hình từ các hình cơ bản..
Học sinh: 
- Màu vẽ, bút chì, đĩa CD hỏng, đĩa giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
*Khởi động(3p)
- Gv tổ chức cho hs sáng tạo từ hình vẽ trên bảng
Gv nhận xét 	
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
Hoạt động 1:( 5p) Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những đồ vật, con vật, sự vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: ( 5p) Hướng dẫn thực hiện
- Tạo hình từ các hình cơ bản trên cơ sở trí tưởng tượng của các nhân.
+ Trên giấy, từ vật tìm được hoặc cắt, dán giấy màu.
Hoạt động 3:( 15p) Hướng dẫn thực hành	
+ Hoạt động cá nhân.
- GV gợi ý học sinh có thể vẽ các hình chữ nhật, tam giác, tròn, vuông. Từ các hình vẽ đó vẽ thêm các chi tiết để tạo các hình ảnh khác.
- Xé, cắt dán các hình cơ bản bằng giấy màu. Từ các hình đótạo thêm các chi tiết để hình thành sản phẩm mới.
- Tạo hình từ vật tìm được.
* Hướng dẫn học ở nhà	
- Sử dụng các sản phẩm vừa tạo được trang trí lớp học hoặc ngôi nhà của mình. 
Luyện Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ đơn giản.
 - Tập biểu diễn bài hát.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
	 - Đàn quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình học tập của HS
3. Bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng.
 - Đàn giai điệu một câu nhạc trong bài hát để HS đoàn tên.
 - Ai là tác giả của bài hát?
 - GV hát và biểu diễn bài hát.
 - Hướng dẫn HS ôn bài hát. Nhắc các em hát đúng giọng, rõ lời, đúng nhịp. 
 - Ôn luyện từng nhóm.
 - Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Gọi từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
 - Hướng dẫn HS hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
 - Cho HS hát kết hợp trò chơi Cộc cách tùng cheng ( Chia nhóm như đã hướng dẫn ở tiết trước)
* Củng cố:
 - Nhận xét chung ( khen những em hát và biểu diễn tốt, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn)
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 Dặn HS về ôn hát thuộc bài hát và tập biểu diễn.
Thể dục
Ôn bài thể dục. Đi thường theo nhịp.
Trò chơi “Bỏ khăn”
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác chính xác, đều, đẹp .
- Bước đầu thực hiện đi thường theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải )
- Biết cách điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình vòng tròn .
- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
Trên sân trường. Chuẩn bị một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (7p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS vỗ tay và hát 1 bài
- HS giậm chân tại chỗ hô to theo nhịp
- Khởi động các khớp xương 
2. Phần cơ bản (25p)
* Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2 ì 8 nhịp .
Tập theo đội hình 3 hàng ngang 
Lần 1: GV điều khiển, vừa làm mẫu, vừa hô nhịp
Lần 2: GV hô nhịp, cán sự lớp làm mẫu.
Lần 3: Thi đua giữa các tổ
- GV nhận xét, tuyên dương tổ tập đều và đẹp nhất
* Đi thường theo nhịp : 3 - 4p
3. Phần kết thúc (3p)
- HS làm động tác thả lỏng người. 
- Cả lớp vỗ tay và hát 1 bài.
- GV và HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
Tuần 12
Thứ Ba ngày 1 tháng 12 năm 2020
Thể duc
Ôn bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy.
I. Mục tiêu: 
- Học trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. II.Địa điểm, phương tiện:
 Sân trường, còi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc. 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. Sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách 1 sải tay. 7 phút 
2. Phần cơ bản: -
 Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. 
 - Ôn bài TD phát triển chung. 
- Tổ trưởng điều khiển 4 tổ tập. 
- Thi đua giữa các tổ. 
- Cả lớp tập 1 lần: 2 x 8 nhịp. 20 phút 
3. Phần kết thúc: 8 phút 
- Cuối người thả lỏng. 
- Nhảy thả lỏng. 
- GV cùng HS hệ thống lại bài. 
- Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT
 – Nhận xét. 
Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG,
HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT( tiết 3 )
I.Mục tiêu :	
- Tiếp tục tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. 
- Từ các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật tạo ra được nhiều hình khác nhau ( HSNK )
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức :	
- Phương pháp: + Vẽ cùng nhau.
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng dạy học và phương tiện :
- GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Hình ảnh hoặc đồ vật có dạng hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Giấy vẽ, bút chì
 + Các vật tìm được như đĩa CD hỏng, đĩa giấy.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động (5p)
- Kiểm tra đồ dùng 
+ Tuần trước các em đã được học chủ đề gì?
+ Kể tên các đồ vật, sự vật có dạng hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật trong tự nhiên và trong cuộc sống?
+ Từ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác giác em có thể tưởng tượng ra những hình ảnh gì?
+ Tiết học trước nhóm em đã sáng tạo được sản phẩm gì ?
+ Nhóm em đã thực hiện sản phẩm bằng hình thức nào?
+ Nêu các cách thực hiện tưởng tượng với hình tròn hình tam giác hình chữ nhật hình vuông?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thực hành (10p)
- Linh hoạt chọn hình thức thực hành:
+ Có thể hs tạo ra các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác và sáng tạo một số sản phẩm mĩ thuật theo ý thích.
+ Giáo viên gợi ý cho hs tạo ra sản phẩm từ vật tìm được	
Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(20p)
- GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm
- GV hướng dẫn hs cách thuyết trình.
- GV đặt câu hỏi:	
+ Nhóm em đã thực hiện sản phẩm gì?
+ Nhóm em đã thực hiện như thế nào?
+ Em thích sản phẩm của nhóm bạn nào? Tại sao?
+ Em học hỏi được gì từ sản phẩm của nhóm bạn?
* Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo: Em hãy sữ dụng những sản phẩm vừa tạo ra được để trang trí lớp học.
Hoạt động NGLL
Làm sạch đẹp trường lớp
I. Muc tiêu: Giúp HS:
-Về trường lớp của mình, nơi mình được học tập.
- Luôn giữ gìn cho trường lớp sạch đẹp.
- Không xả rác bừa bãi. Có ý thức giữ gìn trường lớp.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về trường, lớp.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Hát tập thể bài: Em yêu trường em
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về trường em
Mục tiêu: Giúp các em hiểu thêm về ngôi trường các em đang được học tập
Tiến hành:
GV đưa tranh cho HS nhận xét các bức tranh vẽ gì?
GV đưa câu hỏi, HS thảo luận lớp và trả lời câu hỏi.
Trường chúng ta có nhiều cây xanh không?
Trường của em được trang trí đẹp và sạch chưa?
Em phải làm gì để trường lớp luôn sạch, đẹp cây cối luôn được xanh tốt.
HS thảo luận và trả lời.
Kết luận: Ngôi trường các em đang học có rất nhiều cây xanh, và nhiều cây bóng mát. Cây bóng mát phục vụ các em những giờ ra chơi nắng gắt các em thường đứng dưới bóng mát của cây để chơi đùa.Trường của chúng ta được trang trí rất đẹp vì thế các em phải giữ gìn vệ sinh không xả rác bừa bãi, không bẻ những cành cây để ngôi trường chúng ta luôn được đẹp và mát.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về lớp em
Mục tiêu: HS hiểu và biết giữ vệ sinh lớp mình luôn sạch đẹp
Tiến hành:
GV đưa câu hỏi và hs trả lời.
Lớp em đã sạch đẹp chưa?
Lớp em có nhiều cây xanh không?
Em phải lam gì để lớp luôn sạch đẹp và tươi mát?
Kết luận: Để lớp luôn sạch đẹp, các em cần giữ gìn vệ sinh lớp học tốt, không vẽ bậy lên bàn, lên ghế, lên tường , thường xuyên tưới cây trong lớp để cây luôn tươi tốt.
3. Thực hành:
 - Gv chia địa điểm cho các tổ, yêu cầu các tổ thực hành.
- Gv cùng lớp phó lao động quản lí chung.
IV.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC:
Củng cố lại kiến thức HS vừa được học.
GV nêu câu hỏi HS trả lời.
Để trường lớp luôn sạch, đẹp em cần làm gì?
HS trả lời.
Kết luận: Để trường lớp luôn sạch, đẹp chúng ta luôn phải giữ vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi, không bẻ những cành cây, không vẽ bậy lên tường. .
GV hướng dẫn HS hát bài hát “Mái trường mến yêu”
GV nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học.
Thứ 5 ngày 3 tháng 12 năm 2020
Luyện Mĩ thuật 
 Em tưởng tượng hình tron, hình vuông, hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục tạo hình theo trí tưởng từ các hình cơ bản.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	
- Một số sản phẩm được tạo hình từ các hình cơ bản..
Học sinh: 
- Màu vẽ, bút chì, đĩa CD hỏng, đĩa giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
*Khởi động(3p)
- Gv tổ chức cho hs sáng tạo từ hình vẽ trên bảng
Gv nhận xét 	
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
Hoạt động 1:( 5p) Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những đồ vật, con vật, sự vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: ( 5p) Hướng dẫn thực hiện
- Tạo hình từ các hình cơ bản trên cơ sở trí tưởng tượng của các nhân.
+ Trên giấy, từ vật tìm được hoặc cắt, dán giấy màu.
Hoạt động 3:( 15p) Hướng dẫn thực hành	
+ Hoạt động cá nhân.
- GV gợi ý học sinh có thể vẽ các hình chữ nhật, tam giác, tròn, vuông. Từ các hình vẽ đó vẽ thêm các chi tiết để tạo các hình ảnh khác.
- Xé, cắt dán các hình cơ bản bằng giấy màu. Từ các hình đótạo thêm các chi tiết để hình thành sản phẩm mới.
- Tạo hình từ vật tìm được.
* Hướng dẫn học ở nhà	
- Sử dụng các sản phẩm vừa tạo được trang trí lớp học hoặc ngôi nhà của mình. 
Thể duc
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn 
Trò chơi “Bỏ khăn”
I. Mục tiêu
 - Điểm số 1- 2; 1- 2 theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số rõ ràng. - Học trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện: 
Sân trường, khăn, còi. 
III. Hoạt động dạy học: 
1.Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Xoay các khớp cổ tay, chân, 
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1, 2. 
- Tập bài thể dục đã học: 1 lần. 7 phút 
2.Phần cơ bản: 
- Điểm số 1- 2; 1- 2 theo hàng ngang: 2 lần.
 - Điểm số 1- 2; 1- 2 theo vòng tròn: 2- 3 lần.
 - Trò chơi “Bỏ khăn”. 20 phút
- HS chơi 
3. Phần kết thúc: 8 phút 
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu. 
- Nhảy thả lỏng.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài. 
- Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT 
– Nhận xét.
Tuần 13
Thứ Ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
Thể dục
Ôn trò chơi “Bỏ khăn”
I. Mục tiêu
- Ôn trò chơi “Bỏ khăn ”
- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
Trên sân trường. Chuẩn bị một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (7p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS vỗ tay và hát 1 bài.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
* Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2 ì 8 nhịp do GV điều khiển
2. Phần cơ bản (25p)
Trò chơi: Bỏ khăn.
Từ đội hình đang tập, GV cho học sinh bước về phía trước 5 - 6 bước để thu nhỏ vòng tròn, nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi 
Trên cơ sở đội hình vòng tròn đã có, GV cho học sinh giãn rộng vòng tròn, rồi cho học sinh đi hoặc chạy nhẹ nhàng theo òng tròn, vừa đọc vần điệu và chơi trò chơi.Sau 2 lần cho học sinh đảo chiều chạy( chạy theo chiều kim đồng hồ).
* Đi thường theo nhịp trên địa hình tự nhiên theo 2- 4 hàng dọc.
3. Phần kết thúc (3p)
- Cúi người thả lỏng. 
- Nhảy thả lỏng.
- GV và HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________
Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU( tiết 1)
I.Mục tiêu : 	
- Nhận ra và nêu được vẽ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại cây.
- Bước đầu cách vẽ và trang trí hoa lá. 
- Vẽ đẹp, của một số loại cây.( HSNK )
II. Phương pháp và hình thức tổ chức :
 - Phương pháp: + Vẽ cùng nhau.
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng dạy học và phương tiện :
- GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Tranh ảnh về hoa lá.
 + Một số bài vẽ về lá cây, hoa.
- HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 2
 + Giấy vẽ, bút chì, keo dán, kéo...
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động: (5p)
GV cho cả lớp vẽ nhanh 1 bông hoa hoặc 1 chiếc lá theo trí nhớ, sau đó cho 1 -2 hs giới thiệu tên hoa, lá vừa vẽ được. Gv dẫn dắt hs vào bài. 
2. Bài mới
Hoạt động 1.Hướng dẫn tìm hiểu (12p)
- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu hs quan sát hình 6.1 và 6.2 thảo luận để tìm hiều về hoa lá . 
+ Kể tên 1 số loại lá cây, loài hoa mà em biết?
+ Quan sát 1 số hình ảnh các loại hoa, cây và trả lời 1 số câu hỏi: 
+ Lá cây thường có hình gì? ( Tròn, bầu dục, trái tim,...) Màu sắc như thế nào? Gồm những bộ phận nào? ( Thân lá, gân lá, cuống lá...)
+ Hoa thường có những màu gì? Gồm những bộ phận nào? ( Cánh hoa, nhuỵ hoa, đài hoa, cuống hoa...)
+ Em có thấy những nét trang trí trên hoa, lá không?
- Cho hs quan sát 1 số bài trang trí hoa lá và nêu câu hỏi:
+ Em thấy hoa, lá đuợc trang trí bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?
+ Em hãy chỉ ra những nét màu đậm và những nét màu nhạt, những nét to và những nét nhỏ được vẽ trên hoa lá?
- Gv bổ sung thêm nếu cần: 
+ Khi vẽ lá, hoa có thể thêm hoặc bớt, sáng tạo thêm các nét trang trí và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hiện (10p)	
- Gv cho hs quan sát hình 6. 3 và 6.4 để hs quan sát và nhận ra cách vẽ:
+ Vẽ hình hoa, lá bằng những nét cong
+ Vẽ các bộ phận hoa, lá
+ Vẽ thêm nét trang trí trê hoa, lá và vẽ màu.
Gv hướng dẫn cách vẽ
Cho 3-4 học sinh nêu lại cách thực hiện
Hoạt động 3 :( 10p) Hướng dẫn thực hành(HĐCN)
 Hoạt động cá nhân
- GV tổ chức cho hs vẽ cá nhân và trang trí hoa, lá theo ý thích vào giấy A4
- Lưu ý hs sữ dụng màu đậm, nhạt và tạo nét to, nét nhỏ cho bài vẽ sinh động.
* GV nhận xét tiết học
3.Hướng dẫn học ở nhà : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau . 
____________________________________
Hoạt động NGLL
Hát múa về anh bộ đội
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết hát múa một số bài hát về anh bộ đội.
- Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu bài hát.
- Kính trọng tự hào và biết ơn anh bộ đội.
II. Chuẩn bị
- HS chuẩn bị một số bài hát về các chú bộ đội.
- Trò chơi tập thể.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động: (5 phút)
- HS nhắc lại chủ đề hoạt động tháng 12
- GV giới thiệu mục đích, nội dung tiết sinh hoạt.
- Hát tập thể Nội dung bài hát “Chú bộ đội ” 
Hoạt động 2: Khám phá: (10 phút)
- Sinh hoạt văn nghệ: hát các bài hát về các chú bộ đội.
- GV yêu cầu các nhóm đã chuẩn bị bài hát lần lượt lên trình bày trước lớp. 
- Các bạn sau khi trình bày xong có quyền được mời 1 bạn khác tiếp tục chương trình.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có các tiết mục xuất sắc.
Hoạt động 3: Trải nghiệm: (15 phút)
- Hát bài “ Cháu yêu chú bộ đội ”
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu kết hợp với một vài động tác múa đơn giản
- Yêu cầu HS biểu diễn thi đua giữa các tổ
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Sinh hoạt trò chơi:
- Trò chơi: “Tôi bảo”
IV. ĐÁNH GIÁ: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS 
- GV nhận xét tiết sinh hoạt. Tuyên dương các nhóm tích cực trong các hoạt động.
* Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. 
Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2020
Luyện mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ: KHU VƯỜN KÌ DIỆU (tiết 1)
I.Mục tiêu
- Biết cách vẽ và trang trí hoa lá.
- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Tạo được bức tranh khu vườn có tính sáng tạo ( HSNK ).
II. Pương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp : Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện
1. GV chuẩn bị: 
- Sách Học Mĩ thuật lớp 2
- Tranh, ảnh về hoa, lá
- Một số bài vẽ cây, lá.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học Mĩ thuật lớp 2
- Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa
- Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán ...
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Khởi động: (3p)	
GV cho cả lớp vẽ nhanh 1 bông hoa hoặc 1 chiếc lá theo trí nhớ, sau đó cho 1 -2 hs giới thiệu tên hoa, lá vừa vẽ được. Gv dẫn dắt hs vào bài. 
Hoạt động 1.Tìm hiểu (5p)
- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm
+ Quan sát 1 số hình ảnh các loại hoa, cây và trả lời 1 số câu hỏi: 
+ Lá cây thường có hình gì? ( Tròn, bầu dục, trái tim,...) Màu sác như thế nào? Gồm những bộ phận nào? ( Thân lá, gân lá, cuống lá...)
+ Hoa thường có những màu gì? Gồm những bộ phận nào? ( Cánh hoa, nhuỵ hoa, đài hoa, cuống hoa...)
+ Em thấy hoa, lá đuợc trang trí bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?.
Hoạt động 2. Thực hiện (4p)	
- Gv cho hs quan sát bài vẽ minh hoạ để hs quan sát và nhận ra cách vẽ:
- Cho 3-4 học sinh nêu lại cách thực hiện dẫn
+ Vẽ hình hoa, lá bằng những nét cong
+ Vẽ các bộ phận hoa, lá
+ Vẽ thêm nét trang trí trê hoa, lá và vẽ màu.
Hoạt động 3.Thực hành(17p)
- GV tổ chức cho hs vẽ cá nhân 
- Trang trí hoa, lá theo ý thích vào giấy A4
- Lưu ý hs sữ dụng màu đậm, nhạt và tạo nét to, nét nhỏ cho bài vẽ sinh động.
* GV nhận xét tiết học
* Hướng dẫn hoc ở nhà : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau . 
Luyện Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon
I. Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
 - Tập biểu diễn bài hát.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên:
	 - Đàn, máy nghe, băng nhạc
	 - Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ.
	 - Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ.
Học sinh: SGK, nhạc cụ gõ.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Các em cho cô biết tên bài hát mới học tiết trước? Nhạc và lời của ai? Và nội dung của bài hát?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tâp bài hát Chiến sĩ tí hon.
 - GV treo tranh minh họa hình ảnh các chú bộ đội duyệt binh trong ngày lễ, kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát Chiến sĩ tí hon. Hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả của bài hát.
 - Học sinh hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ nhóm.
 - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ.
 - Tâp hát kết hợp dậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
 - Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
 - Phối hợp vận động phụ họa.Tập biểu diễn.
 - GV nhận xét và sửa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện nốt nội dung ôn tập
* Hoạt động 2: Trò chơi Ban nhạc tí hon
 - Dựa trên bài hát Chiến sĩ tí hon nhưng thay lời ca từng câu bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng kèn ( tò te...) , tiếng trống ( Tùng tung...), tiếng đàn( Tình tính...).
 - HS lên biểu diễn trước lớp.
* Củng cố:
 - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát 1 lần
 - Nhận xét, khen ngợi những học sinh học tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn trong tiết học sau. 
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đệm đúng theo tiết tấu lời ca.
Thể dục
Điểm số 1– 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
I. Mục tiêu:
- Biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn .
- Biết cách ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_3_tuan_9_den_14_nam_hoc_2020_2021_pham_t.doc