Giáo án thao giảng môn Lịch sử Lớp 5 - Bài dạy: Đường Trường Sơn - Năm học 2015-2016 - Lưu Văn Sáng
Hoạt động 2: Sự ra đời của đường Trường Sơn:
(8 phút).
- Gọi học sinh đọc “Trong kháng chiến.Hồ Chí Minh”
- Đường Trường Sơn có vị trí thế nào đối với nước ta?
Là con đường nối liền hai miền Nam – Bắc nước ta.
- Vì sao Trung ưng, Đảng ta quyết định mở đường Trường Sơn?
Vì để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam
kháng chiến.
- Tại sao ta cho mở đường qua núi Trường Sơn?
Đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện nên bộ
đội ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì?
Đường Hồ Chí Minh, hoặc là đường mòn Hồ Chí Minh.
* Giáo viên chốt ý.
Hoạt động 3: Những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn: (8 phút).
- Gọi học sinh đọc “Tính đến.thì thầm”.
- Hãy kể về tấm gương của anh Nguyễn Viết Sinh là bộ đội thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn năm xưa mà em biết?
Anh Nguyễn Viết Sinh là một trong những anh hùng Trường Sơn năm xưa, người đã 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái Đất. Trung bình mỗi chuyến gùi hàng thì người nào cũng gùi 40-50 kg. Nhưng có những thời điểm Nguyễn Viết Sinh gùi được 75 kg. (có kèm theo tranh ảnh vè anh Nguyễn Viết Sinh)
- Đưa thêm hình ảnh về cảnh gùi và thồ hàng, ảnh về Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, đồng bào Tây Nguyên Vận chuyển hàng.
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Ngày soạn: Ngày 20 tháng 02 năm 2016. Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2016. Họ và tên người dạy: Lưu Văn Sáng. Lớp dạy: 5 B. Môn dạy: Lịch sử. Tiết: 01. Bài dạy: Đường Trường Sơn. I. Mục đích yêu cầu: - Biết được ngày quyết đinh mở đường 19-5-1959 và vai trò của đường Trường Sơn là chi viện sức người, vũ khí, lương thực... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam. - Chỉ được đường Trường Sơn trên bản đồ. - Có lòng tự hào về dân tộc Việt Nam. II. Đồ dùng dạy và học: - Sách giáo khoa, giáo án, sách thiết kế bài giảng, máy chiếu có tranh ảnh tư liệu về đường Trường Sơn. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: (3 phút). - Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời vào thời gian nào? - Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời vào tháng 4 năm 1958. - Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời có ý nghĩa gì? - Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. -Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: (25 phút). Hoạt động 1: Đưa hình ảnh ra và giới thiệu bài: (2 phút). Hoạt động 2: Sự ra đời của đường Trường Sơn: (8 phút). - Gọi học sinh đọc “Trong kháng chiến.....Hồ Chí Minh” - Đường Trường Sơn có vị trí thế nào đối với nước ta? Là con đường nối liền hai miền Nam – Bắc nước ta. - Vì sao Trung ưng, Đảng ta quyết định mở đường Trường Sơn? Vì để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến. - Tại sao ta cho mở đường qua núi Trường Sơn? Đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện nên bộ đội ta dựa vào rừng để che mắt quân thù. - Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì? Đường Hồ Chí Minh, hoặc là đường mòn Hồ Chí Minh. * Giáo viên chốt ý. Hoạt động 3: Những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn: (8 phút). - Gọi học sinh đọc “Tính đến....thì thầm”. - Hãy kể về tấm gương của anh Nguyễn Viết Sinh là bộ đội thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn năm xưa mà em biết? Anh Nguyễn Viết Sinh là một trong những anh hùng Trường Sơn năm xưa, người đã 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái Đất. Trung bình mỗi chuyến gùi hàng thì người nào cũng gùi 40-50 kg. Nhưng có những thời điểm Nguyễn Viết Sinh gùi được 75 kg. (có kèm theo tranh ảnh vè anh Nguyễn Viết Sinh) - Đưa thêm hình ảnh về cảnh gùi và thồ hàng, ảnh về Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, đồng bào Tây Nguyên Vận chuyển hàng. Hoạt động 4: Ý nghĩa của con đường Trường Sơn xưa và nay: (7 phút). - Gọi học sinh đọc “ Ròng rã......đất nước” - Ý nghĩa của đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta là gì? - Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải,... cho chiến trường góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam. - Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. - Đưa ảnh về đường Trường Sơn xưa và nay cho lớp quan sát và nhận xét về đường Trường Sơn ngày nay. Ngày nay Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn đẹp và hiện đại. - Vai trò của đương Trường Sơn ngày nay là gì? Đường Trường Sơn là con đường giao thông quan trọng nối hai miền Nam - Bắc, là một trong những con đường góp phần đưa Đất nước ta đi lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. * Giáo viên giới thiệu sơ qua và cho lớp quan sát hình ảnh về Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Trị. - Kết luận: Đường Trường Sơn góp phần to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. 3. Củng cố - Dặn dò: (6 phút). - Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm. - Hệ thống bài, liên hệ giáo dục HS . - Dặn HS học lại bài. - Nhận xét tiết học. - Học sinh trả lời. - Theo dõi. - Học sinh trả lời. - Theo dõi. - Lắng nghe.. - Đọc bài. - Trả lời, bổ sung. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Theo dõi. - Lớp theo dõi bạn đọc. - Kể lại chuyện. - Lắng nghe, theo dõi. - Quan sát. - Trả lời, bổ sung. - Đọc bài. - Theo dõi, lắng nghe. - Quan sat, nhận xét. - Theo dõi. - Trả lời, bổ sung. - Theo dõi. - Quan sát. - Học sinh trả lời. - Học sinh đọc ghi nhớ.
File đính kèm:
- GIÁO ÁN THAO GIẢNG.docx