Giáo án tham khảo môn Âm nhạc THCS

 1. Đồ dùng dạy – học:

 a. Giáo viên:

- Đàn phím điện tử, máy nghe nhạc.

 - Bảng phụ bài hát Mùa thu ngày khai trường.

 - Tập đàn và hát bài Mùa thu ngày khai trường.

 b. Học sinh:

 - Tìm hiểu một vài nét về tiểu sử nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, hình ảnh của Nhạc sĩ.

 - Tìm động tác phụ họa cho bài hát Mùa thu ngày khai trường.

 2. Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp luyện tập.

 - Phương pháp vấn đáp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tham khảo môn Âm nhạc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tham khảo môn Âm nhạc THCS
Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Âm nhạc THCS do Sở GD&ĐT Bình Thuận công bố.
Bài ….., tiết ……:                     (TÊN BÀI DẠY)
I. Mục tiêu:
            1. Kiến thức:
            2. Kỹ năng:
            3. Thái độ:
II. Chuẩn bị:
            1. Đồ dùng dạy – học:
            a. Giáo viên:
            b. Học sinh:
            2. Phương pháp dạy học:
III. Tiến trình dạy-học:
            1. Ổn định lớp:
            2. Kiểm tra bài cũ:
            3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
MẪU GIÁO ÁN MÔN ÂM NHẠC THCS
Âm nhạc 8
Bài 1, tiết 1:          Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường
I. Mục tiêu:
            1. Kiến thức:
                        - HS biết tác giả của bài Mùa thu ngày khai trường là nhạc sĩ Vũ Trọng Trường.
            - Biết các hoạt động thường diễn ra trong mùa thu.
2. Kĩ năng:
            - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường.
            - Biết hát đơn ca, song ca, hát bè, hát đối đáp...
            - HS biết biểu diễn bài hát “Mùa thu ngày khai trường” theo nhiều hình thức, biết hát bè kết hợp với một số động tác vận động.
3. Thái độ:
            - Thông qua bài hát Mùa thu ngày khai trường HS thêm yêu quê hương, yêu mái trường, thầy cô, bạn bè. Biết cảm nhận các bài hát khác về mùa thu.
II. Chuẩn bị:
            1. Đồ dùng dạy – học:
            a. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, máy nghe nhạc.
            - Bảng phụ bài hát Mùa thu ngày khai trường.
            - Tập đàn và hát bài Mùa thu ngày khai trường.
            b. Học sinh:
            - Tìm hiểu một vài nét về tiểu sử nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, hình ảnh của Nhạc sĩ.
            - Tìm động tác phụ họa cho bài hát Mùa thu ngày khai trường.
            2. Phương pháp dạy học:
            - Phương pháp trực quan.
            - Phương pháp luyện tập.
            - Phương pháp vấn đáp.
III. Tiến trình dạy-học:
            1. Ổn định lớp:
            Bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát về mái trường như: Em yêu trường em; Ngôi trường thân thiện…
            2. Kiểm tra bài cũ: (nếu có)
            3. Giới thiệu bài mới:
            - Học sinh xem video clip biểu diễn bài hát Mùa thu ngày khai trườngcủa học sinh năm trước và dẫn học sinh vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
-GV hướng dẫn học sinh trình bày phần tiểu sử của nhạc sĩ đã chuẩn bị
-GV tổng hợp các nội dung xây dụng bài của học sinh. Cho HS ghi một số nét chính về Nhạc sĩ
-Cho HS nghe trích đoạn một vài bài hát thiếu nhi khác của Nhạc sĩ như: Lời ru của mẹ, Chị Hằng, Cây bàng mùa hạ…
-Treo nhạc và lời bài hát lên bảng
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát
-GV tổng hợp ý kiến, cho HS nghi nội dung bài hát
-Cho HS khởi động giọng gam C-dur
-Cho HS nghe bài hát qua đĩa một vài lần.
-(?) Em có cảm nhận gì về giai điệu bài hát? (Sôi nổi, đằm thắm, tha thiết)
-(?) Bài hát viết ở nhịp mấy?(nhịp 2/4)
-(?) Có những dấu hiệu thường gặp trong bản nhạc nào? (dấu nối, dấu luyên)
-(?) Bài hát chia làm mấy đoạn? tính chất từng đoạn?
(chia làm 2 đoạn…)
*Tập hát từng câu theo lối móc xích”:
-GV đàn giai điệu từng câu 1 từ hai đến ba lần, có thể hát mẫu những câu khó, luyến 3 nốt ở ô nhịp thứ 3, luyên 2 nốt ở ô nhịp thứ 5, đảo phách ở ô nhịp thứ 3 và 5.
-GV cho HS hát câu 1 tư hai đến ba lần
-Tập câu 2 tương tự câu 1; chú ý luyến 3 nốt ở ô nhịp thứ 11. đảo phách ở ô nhịp 11, 13, 17.
-Cho HS ghép câu 1 và 2
-Tập câu 3, câu 4 tương tự, chú ý đảo phách
-Cho HS ghép câu 3 và 4
-Tập câu 5, câu 6 tương tự.
-Cho HS ghép câu 5 và 6
-Cho HS hát cả bài theo phần đệm của đàn từ hai đến ba lần
-Cho HS tập nhanh một số động tác vận động, phụ hoạ đã chuẩn bị ở nhà.
-Cho một vài nhóm biểu diễn phần hát và vận động kế hợp nhụ hoạ trước lớp
-GV khích lệ, đánh giá các nhóm biểu diễn
-HS trình bày theo hiểu biết và sự chuẩn bị ở nhà.
-HS quan sát
-HS đọc ca từ và tìm hiểu nội dung
-HS nêu nội dung theo cảm nhận
-HS đọc theo đàn
-HS trả lời theo cảm nhận
-HS trả lời theo hiểu biết và kiến thức đã học ở các năm học trước
-HS nghe
-HS hát theo đàn
-HS hát ghép 2 câu.
-HS tập hát theo hướng dẫn của GV những câu còn lại.
-HS hát theo nhạc đệm
-HS tập các động tác phụ hoạ cho bài hát
-HS biểu diễn
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Ông sinh ngày 4 tháng 9 năm 1946, quê ở Thành phố Hải Dương, nguyên là Trưởng phòng Hội viên thuộc Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đã nghỉ hưu. Hiện cư trú tại Hà Nội. Vũ Trọng Tường có một số ca khúc cho thiếu nhi như: Lời ru của mẹ, Chị Hằng, Cây bàng mùa hạ…
2. Nội dung bài hát:
-Bài hát miêu tả sự náo nức của các em HS đón chào năm học mới, cất tiếng hát đi xây dựng ước mơ.
II. Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
IV. Củng cố:
                        - Cho cả lớp hát lại hát kết hợp vỗ tay theo phách.
                        - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
V. Dặn dò:
                        - Học thuộc lòng bài hát, tập gõ phách, đánh nhịp, tập biểu diễn theo nhóm.
                        - Chuẩn bị bài sau: Đọc tên nốt, hình nốt bài TĐN số 1. Chép nhạc bài TĐN số 1 vào vở.
Theo Sở GD&ĐT Bình Thuận

File đính kèm:

  • docGiao an tham khao mon Am nhac THCSdoc.doc